Tình huống oái oăm khi đi thi trường nghệ thuật
Có thí sinh đang thăng hoa thì đàn đứt dây, một nam sinh vô tình chiêm ngưỡng cảnh thay quần áo của nữ sinh, trong khi có sĩ tử phải đi thay trang phục khác vì quần áo quá lòe loẹt.
Đang “vui” thì đứt dây đàn
Trước khi bước vào phòng thi, hầu hết các thí sinh đều chuẩn bị tâm lý cũng như bài thi thật tốt nhưng một số bạn cũng gặp rất nhiều trường hợp bất ngờ ngoài ý muốn.
Nguyễn Phương Nga – sinh viên năm nhất trường Học viện Âm nhạc Quốc gia vẫn nhớ như sự cố đen đủi của mình trong ngày thi năm ngoái.
Trước đó, Nga có ý định sẽ học đàn tranh bởi đơn giản nó đẹp và nhìn có vẻ nữ tính. Nghĩ là làm, cô bạn liền quyết định đi học thêm tại nhà cô giáo 4 buổi/tuần để có thể bắt kịp được với kì thi sẽ diễn ra trong 3 tháng tới.
Sau vài tháng ôn luyện, cuối cùng ngày mà Nga mong chờ cũng tới. Ngày thi, cảm xúc phấn khởi, háo hức xen lẫn một chút lo âu, sợ sệt xâm chiếm toàn bộ trí óc khiến cô luôn cảm thấy bồn chồn không yên.
Bước vào phòng thi, Nga nhìn thấy cô giáo của mình đang ngồi ở trên và điều đó đã giúp cô bạn trấn an lại tinh thần để tập trung cho bài. Nga thực hiện bài thi của mình rất tốt, nhưng trong lúc đang say sưa thì bỗng dưng một tiếng “pựt” vang lên khiến cô phải dừng lại.
Định thần lại thì Nga nhận ra rằng đàn đã bị đứt mất một dây. Trong lúc lúng túng không biết phải làm thế nào thì cô giáo chạy lên lắp lại cho Nga dây đàn và cuối cùng cô cũng đã hoàn thành phần thi của mình.
Cho đến bây giờ, cô vẫn không hiểu tại sao hôm đấy dây đàn lại bị đứt. “Đúng là mình xui thật, đang thi tốt thì bị đứt dây. Bây giờ có đánh như phá đàn cũng không thấy dây đứt, thế mà ngay hôm thi lại bị. Dù sao thì kết quả cũng như mình mong đợi, thế là tốt rồi.” – Phương Nga hứng khởi kể về “sự tích” của mình.
Thí sinh bước vào phòng tại kỳ thi đại học đợt 1. Ảnh Mai Châm.
Chia sẻ về câu chuyện của mình một cách đầy tự tin, Phạm Quốc Hùng – sinh viên khoa thanh nhạc một trường nghệ thuật ở Hà Nội luôn kể với bạn bè rằng việc mình thi được vào trường là do may mắn được thầy cô trong khoa yêu quý.
Hùng tâm sự: “Mình cũng không tin là thi được vào trường. Trước hôm thi, mình bị cúm và ngạt mũi, đến thở còn khó huống gì là hát hò. Hôm sau khi đến lượt, mình đã không hoàn thành bài thi được tốt, đã thế còn bị hát nhầm lời do run quá. Nghĩ rằng mọi cố gắng của mình vậy là chấm hết, cuối cùng nhờ có thầy cô ưu ái nên mình mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.”
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Chàng sinh viên Lê Thanh Hải – trường Học viện Âm nhạc Quốc gia là ví dụ điển hình.
Video đang HOT
Nếu như các bạn khác muốn thi vào trường đa số phải đi học trước tại nhà các thầy cô giáo thì Hải lại ngược lại. Anh chàng luôn tự tin với khả năng của mình, nghĩ rằng không cần phải ôn mà vẫn vào được thì mới giỏi, chứ đi ôn trước tại nhà thầy giáo mà vào được là điều”đương nhiên”.
Hơn nữa Hải cho rằng đi học thêm tại nhà thầy cô giáo khá là đắt, khoảng 250.000 đồng/buổi, mỗi buổi kéo dài có một tiếng nên quyết định sẽ “tự lực cánh sinh”.
Kết quả là phần thi của Hải bị loại vì ai cũng nhận ra rằng, khả năng của Hải còn quá ít và hạn chế, chưa đủ sức để có thể đạt được điểm trên trung bình. Cuối cùng, phải mất thêm một năm nữa thì Hải mới có thể thi đỗ vào trường. Rút ra bài học từ kinh nghiệm của chính bản thân, Hải nhận ra rằng không phải chỉ tự tin là đủ, mà còn phải có sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy cô thì mới có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Có lẽ, trường hợp của Nguyễn Đức Tiến – sinh viên khoa Múa trường CĐNT HN là đặc biệt nhất. Sở hữu vóc dáng cao lớn, ban đầu Tiến hoạch định con đường của mình sẽ trở thành người mẫu. Nhưng do năm trước thất bại khi thi vào trường ĐH SKĐA nên Tiến quyết định chuyển sang học múa rồi từ đó dần dần thực hiện ước mơ của mình.
