Tính năng chưa tốt trên iOS
Dù trang bị nhiều tính năng hữu ích, iOS vẫn tồn tại nhược điểm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Nếu từng chuyển từ smartphone Android sang iPhone, một trong những khác biệt lớn nhất là khả năng xử lý thông báo. Trên iOS, hệ thống thông báo hoạt động kém hiệu quả hơn so với Android, đặc biệt khi nó xuất phát từ 2 khía cạnh cốt lõi trong triết lý thiết kế của Apple: sức mạnh của hệ sinh thái và cách tương tác đơn giản.
Thanh thông báo là tính năng tệ nhất lúc này trên iOS.
Đồng bộ kém với hệ sinh thái
Hệ sinh thái của Apple được thiết kế để khuyến khích người dùng mua nhiều sản phẩm hơn với hàng loạt dịch vụ trả tiền, sản phẩm được tối ưu để hoạt động cùng nhau.
Hiện tại, Apple đã trang bị tính năng mở khóa máy Mac bằng iPhone, hoặc Handoff để đồng bộ công việc đang làm giữa các thiết bị. Tuy nhiên, thông báo lại không được đồng bộ như thế. Nếu đã xem hoặc xóa thông báo trên iPhone, nó vẫn xuất hiện trên iPad. Nếu xử lý xong email trên tablet hoặc máy tính, thông báo vẫn nằm trên iPhone để người dùng tự xóa.
Nếu chỉ tính các thông báo đơn lẻ, đó không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên, sẽ có hàng trăm thông báo nằm trên điện thoại nếu không được kiểm tra trong một ngày. Điều đó đồng nghĩa người dùng phải xóa thông báo dù đã xử lý nó trên thiết bị khác, hoặc không xóa để thông báo tự biến mất sau một tuần.
Tất nhiên, Google còn nhiều vấn đề cần giải quyết trên Android. Tuy nhiên về mặt thông báo, Android lại quản lý và đồng bộ hiệu quả hơn. Nếu đã xử lý email trên máy khác, ứng dụng Gmail trên Android sẽ cập nhật và xóa thông báo về email đó. Nếu đã đọc tin nhắn trên máy khác, thông báo cũng sẽ được xóa trên thiết bị còn lại.
Để công bằng, Android có những vấn đề riêng khi đồng bộ giữa các thiết bị. Tuy nhiên về mặt thông báo, Android lại quản lý hiệu quả hơn. Nếu đã xử lý email trên thiết bị khác, ứng dụng Gmail trên Android sẽ tự đồng bộ và xóa thông báo về email đó. Nếu đã đọc tin nhắn trên máy khác, thông báo cũng sẽ được xóa trên những thiết bị còn lại.
Người dùng có thể phải nhận hàng trăm thông báo trong ngày nếu không tự xóa.
Video đang HOT
Sự đơn giản trở nên phức tạp
Tính năng quản lý thông báo liên tục được cập nhật trên Android. Còn với iOS, thanh thông báo hầu như không thay đổi nhiều. Trên Android, người dùng có thể nhấn giữ để tắt thông báo từ ứng dụng tương ứng, vuốt sang trái hoặc phải để xóa thông báo, tương tác hoặc xem thêm nội dung bằng cách vuốt từ trên xuống.
Trong khi trên iOS, nhấn giữ vào thông báo sẽ mở rộng nội dung và thao tác (trả lời tin nhắn, xóa email…). Vấn đề là nhiều lập trình viên không hỗ trợ mở rộng nội dung hoặc thao tác cho thông báo, kể cả các ứng dụng phổ biến.
Ví dụ, ứng dụng YouTube trên iOS không hỗ trợ thao tác với thông báo, trong khi trên Android lại cho phép người dùng thêm video vào danh sách xem sau. Nói cách khác, việc nhấn giữ thông báo trên iOS đôi lúc là vô nghĩa.
Các cử chỉ thừa cũng xuất hiện khá nhiều trên iOS. Nếu vuốt từ trên xuống, điều duy nhất xảy ra là thông báo sẽ trượt theo rồi trở về vị trí cũ. Nếu vuốt từ trái sang phải, thông báo sẽ mở ứng dụng tương ứng, giống với cử chỉ chạm vào thông báo. Trong khi nếu vuốt từ phải sang trái, hệ thống sẽ đưa ra 3 lựa chọn: quản lý, xem hoặc xóa thông báo. Vấn đề là cả 3 tùy chọn đều trùng với những cử chỉ khác.
