Tình hình Ukraine: Nga bị dồn vào thế yếu?
Nhóm G7, EU áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế với Nga xung quanh việc chính quyền Matxcơva bị Mỹ và EU cáo buộc can thiệp vào khủng hoảng tại Ukraine.
Trong một tuyên bố chung công bố hôm 26/4, nhóm G7 (Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển) khẳng định sẽ “đẩy nhanh tiến độ áp lệnh trừng phạt bổ sung với Nga”. Tuy nhiên G7 chưa công bố thời gian cụ thể ban bố các lệnh này.
Trong khi đó, một nguồn tin khả tín nói rằng các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ lên chính quyền Nga có thể được công bố sớm nhất vào ngày 28/4.
Nói với các phóng viên hôm 26/4, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes tiết lộ các biện pháp trừng phạt bổ sung từ Washington “có thể nhắm đến những cá nhân có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế Nga, như trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng”.
Ông Ben Rhodes đang trên đường tháp tùng Tổng thống Obama thăm Malaysia. Tự tin “nắm thóp” được chính quyền Nga, ông Ben Rhodes còn tuyên bố chắc nịch “khi bạn bắt đầu nhắm đến những cá nhân thân cận với Tổng thống Putin – bộ phận đang nắm quyền kiểm soát phần lớn nền kinh tế Nga, bạn đang gây sức ảnh hưởng lớn lên kinh tế Nga vượt khỏi tầm ảnh hưởng là áp lệnh trừng phạt lên từng cá nhân”.
Ông Putin và nước Nga sắp phải nhận trừng phạt từ Mỹ và đồng minh.
Reuters đưa tin, các nguồn tin Liên minh châu Âu (EU) cho biết EU sẵn sàng bổ sung nhiều tên mới vào danh sách các cá nhân người Nga bị áp đặt các biện pháp trừng phạt trong những ngày tới và sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 28/4.
Video đang HOT
Nguồn tin Ủy ban châu Âu (EC) giấu tên cho hay “các biện pháp trừng phạt từ phía châu Âu được đưa ra trong những ngày tới sẽ bổ sung nhiều tên mới vào danh sách các cá nhân bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh”. Các nước EU đã nhất trí về những nhân vật có khả năng bị bổ sung nhanh chóng vào danh sách cho tới nay đã có 31 người.
Việc áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế với Nga, đặc biệt nhấn mạnh vào lĩnh vực ngân hàng và năng lượng, G7 đánh “đòn” không nhẹ.
Được biết, nền kinh tế của Nga đang có dấu hiệu khủng hoảng. Nga đã công nhận điều đó hôm 17/3, trước những tuyên bố trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Sergei Belyakov – Thứ trưởng Kinh tế Nga nói: “Nền kinh tế đang có những dấu hiệu rõ nét của khủng hoảng”
Vladimir Kolychev và Daria Isakova, là các nhà kinh tế của VTB Capital, nhận định, tình trạng bất ổn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ khiến nhu cầu trong nước giảm, đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng trong quý 2 và 3/2014.Nhiều nhà kinh tế học dự báo, Nga sẽ rơi vào suy thoái và phần lớn đã giảm dự báo tăng trưởng do căng thẳng leo thang giữa Nga và phương Tây.
Trước khi khủng hoảng Ukraine leo thang, Bộ Kinh tế Nga dự báo, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong năm 2014. Tuy nhiên, hai nhà kinh tế học này đã hạ thấp triển vọng tăng trưởng của năm 2014 về 0,0% và nhận thấy rủi ro suy thoái nếu tình trạng bất ổn kéo dài và các biện pháp trừng phạt mạnh tay được áp dụng.
Chỉ số MICEX của Nga đã mất hơn 66 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường. Ngân hàng Trung ương Nga đã phải chi hơn 16 tỷ USD để bảo vệ đồng rúp. Dòng vốn thoái lui khỏi Nga đã lên đến hàng tỷ USD kể từ đầu năm. Tính đến thời điểm này, rúp giảm 11% so với USD, liên tục giảm với mức thấp nhất.
Nếu tăng căng thẳng tại Ukraine tiếp tục gia tăng, dự trữ của ngân hàng này có thể nhanh chóng cạn kiệt.
Bên cạnh sự suy thoái trong lĩnh vực ngân hàng, việc xuất khẩu dầu mỏ của Nga sang Ukraine, Mỹ và EU cũng không gặp nhiều khó khăn. Nếu như trước đây, Ukraine sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi bị Nga cắt giảm lượng khí tự nhiên và ít nhiều cắt giảm lượng dầu thì nay Nga sẽ làm tổn thương chính mình nhiều hơn là Ukraine.
Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Nga đạt 6,4 triệu thùng/ngày (theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế – IEA). Phần lớn lượng này – 4,8 triệu thùng/ngày – được xuất khẩu bằng đường biển qua Biển Baltic và Biển Đen, cũng như biển Caspi, vùng Viễn Đông và một số điểm khác.
Tuy nhiên, lượng dầu thô 1,0 triệu thùng/ngày vận chuyển đến Trung và Đông Âu thông qua các đường ống Hữu Nghị (Druzhba) lại rất dễ bị tác động. Nhánh phía Nam của Hữu Nghị vắt qua lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, lượng dầu thô đó không phải để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu Ukraine mà cho các nhà máy lọc dầu Trung và Đông Âu.