Trước khi đến lượt thi, Tiến về lớp của cô giáo để nghỉ ngơi thư giãn đầu óc. Trước đây, Tiến đã học thêm ở đây vài lần nên việc vào lớp ngồi không còn xa lạ gì nữa. Trong lúc đang chờ chuẩn bị đến lượt thì một nhóm các chị khóa trên cũng vào lớp để thay trang phục chuẩn bị đi diễn. Và Tiến đã bất ngờ khi họ “hồn nhiên” cởi áo ra thay ngay trước mặt mình.
Thi nghệ thuật không có nghĩa là mặc gì cũng được
Chuyện thí sinh đang đánh thì đứt dây đàn hay thỉnh thoảng hát nhầm lời vài đoạn xảy ra khá là ít, bởi trước khi đến dự thi thì hầu hết các bạn đều phải chuẩn bị khá là kỹ lưỡng về nhạc cụ, trang phục cũng như bài thi. Vậy mà có năm, các thầy cô giáo bị rơi vào tình trạng “khóc dở, mếu dở” bởi thí sinh quá “vô tư”.
Thầy Xuân Trung – giảng viên một trường nghệ thuật có tiếng trong miền Bắc chia sẻ về những kỉ niệm đáng nhớ khi đi chấm thi.
Theo thầy thì năm ngoái, có một cậu thí sinh dự thi vào trường. Nhìn mặt mũi trong hồ sơ sáng sủa, bảnh bao. Thế nhưng khi bước vào phòng, cậu ta làm cho cả phòng phải ngớ người với bộ dạng của mình. Mái tóc thì vàng chóe, mặc quần bò thì mài chỗ này, rách chỗ kia, lại đi “tông” vào phòng thi khiến các thầy cô giáo không hài lòng.
Sau đó, cậu bạn bị hội đồng chấm thi yêu cầu về nhà thay đổi trang phục, ăn mặc lịch sự để phù hợp với cuộc thi. Và phải đến cuối buổi sáng ngày hôm đó, cậu ta mới đến kịp để thực hiện bài thi của mình.
“Lúc đấy thầy nghĩ nếu đuổi cậu ta ra khỏi phòng thi thì tội, mà nếu để cậu ta tiếp tục bài thi thì không ổn nên nghĩ mãi mới ra cách bắt cậu ta phải về nhà thay đồ ngay lập tức, chứ nếu để cậu ta dự thi với bộ dạng như vậy thì khó mà có thể vào được trường, vì ngoài chuyên môn ra các thầy cô cũng chú trọng vào tầm nhận thức của các thí sinh.
Nếu thí sinh ăn mặc như vậy đến dự thi thì khác nào không tôn trọng giám khảo, kể cả chuyên môn có tốt chưa chắc đã được nhận vào trường.” – thầy Trung cho biết.
TÙNG TRẦN
Theo Infonet
Ban đề thi sẽ giải trình về thông tin sai sót đáp án Toán
Các giáo viên cho rằng đáp án của Bộ không sai, chỉ thiếu chú thích. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết: "Bộ đã chuyển thông tin đến ban đề thi. Dự kiến, ngày mai sẽ có thông báo chính thức".
Sau khi có thông tin về việc đáp án câu 8b môn Toán khối A và A1 của Bộ GD&ĐT bị nghi vấn thiếu sót, có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của thí sinh. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cùng các giáo viên có thâm niên chấm thi đại học - cao đẳng và các thí sinh về vấn đề trên.
Sẽ không có điều gì thiệt thòi cho thí sinh
Chiều nay (6/7), trao đổi về sự quan tâm của dư luận xung quanh đáp án môn Toán, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bùi Văn Ga cho biết: "Tôi đã nhận được phản ánh và đã chuyển nội dung này vào cho ban đề thi. Bây giờ thì vẫn phải chờ ý kiến của họ. Dự kiến, ngày mai sẽ có ý kiến chính thức của ban đề và sẽ thông báo rộng rãi tới công chúng".
Theo Thứ trưởng thì nếu có điều gì không đúng, Bộ sẵn sàng điều chỉnh. Trong trường hợp có những thiếu sót ở đáp án của đề Toán thì chính những người ra đề sẽ đề xuất. Họ là những người ra đề thì họ sẽ là người đề xuất phương án giải quyết.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng khẳng định: "Sẽ không có chuyện gì thiệt thòi cho thí sinh. Nếu cần có điều chỉnh gì thì ban đề thi sẽ thực hiện trên tinh thần đảm bảo tuyệt đối quyền lợi cho các em".
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết quy trình ra đề thi và đáp án thi đại học tuân thủ theo một quy trình rất nghiêm ngặt. Những người được chọn vào ban đề thi đều là những giáo viên giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc ra đề thi. Nếu ban đề thi để xảy ra sai sót thì trách nhiệm sẽ được xác định theo đúng quy chế.
