Tính hung hãn của học sinh phần lớn thừa hưởng từ giáo dục gia đình
Bạo lực học đường gia tăng như ngày nay đang báo hiệu nếp sống trong nhiều gia đình của chúng ta có vấn đề…
Trong lớp chủ nhiệm của tôi có một học sinh được xếp vào danh sách “ học sinh cá biệt cần theo dõi, giúp đỡ”.
Em liên tục gây sự và hành hung nhiều học sinh khác trong lớp, trong trường.
Tính hung hãn của học sinh phần lớn bắt nguồn từ gia đình (ảnh vov.vn)
Mỗi ngày đến trường, tôi vẫn thường bị đồng nghiệp, thậm chí phụ huynh lớp khác “mắng vốn” vì để học sinh của mình đánh học sinh và con cái họ.
Dù mới học lớp 3 nhưng em đánh cả những anh chị học trò lớp 4, lớp 5 hơn tuổi và to khỏe hơn mình.
Tôi đã áp dụng khá nhiều cách giáo dục, từ nhỏ to tâm sự, nhỏ nhẹ khuyên răn, nghiêm khắc, cứng rắn đến cả việc mời phụ huynh, nhà trường cùng hợp tác, giúp đỡ.
Nhưng cũng chỉ được ít hôm rồi chứng nào vẫn tật ấy.
Có lần, mẹ em lên gặp tôi và khóc “Mỗi khi nghe cô phản ánh nó đánh bạn, ba nó hung lên đánh cho những trận đòn thừa sống thiếu chết nhưng cũng chẳng ăn thua.
Gia đình tôi không biết làm thế nào chỉ trăm sự nhờ cô giáo dục”.
Gia đình bất lực, giáo viên chúng tôi cũng đơn độc trong cách dạy dỗ em.
Nhưng những gì các em được dạy, được học trên trường bỗng chốc biến thành những bọt bóng xà phòng khi những hành xử vô pháp của chính phụ huynh ở nhà.
Video đang HOT
Em nói, hôm qua ba con mới chém cậu con đứt đầu gối đó cô.Một ngày nọ lên lớp, vừa gặp tôi D. đã kể ngay chuyện mới xảy ra ở nhà mình.
Hốt hoảng tôi vội hỏi lý do, em kể một cách rành mạch rằng ba con đi làm về, ăn trưa xong đi ngủ để chiều đi làm tiếp.
Thế nhưng cậu của con cứ hát karaoke làm ba không ngủ được.
Ba đã nhắc mấy lần nhưng cậu vẫn cứ hát, lại còn bật loa to hơn.
Tức quá, ba lấy con dao chém cậu mấy nhát làm máu chảy nhiều quá, mọi người phải đưa cậu đi bệnh viện.
“Bây giờ cậu con sao rồi?” “Cậu con đang nằm trong bệnh viện, còn ba con đi trốn luôn rồi cô ạ”.
Cậu học trò còn nói thêm, ngày trước ba cũng đã chém một người hàng xóm và bị đi tù mất mấy năm.
Vậy là, tôi đã hiểu vì sao D. cũng hung hãn như thế mặc dù hằng ngày lên trường, em được học, được thầy cô luôn giảng dạy những điều tốt đẹp nhưng sự hung hãn, tính thích gây sự đánh bạn vẫn không hề thay đổi.
Cũng đã có không ít lần chính em kể ba thường xuyên đánh mẹ đến nhập viện.
Sống trong một gia đình có người cha luôn dùng bạo lực với người thân, với hàng xóm như vậy, thử hỏi những đứa trẻ trong gia đình sao ấy không bị ảnh hưởng?
Học trò D. chỉ là một ví dụ nhỏ, trong mỗi lớp học hiện nay, cũng có vài ba em hung hãn giống D.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, những học sinh này cũng có ba hoặc mẹ hung hãn không coi ai ra gì. Mọi chuyện đều thích xử lý bằng bạo lực.
