Tinh hoàn ẩn, có bị vô sinh?
Tôi có một cháu trai 5 tuổi, cháu sinh non khi mới được 32 tuần. Cháu sức khỏe bình thường. Gần dây tôi đưa cháu đi khám mới phát hiện cháu bị tinh hoàn ẩn. Xin hỏi bác sĩ liệu sau này có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của cháu không?
Ảnh minh họa: Internet
Trả lời: Thực ra, tinh hoàn ẩn thường gặp ở 30% trẻ bị sinh non. Khoảng 70% trường hợp tinh hoàn ẩn sẽ xuống bìu trong những tháng đầu. Sau một tuổi, tỷ lệ này còn rất ít.
Cha mẹ phải là người phát hiện sớm nhất những bất thường ở cơ quan sinh dục của trẻ và giúp cho trẻ được điều trị kịp thời. Cách nhận biết đơn giản nhất là sờ bìu của bé khi đứng mà không thấy tinh hoàn. Khi bé nằm, sờ lên vùng bẹn có thể thấy có một khối cộm nhỏ di động.
Tinh hoàn ẩn nếu để lớn mới phát hiện thì khả năng sinh tinh không còn nhưng bệnh nhân vẫn phải phẫu thuật vì người tinh hoàn ẩn có nguy cơ hóa ác (ung thư) gấp 10 lần người bình thường. Kể cả khi bị tinh hoàn ẩn một bên thì tinh hoàn còn lại cũng có nguy cơ hóa ác đến 25%. Ngoài ra, tinh hoàn ẩn cũng có thể gây ra hiện tượng xoắn tinh hoàn, phải cắt bỏ nếu hoại tử, hay gây bất thường về cấu trúc thẩm mỹ của cơ quan sinh dục.
Video đang HOT
Trường hợp bé đột ngột quấy khóc, sưng, đau, đỏ vùng bẹn bên không có tinh hoàn, phải cho bé đến cơ sở y tế để được khám bệnh càng sớm càng tốt. Sau khi phẫu thuật, gia đình cần theo dõi kích thước tinh hoàn bên mổ đưa xuống bìu teo nhỏ hay to lên dần. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và cho bé đi tái khám để bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại.
Theo ANTĐ
Tinh hoàn ẩn - bệnh dễ gặp ở các bé trai
Vui mừng vì đẻ cố mới được thằng cu thì vợ chồng anh Hùng (Tân Bình, TP HCM) lo lắng khi đã 9 tháng mà tinh hoàn bên trái của con vẫn chưa xuất hiện.
Khi tấm cho con, cha mẹ có thể kiểm tra xem liệu có bất thường. Ảnh: Health.
Đưa con đi khám, gia đình được chỉ định tiếp tục theo dõi bé, chờ đến khi bé được một tuổi sẽ thực hiện phẫu thuật, đưa tinh hoàn xuống bìu. Anh Hùng từng ngày đếm ngược thời gian, vừa mong vừa lo đến ngày chữa trị cho con.
Thực ra, tinh hoàn ẩn không phải là một hiện tượng quá hiếm gặp ở các bé trai. Khoảng 30% các bé sinh non bị tinh hoàn ẩn, ở trẻ sinh đủ tháng tỷ lệ là 3%. Khoảng 70% trường hợp tinh hoàn ẩn sẽ xuống bìu trong những tháng đầu. Sau một tuổi, tỷ lệ này còn rất ít.
Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân cho biết, tinh hoàn - cơ quan sản xuất ra tinh trùng - khi còn trong bào thai xuất phát từ nguyên thủy là trong ổ bụng. Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, tinh hoàn di chuyển từ trong ổ bụng xuống bìu. Những bất thường trong quá trình di chuyển có thể gây ra bệnh lý tinh hoàn ẩn do chúng ngừng di chuyển.
Trong quá trình thăm khám thai kỳ, siêu âm không cho thấy rõ ràng được vị trí của tinh hoàn nằm ở trên bìu hay chưa. Khi siêu âm 3D hoặc 4D thì mới chỉ khảo sát được cấu trúc bìu đã có hay chưa nhưng chưa đánh giá được thể tích tinh hoàn ở trong đó. Vì thế, bác sĩ khuyên khi sinh con trai các bà mẹ hãy nhờ các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh khảo sát bộ phận sinh dục của bé có bình thường hay không.