Đầu tiên, quản lý thông báo có thể được tùy chỉnh nếu nhấn vào nút 3 chấm sau khi nhấn giữ. Thao tác xem thông báo giống như chạm hoặc vuốt sang phải, trong khi xóa thông báo hoạt động tương tự vuốt sang trái rồi giữ ở mép màn hình.
3 thao tác khi vuốt thông báo trên iOS trùng với cử chỉ khác.
Việc iOS quản lý thông báo kém hiệu quả hơn Android cho thấy cách làm việc của 2 nền tảng rất khác nhau. Thanh thông báo đã là một phần của Android ngay từ phiên bản đầu tiên năm 2008. Trong khi đó, thanh thông báo chỉ xuất hiện từ iOS 5 năm 2011. Trước đó, người dùng iOS dựa vào pop-up hoặc con số trên góc biểu tượng ứng dụng để đếm thông báo.
Nâng cấp cho thanh thông báo cũng có sự khác biệt. Từ phiên bản Android 4.0, Google đã bổ sung tính năng mở rộng nội dung thông báo, thao tác mở rộng xuất hiện từ Android 4.2, sau đó là hàng loạt tính năng như thông báo ưu tiên, trả lời thông minh, bong bóng chat… Trong khi đó, Apple chỉ thiết kế lại thanh thông báo từ iOS 7, hợp nhất với màn hình khóa trên iOS 11 và gom nhóm thông báo trên iOS 12.
Sự khác biệt này phần nào cho thấy lý do iOS quản lý thông báo kém hiệu quả. Người dùng và lập trình viên Android luôn được ưu tiên để tương tác với ứng dụng qua thanh thông báo, trong khi iOS yêu cầu đi sâu vào ứng dụng cho các thao tác. Màn hình khóa cũng là thế mạnh của Android, phần lớn đến từ khả năng tích hợp với các thông báo.
Apple vẫn đang buộc người dùng bật ứng dụng để hoàn thành công việc trên iOS. Điều đó càng rõ ràng khi widget trên iOS 14 chỉ hiện thông tin chứ không thể tương tác. Mặt khác, Google dường như muốn giảm thời gian bật ứng dụng khi các widget hoặc thông báo có thể tương tác, làm nhiều tác vụ nhanh chóng. Bong bóng chat của ứng dụng Messages là ví dụ.
Với những khác biệt về triết lý này, không ngạc nhiên khi iPhone vẫn gặp khó khăn trong việc quản lý thông báo, và đó là tính năng tệ nhất của hệ điều hành này cho đến nay.
Những điều iOS vẫn còn "dở tệ" khiến iFan nhiều lúc chỉ muốn bỏ iPhone
Không thể phủ nhận những điểm ưu việt của hệ điều hành iOS, nhưng nó vẫn có những điểm yếu và lỗi ngớ ngẩn khiến người dùng iPhone phải kêu trời.
Nếu bạn là một người dùng iPhone lâu năm, hẳn bạn sẽ biết được những ưu điểm của hệ điều hành iOS, như sự ổn định, ít giật lag, thao tác mượt mà... Nhưng bên cạnh đó, hệ điều hành của Nhà Táo vẫn tồn tại những khoảnh khắc "ngáo ngơ" hoặc thiếu tính năng quan trọng khiến việc sử dụng điện thoại của chúng ta đôi lúc thật phiền hà.
Dưới đây là những điểm mà hy vọng Apple sẽ sửa cho iOS vào bản cập nhật tiếp theo.
Lỗi kết nối điểm truy cập cá nhân (Hotspot)
Một đặc điểm tiện lợi của những chiếc smartphone là chúng có thể trở thành cục phát Wi-Fi di động. Điều này vô cùng hữu ích khi bạn cần sử dụng internet ở khu vực không có Wi-Fi khi bạn có thể phát cho người thân, bạn bè hay thậm chí các thiết bị khác của mình.
Tất nhiên, viễn cảnh lý tưởng thì là vậy, nhưng thực tiễn lại hơi khác. Nhiều người dùng iPhone phàn nàn về việc không phải lúc nào điện thoại của người khác (dù là thiết bị chạy Android hay iOS) cũng có thể dễ dàng tìm thấy khi iPhone của họ phát Wi-Fi. Kể cả khi đã bật đầy đủ Bluetooth, Wi-Fi rồi mà các thiết bị khác vẫn không thể tìm ra chiếc máy phát. Đôi lúc, bạn phải thử tắt đi bật lại chế độ Điểm truy cập cá nhân vài lần hay thậm chí restart máy thì nó mới hoạt động. Điều này còn đúng hơn nếu bạn chẳng may quên tắt Điểm truy cập cá nhân từ lần sử dụng trước.