Làm sao có thể khuyên con không nên gây sự và dùng bạo lực với bạn?Những người cha, người mẹ như thế làm sao có thể dạy con phải biết ôn hòa với mọi người?
Trên trường, thầy cô luôn dạy trò biết nhường nhịn lẫn nhau, không lấy bạo lực đáp trả bạo lực. Cùng với đó, là biết bao câu chuyện về bạo lực để các em rút kinh nghiệm.
Và biết bao cách hành xử văn minh để các em học tập.
Thế nhưng đã có không ít lần chúng tôi chứng kiến một số phụ huynh dạy con “Nếu bạn tát con, chính con hãy cho bạn lại vài cái tát”.
Có phụ huynh căn dặn con “đứa nào trêu chọc con, con hãy cho chúng biết tay, tội vạ gì ba chịu”.
Thậm chí những ngôn từ phản cảm “Mày hãy đánh chết nó cho tao…” cũng được thốt ra từ miệng cha mẹ một vài học sinh khi dặn dò con mình.
Bạo lực học đường gia tăng như ngày nay đang báo hiệu nếp sống trong nhiều gia đình của chúng ta đang có vấn đề.
Thế nhưng khi một vụ học trò đánh nhau nào đó xảy ra, người ta cứ đổ trách nhiệm về nhà trường, về giáo viên mà quên đi vai trò chủ đạo là gia đình.
Có tìm rõ nguyên nhân chúng ta mới mong tìm ra được những giải pháp khắc phục hữu hiệu nhất.
.
Nam Phương
Bạn đọc viết: Cho con rèn chữ trước khi vào lớp 1: Lợi bất cập hại
Việc cho trẻ đi học sớm đâu phải là tốt. Cứ để các bé phát triển tự nhiên. Cha mẹ cũng không nên lo lắng quá khi thấy con nhà người ta đi học trước. Khi trẻ vào lớp 1, chỉ cần cha mẹ đồng hành cùng con một thời gian là ổn.
Ảnh minh họa
Cạnh nhà tôi có hai cô bé sinh đôi năm 2013 rất dễ thương. Chiều nào đi học về các bé cũng chơi dưới giàn hoa giấy nhà tôi. Những tiếng cười, tiếng nói của chúng luôn rộn ràng cả xóm. Mong sao các bé mãi vui khỏe và hạnh phúc như thế.
Vậy nhưng mấy bữa nay ngõ nhà tôi im ắng hẳn. Buổi chiều tôi không thấy các cháu xuất hiện nữa. Tưởng có chuyện gì, tôi vội ghé nhà để hỏi thăm các bé.
Tiếp tôi là bà nội của hai bé. Sau khi trò chuyện hỏi han, bà các bé cho biết các cháu đi rèn chữ hết rồi. Bà tâm sự: "Sắp tới các cháu vào lớp 1. Vậy mà cả hai đứa chưa biết viết chữ. Cả nhà ai cũng lo lắng cho chúng. Chỉ sợ khi vào lớp 1, các cháu theo không kịp bạn bè. Bữa rồi tôi phải tới nhà một cô giáo về hưu để gửi gắm các cháu. Mong sao cô thương mà rèn các cháu cho nghiêm túc".
Khi biết chuyện, tôi bảo bà đừng lo lắng quá. Hãy để các cháu phát triển tự nhiên. Gia đình cũng không cần phải cho trẻ học trước. Học sớm tội nghiệp lũ nhỏ. Khi vào lớp 1, chỉ cần các cháu biết 24 chữ cái và nhận diện các số từ 1 đến 10 là an tâm rồi.