Vì vậy, kể cả Nga có thể muốn làm hại Ukraine, quốc gia này cũng không muốn gây ảnh hưởng không cần thiết tới châu Âu và kích động Châu Âu / EU / NATO hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine so với thời điểm hiện tại.
Mặt khác, Mỹ cũng đang dần chiếm vị trí sản xuất dầu mỏ số một thế giới của Nga. Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 22/4 công bố báo cáo cho biết năm 2013 ghi nhận sự tăng trưởng về dầu mỏ của nền kinh tế số một thế giới này khi xuất khẩu trung bình 3,5 triệu thùng dầu các loại mỗi ngày, tăng 10% so với năm trước. Dấu hiệu này cho thấy Mỹ đang chứng tỏ thế mạnh của mình trong khai thác dầu thô.
Hồi tháng 11/2013, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris (Pháp) đã nhận định rằng Mỹ có thể sẽ vượt Nga và Saudi Arabia để trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2015.
Theo Báo Đất Việt
G7 sẽ trừng phạt nặng Nga
Nhóm G7 nhất trí áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga sau khi Ukraine cáo buộc Moscow muốn gây ra "Thế chiến thứ ba".
Xe tăng Ukraine tại một chốt kiểm soát gần thành phố Slavyansk - Ảnh: AFP
Trong tuyên bố chung ngày 26.4, nhóm G7 (gồm Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada và Nhật) khẳng định họ sẽ hành động nhanh để áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga. Theo AFP dẫn lời một quan chức Mỹ, đợt trừng phạt mới sẽ được thông báo sớm nhất vào ngày 28.4 và có thể sẽ nhằm vào các ngành kinh tế mũi nhọn của Nga là năng lượng, khai khoáng và ngân hàng. Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết Nga vẫn có thể chọn một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng bằng cách thực thi thỏa thuận Geneva.
Động thái trên xảy ra sau khi phương Tây cáo buộc Moscow không hành động cụ thể để ủng hộ thỏa thuận Geneva. Chính quyền Kiev còn tố cáo Moscow muốn gây ra "Thế chiến thứ ba" khi tiến hành tập trận ở gần biên giới với Ukraine. Trong chuyến thăm nước Ý hôm qua, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseny Yatsenyuk nói rằng máy bay Nga đã xâm phạm không phận Ukraine 7 lần để "khiêu khích Ukraine khai mào chiến tranh". Trước đó, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cũng đưa ra tố cáo tương tự. Hãng BBC dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel mô tả các hoạt động của Nga dọc biên giới Ukraine là "gây mất ổn định một cách nguy hiểm" và "rất khiêu khích".
Một nhà ngoại giao phương Tây thậm chí bày tỏ lo ngại về khả năng Nga đưa quân vào miền đông Ukraine trong vài ngày tới, thậm chí vào dịp cuối tuần, theo AFP. "Chúng tôi không còn loại trừ việc Nga can thiệp quân sự vào Ukraine trong vài ngày tới", nguồn tin ngoại giao trên cho hay. Người này cũng tiết lộ rằng Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin "đã được triệu hồi khẩn cấp về Moscow" để tham vấn.
Tình hình càng căng thẳng sau khi Ukraine tiếp tục chiến dịch bao vây thành phố Slavyansk trong khi lực lượng ly khai tại đây bắn nổ một chiếc trực thăng quân sự của Ukraine, theo AFP. Ngay cửa ngõ vào Slavyansk, các tay súng chống chính phủ đã bắt giữ một nhóm quan sát viên quốc tế thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) với cáo buộc làm gián điệp cho NATO. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen xác nhận vụ bắt giữ 13 người của OSCE, trong đó có 3 thành viên thuộc quân đội Đức và một phiên dịch. Washington đã yêu cầu sớm trả tự do nhóm trên và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki khẳng định "có mối liên hệ mật thiết giữa Nga và lực lượng ly khai" trong vụ việc này, theo AFP.
Tuy nhiên, người đứng đầu lực lượng ly khai Denis Pushilin tuyên bố sẽ không thả bất cứ ai và dùng họ để trao đổi với nhóm người đang bị giam giữ của lực lượng này. Trong khi đó, truyền thông Nga đưa tin Moscow cam kết sẽ tìm cách giải cứu nhóm quan sát viên trên. "Chúng tôi cho rằng những người này cần được thả càng sớm càng tốt. Là thành viên OSCE, Nga sẽ áp dụng mọi biện pháp có thể trong vấn đề này", hãng tin Nga ITAR-TASS dẫn lời Đại sứ Nga tại OSCE Andrei Kelin.
Theo TNO
Nữ Bộ trưởng hút hồn của Crimea bị truy nã Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine đã đưa Bộ trưởng Tư pháp xinh đẹp hút hồn của Crimea - cô Natalia Poklonskaya vào danh sách bị truy nã. Nữ chính khách tóc vàng Poklonskaya bị Kiev cáo buộc đã có những hành động nhằm lật đổ một cách bạo lực trật tự hiến pháp và chiếm quyền của chính phủ. Lệnh truy...