Thí sinh tại TP.HCM sau khi kết thúc môn Toán. Ảnh Đặng Sinh.
Tối 6/7, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Trần Văn Nghĩa cũng gửi công văn đến các đơn vị truyền thông về vấn đề này. Ông Nghĩa cho hay: "Ban chỉ đạo thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 đã yêu cầu ban đề thi (hiện đang phải cách ly trong khu vực làm đề thi theo quy định bảo mật) có ý kiến giải trình về những ý kiến trên. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời chính thức vấn đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngay sau khi có báo cáo giải trình của Ban đề thi".
Giáo viên: Đáp án không sai nhưng nên có thêm chú thích
Có nhiều cách làm khác nhau nhưng đáp án của câu chính thức của Bộ GD&ĐT cho câu 8b là không có gì sai. Đó là ý kiến của các giáo viên dạy Toán về vấn đề này.
Theo thầy Lê Văn Đắc Mai, giáo viên Toán trường THPT Ngô Quyền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đáp án của Bộ hoàn toàn đúng nhưng nên có một chú thích ở để thí sinh yên tâm hơn về bài làm của mình.
Theo thầy Mai, để viết phương trình đường thẳng thì cần có tọa độ 2 điểm. Trong bài làm này, thí sinh có thể chọn 2 trong 3 điểm A, M, N. Vậy nên, các bài làm sẽ có nhiều phương trình đường thẳng khác nhau.
Đáp án câu 8b của Bộ.
Đó là chưa kể dạng phương trình có thể khác ở các dạng khác nhau mà thí sinh chọn viết. Trên nguyên tắc, khi viết như vậy, các vectơ chỉ phương của các đường này cùng phương với nhau. Do đó, đáp án về đường thẳng cần tìm có vectơ chỉ phương có thể là ( 2, 3 ,2 ), ( 4, 6, 4) ( -2, -3, -2 ) ( -4, -6, -4 ), ( 1, 3/2, 1 )... Những đáp án này đều đúng và phụ thuộc vào việc thí sinh chọn vectơ chỉ phương nào để viết mà thôi.
Theo thầy Mai, con số ( 2 ,3, 2 ) trong đáp án chính thức của Bộ có thể là tròn trĩnh và đẹp nhất.
Đây không phải là trường hợp lạ, dạng đề này được ra khá nhiều trong các đề thi tại chương trình phổ thông. Mọi giáo viên chấm thi đều hiểu. Thêm nữa, đáp án không thể ghi lại hết tất cả các kết quả vì không cần thiết và sẽ quá dài.
Khi được hỏi về vấn đề này, các giáo viên đều cho rằng, với việc ra đề thi như vậy các giáo viên sẽ hơi vất vả khi nhận diện các đáp án của thí sinh vì thường phải tính nhẩm lại xem có đúng không. Hơn nữa, trước khi chấm thi, các giám khảo còn phải trải qua giai đoạn chấm thử, họp hành rất kĩ càng. Các vấn đề bất thường sẽ được nêu ra để bàn luận chung để hạn chế tối đa sai sót.
Nhiều thí sinh không lo lắng
Sau khi thông tin đáp án có thiếu sót đó được đăng tải trên mạng internet, các thí sinh vừa trải qua môn thi Toán khối A và A1 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 đều không cho đó là chuyện gì to tát.
Các thí sinh đều cho rằng đây là câu hỏi khá dễ và đáp án của Bộ không làm thí sinh hoang mang.
Thí sinh Đặng Văn Hoàn, THPT Đại An (Ý Yên, Nam Định), thi khối A vào trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, sau khi em viết phương trình tham số, kết quả cuối cùng của Hoàn là: x = 1 2t, y = -1 3t, z = 2 2t. Nhưng theo Hoàn, sau khi xem đáp án của Bộ GD&ĐT, em vẫn nghĩ là sẽ đạt được điểm tối đa câu hỏi vì "đến học sinh trung bình cũng hiểu vấn đề này".
Thí sinh Nguyễn Hoàng Bảo, THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, thi khối A1 vào trường Đại học Luật TP.HCM cho biết: "Sau khi viết phương trình chính tắc, kết quả về đường thẳng cần tìm có vectơ chỉ phương v (-4, -6, -4 ). So với đáp án của Bộ thì em vẫn nghĩ là em sẽ đạt được điểm số tối đa cho câu này".
XUÂN HƯỜNG - ĐẶNG SINH - THIÊN TRƯỜNG - TUỆ ANH
Theo Infonet
Công an triệu tập người đưa đề Toán lên mạng lúc 9h Lê Thanh Tùng, sinh viên lớp Liên kết quốc tế, ĐH Bách khoa Hà Nội, người bị tình nghi đăng tải đề thi môn Toán lên internet đã bị công an triệu tập để điều tra. Đề thi được đưa lên mạng từ khoảng 9h ngày 4/7. Ngày 5/7, lãnh đạo Phòng An ninh GDĐT - KHXH, A83 Bộ Công an cho biết,...