Lỗi ngớ ngẩn này sẽ đem lại vô số phiền hà. Tưởng tượng bạn đang học online đúng lúc điểm danh mà bỗng dưng Wi-Fi lại không hoạt động, đang định dựa vào chế độ Hotspot để tiếp tục thì lại liên tục gặp trục trặc, hẳn là sẽ vô cùng ức chế!
Không thể tắt thông báo một số app một cách dễ dàng
Lấy ví dụ Messenger của Facebook, app này có sẵn tính năng tắt thông báo rất đơn giản và dễ dàng, thậm chí hẹn giờ để tự bật lại thông báo. Tính năng này vô cùng hữu ích nếu như bạn đang chơi game hoặc cần tập trung vào công việc chẳng hạn.
Để tắt thông báo Messenger, bạn chỉ cần kéo thanh thông báo xuống và chọn Tắt là sẽ tự động không nhận được thông báo gì trong mặc định 1 giờ đồng hồ
Nhưng với một số app nhắn tin khác, bạn phải vào từng mục tin nhắn của từng người để tắt thông báo nếu muốn, và thậm chí là không thể tùy chỉnh thời gian bật thông báo lại nên nếu lỡ có quên bật thì bạn sẽ mang tiếng "chảnh" ngay hôm sau. Ngoài ra, việc phải vào hẳn mục Cài đặt và tìm đến app muốn tắt thông báo để thiết lập cũng quá nhiêu khê. Đến lúc tắt được hết những ứng dụng và tin nhắn không cần thiết thì có lẽ bạn cũng đã bị phạt vì AFK khỏi game rồi!
Việc phải vào từng app để thiết lập tắt thông báo thật quá nhiêu khê và rắc rối, chưa kể bạn cũng có khả năng quên bật lại, làm lỡ luôn bao nhiêu tin nhắn quan trọng
Quảng cáo trong App Store
Bạn muốn tìm kiếm một app cụ thể trên App Store và đã gõ chính xác chính tả tên của app đó vào ô tìm kiếm rồi, nhưng kết quả hiển thị đầu tiên vẫn là một app khác hoàn toàn chẳng hề liên quan. Lý do cho việc này là vì một số app trả tiền để được hiển thị quảng cáo lên trang đầu.
Tìm kiếm Facebook ở trên App Store nhưng kết quả đầu tiên lại là một app chẳng hề liên quan?
Điều này mặc dù nhỏ, nhưng rất vô lý. Chẳng những nó có thể gây nhầm lẫn trong một số trường hợp, mà còn khiến người dùng mất tập trung khỏi app đang cần tìm kiếm. Nếu như người dùng đã gõ đúng tên chính tả của app họ cần tải rồi, thì lý do gì để gợi ý cho họ một app mà họ không hề biết hay quan tâm đến chứ? Vì vậy, Apple à, làm ơn hãy dừng gợi ý những quảng cáo một cách vô duyên như vậy được không?
Không hiển thị vị trí của app trong trình tìm kiếm Spotlight
Không thể phủ nhận Spotlight là một cách rất nhanh và tiện để bạn tìm kiếm được app cần tìm trong hàng chục app lớn nhỏ bên ngoài màn hình chính. Tuy nhiên, điều gây ức chế của tính năng này là nó lại không hiển thị luôn vị trí chính xác của app mà bạn cần tìm, nên nếu bạn trót có "não cá vàng" hoặc quá lười tìm kiếm vị trí của app đó thì có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ tìm ra nổi giữa hàng chục icon khác.
Đặc biệt, nếu bạn đã lỡ "nhét" icon của app đó vào một thư mục icon nào đó có tới vài trang, thì việc tìm ra nó lại càng trở thành một công việc khó nhằn. Hậu quả là, mỗi lần bạn muốn mở app đó lên, bạn lại phải gõ lại vào Spotlight để tìm - vô cùng phiền hà.
iPhone của hàng chục nhà báo bị tấn công Lợi dụng lỗ hổng trong hệ điều hành iOS, kẻ xấu đã sử dụng phần mềm gián điệp của NSO Group (Israel) để tấn công iPhone của hàng chục nhà báo tại Qatar. Nhóm nghiên cứu từ tổ chức an ninh mạng Citizen Lab, Đại học Toronto (Canada) đã phát hiện chiến dịch theo dõi lớn nhắm vào Al Jazeera, một trong những...