Ông cũng cho rằng bố mẹ phải là người thầy thuốc gia đình, là người phát hiện sớm nhất những bất thường ở cơ quan sinh dục của trẻ và giúp cho trẻ có quá trình điều trị kịp thời. Trong quá trình tắm cho trẻ, cha mẹ hãy massage nhẹ ở cơ quan sinh dục của trẻ để khảo sát, nếu thấy được hai tinh hoàn nằm ở hai bên và da quy đầu có thể tụt ra ngoài, lỗ tiểu luôn luôn nằm ở đỉnh của dương vật là bình thường. Xét riêng trường hợp tinh hoàn ẩn, cách nhận biết đơn giản nhất là sờ bìu của bé khi đứng mà không thấy tinh hoàn. Khi bé nằm, sờ lên vùng bẹn có thể thấy có một khối cộm nhỏ di động.
Bác sĩ Dũng cho biết, bệnh lý tinh hoàn ẩn nếu để lớn mới phát hiện thì khả năng sinh tinh không còn nhưng bệnh nhân vẫn phải phẫu thuật vì người tinh hoàn ẩn có nguy cơ hóa ác (ung thư) gấp 10 lần người bình thường. Kể cả khi bị tinh hoàn ẩn một bên thì tinh hoàn còn lại cũng có nguy cơ hóa ác đến 25%. Ngoài ra, tinh hoàn ẩn cũng có thể gây ra hiện tượng xoắn tinh hoàn, phải cắt bỏ nếu hoại tử, hay gây bất thường về cấu trúc thẩm mỹ của cơ quan sinh dục.
Như trường hợp của anh Lâm (Thái Bình), đi chữa bệnh quá muộn (20 tuổi) nên hiện nay anh không còn khả năng làm bố. Anh đã được phẫu thuật nhưng vợ vẫn phải làm thụ tinh nhân tạo để có con.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh nhân tinh hoàn ẩn nếu được điều trị khi quá 15 tuổi, tỷ lệ có con tự nhiên chỉ còn 15%. Điều trị từ giữa 9-12 tuổi, tỷ lệ có con tự nhiên là 30%; giữa 5-8 tuổi là 40%; giữa 2-3 tuổi là 50% và giữa 1-2 tuổi là 90%.
Với tinh hoàn ẩn, thể ở trong bìu có thể mổ hở, nếu nằm trong bụng thì tiến hành phẫu thuật nội soi. Nếu phát hiện con bị tinh hoàn ẩn, bố mẹ có thể đưa con đến khám tại khoa Ngoại các bệnh viện nhi hoặc các khoa Nam học.
Chế độ chăm sóc cho trẻ trước và sau khi phẫu thuật, bác sĩ ngoại khoa Nguyễn Văn Tuấn đang làm việc ở Australia, khuyên trước thời gian phẫu thuật gia đình cần theo dõi chặt chẽ những diễn biến của trẻ vì có rất nhiều biến chứng bất thường có thể xảy ra như tinh hoàn bị xoắn hoặc bị thoát vị bẹn nghẹt đi kèm. Trường hợp bé đột ngột quấy khóc, sưng, đau, đỏ vùng bẹn bên không có tinh hoàn, phải cho bé đến cơ sở y tế để được khám bệnh càng sớm càng tốt.
Sau khi phẫu thuật, gia đình cần theo dõi kích thước tinh hoàn bên mổ đưa xuống bìu teo nhỏ hay to lên dần. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và cho bé đi tái khám để bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại.
Theo Hoàng Anh
VnExpress
Mẹo nhận biết trẻ sơ sinh bị tinh hoàn ẩn Nhiều cha mẹ chủ quan khi cho rằng "của bố tốt thì kiểu gì con cũng tốt" mà không chịu kiểm tra cho bé. Tinh hoàn ẩn không phải là một hiện tượng quá hiếm gặp ở các bé trai. Khoảng 30% các bé sinh non bị tinh hoàn ẩn, ở trẻ sinh đủ tháng tỷ lệ cũng là từ 3-4%. Tuy nhiên,...