Vậy nhưng, bà nội các cháu vẫn giữ đúng quan điểm của mình. Nhất định các cháu phải học trước. Tôi đã từng chứng kiến cảnh cháu ngoại năm trước rồi. Cả nhà đến là khốn khổ vì nó. Ngày nào cuối giờ cũng bị cô giữ lại rèn chữ. Cả nhà gây lộn cũng vì chuyện học của thằng bé. Chưa kể lớp 1 bây giờ sĩ số rất đông, cô thì cứ dạy theo học sinh biết rồi. Ai không viết kịp sẽ bị cô rầy la, cô không cho ra chơi... Các bạn thì nhìn cháu mình như một học sinh cá biệt. Khổ lắm. Thôi thì cứ cho cháu học chữ trước cho an tâm.
Thực ra, trẻ học chữ trước lợi bất cập hại. Cái lợi trước mắt thì ai cũng thấy rõ. Đó là trẻ nhanh nhẹn, theo kịp chương trình cô dạy. Cha mẹ không phải lo lắng chuyện học hành của con. Chưa kể, cha mẹ được khen con học giỏi, tiếp thu nhanh... Tuy nhiên cái hại thì cũng không ít. Ép trẻ học sớm, các em thường sợ học. Rồi nhiều em biết đọc và viết sớm thì tỏ ra không còn hứng thú nghe cô giảng bài. Những em này thường hay tự cao, chủ quan trong học tập. Khi học cao hơn các em vẫn có thái độ đó. Thành thử kết quả học tập chưa chắc đã cao.
Bản thân là một giáo viên và từng có kinh nghiệm qua hai cậu con trai của mình nên tôi rất rõ cái hại của việc học trước. Nhớ đứa đầu tôi kiên quyết không cho con học trước. Khi vào lớp 1 thành ra bé đúng là không theo kịp bạn bè. Thế là ngày nào bé cũng bị cô giữ lại lớp để rèn chữ. Cô chê con viết chậm, tiếp thu bài cũng chậm. Thằng bé trở thành học sinh cá biệt. Nhiều hôm con còn xin tôi cho nghỉ học vì sợ.
Khi ấy cả nhà dồn vào mắng vốn tôi vì chuyện không cho con học trước. Cuối cùng tôi phải gác hết công chuyện lại để học tập cùng con. Mỗi ngày một ít, tôi vừa dạy vừa động viên con cố gắng. Thật may cuối lớp 1 năm ấy con cũng hoàn thành tốt chương trình học tập.
Rút kinh nghiệm đứa đầu, cậu thứ hai nhà tôi được cho đi học chữ sớm. Chưa vào lớp 1, con đã biết đọc, biết viết và làm được các phép tính đơn giản. Những ngày đầu đón con, tôi liên tục được cô khen con thông mình và học giỏi. Con còn được cô nhờ kiểm tra bài của các bạn. Khỏi phải nói, tôi vui và hạnh phúc thế nào.
Thế nhưng, mọi chuyện lại không như tôi nghĩ. Thằng bé được khen suốt dần có tâm lí chủ quan. Khi cô giảng, con không chú ý bài. Cái gì cũng "Con biết rồi ạ". Giờ học thì quay sang các bạn nói chuyện. Làm bài thì nhanh và ẩu. Cuối năm học, kết quả của con không không cao hơn các bạn trong lớp.
Thế mới thấy, việc cho trẻ đi học sớm đâu phải là tốt. Cứ để các bé phát triển tự nhiên. Cha mẹ cũng không nên lo lắng quá khi thấy con nhà người ta đi học trước. Khi trẻ vào lớp 1, chỉ cần cha mẹ đồng hành cùng con một thời gian là ổn. Hãy tạo tâm thế thật vui vẻ, thoải mái cho con trước khi vào lớp 1 phụ huynh nhé.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Đã đến lúc bỏ thi giáo viên dạy giỏi Việc một số trường ở Hải Phòng cho học sinh yếu kém nghỉ học vào giờ thi giáo viên dạy giỏi mà dư luận xôn xao mấy ngày gần đây như 'giọt nước tràn ly' về những bức xúc trong cách thi giáo viên dạy giỏi nặng về trình diễn lâu nay. Khi nói không với trình diễn, cuộc thi giáo viên dạy...