Tình hình chiến sự ở Syria: Tin buồn cho Mỹ, NATO
Thông tin có vẻ như ngắn gọn là đơn giản nhưng thực chất nó là một tín hiệu – tin buồn đối với Mỹ và NATO.
Không quân Nga tác chiến ở Trung Đông.
Truyền thông Nga ngày 3/2/2016 đưa tin cho biết, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng ngày đã lên tiếng tuyên bố rằng Nga sẽ tiến hành các chiến dịch quân sự ở Syria ngay cản khi khủng bố IS và các nhóm cực đoan khác bị đánh bại tại quốc gia Trung Đông này.
Thông tin có vẻ như ngắn gọn là đơn giản nhưng thực chất nó là một tín hiệu – tin buồn đối với Mỹ và NATO.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov được xem như chiến lược đã tính toán kỹ càng từ trước của Moscow, nó thể hiện rằng chính quyền của Tổng thống Nga Putin sẽ bảo vệ chế độ của Tổng thống Syria Assad đến cùng.
Việc bảo vệ chính quyền của ông Assad của Nga là điều Mỹ và NATO không hề trông đợi. Nga làm như vậy cũng chính là bảo vệ lợi ích địa chiến lược của mình ở Trung Đông.
Chắc chắn những loại vũ khí chiến lược, quan trọng của quân đội Nga ở Syria sẽ vẫn hiện diện ở Syria như một công cụ hộ vệ, răn đe các thế lực muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
Video đang HOT
Các chiến đấu cơ Su-30, Su-34, Su-35 của Nga đã hiện diện ở Syria.
Vũ khí quân sự của Nga sẽ không chỉ hiện diện ở căn cứ hải quân đóng ở cảng biển của Syria như trước nữa mà căn cứ ở khu vực Latakia ở miền Bắc Syria có thể được chính quyền Syria cho phép Nga sử dụng lâu dài một khi ông Assad vẫn được đảm bảo quyền lực.
Chính vì vậy, mọi toan tính của phương Tây trong chiến dịch lật đổ ông Assad sẽ gặp phải nhiều vấn đề khó có thể giải quyết.
Nói với các phóng viên báo chí, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay: “Các cuộc không kích của Nga tại Syria sẽ không dừng lại ngay cả khi chiến thắng các nhóm khủng bố IS, Jabhat al-Nusra…. Tôi không thấy có ký do nào để dừng không kích”.
Nga vừa có quyết định đưa máy bay chiến đấu Su-35 đến Syria thử nghiệm khả năng chiến đấu.
Theo lập luận mà truyền thông nhà nước Nga thường xuyên đăng tải trong các bản tin về tình hình Syria, quốc gia Trung Đông này đã lâm vào nội chiến từ năm 2011 với các bên xung đột là quân đội Syria, khủng bố IS và các phe nhóm đối lập vũ trang chống chính quyền Syria.
Quân đội Nga đã được chính quyền của ông Assad ủy quyền tiến hành các cuộc không kích chống khủng bố ở Syria từ cuối tháng 9 năm 2015.
Theo dữ liệu được Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cung cấp hồi tháng 1 vừa qua, Lực lượng không quân vũ trụ Nga đã tiến hành tổng cộng gần 6 ngàn lần xuất kích, bắn 97 tên lửa hành trình trong các chiến dịch chống khủng bố kéo dài 100 ngày tại Syria.
Quân đội Nga đã diệt được hàng ngàn mục tiêu của khủng bố IS và các phe nhóm đối lập khác tại Syria.
Hòa Bình
Theo_Người Đưa Tin
Nam Sudan âm thầm triển khai tên lửa phòng không S-125
Dù tình hình chiến sự tại Sudan có chiều hướng giảm nhiệt nhưng Quân đội Nam Sudan vẫn manh nha ý định triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không S-125.
Dù tình hình chiến sự tại Sudan có chiều hướng giảm nhiệt nhưng Quân đội Nam Sudan vẫn manh nha ý định triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không S-125.
Tạp chí quân sự Jane's đưa tin, nhiều khả năng Quân đội Nam Sudan tìm cách đưa vào hoạt động trở lại các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 (SA-3 "Goa") mua từ Ukraine từ năm 2010.
Theo hình ảnh vệ tinh của Globe mới công bố, Nam Sudan đã sở hữu ít nhất 16 bệ phóng tên lửa 5P71 của S-125 cùng với đó là các phương tiện hỗ trợ cơ giới khác. Toàn bộ các bệ phóng này được tập trung tại một căn cứ quân sự cách thủ đô Juba của Nam Sudan 20km về phía tây nam.
Hình ảnh vệ tinh chụp bãi chứa bệ phongd 5P71 của Nam Sudan vào tháng 6/2015.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa bất cứ hình ảnh chính thức nào về hệ thống radar đi kèm các tổ hợp S-125 trên của Nam Sudan, nhưng với số lượng bệ phóng 5P71 hiện tại Nam Sudan có thể xây dựng được 4 tổ hợp S-125 hoàn chỉnh tất nhiên là phải đi kèm với radar.
Nam Sudan bắt đầu xây dựng các tổ hợp phòng không S-125 đầu tiên từ cuối năm 2013 đi kèm với đó là các tổ hợp đã được xây dựng hoàn chỉnh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ hình ảnh chính thức nào về các trận địa S-125 tại Nam Sudan.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay, Uganda một trong những quốc gia đồng minh với Nam Sudan đã mua ít nhất 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-125 cùng với 300 đạn tên lửa V-600 từ Ukraine trong giai đoạn từ năm 2010-2012. Do đó nhiều khả năng Nam Sudan được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Uganda để xây dựng các tổ hợp phòng không cho riêng mình.
Cho dù vậy nhưng vẫn chưa có bất cứ thông tin gì về việc Uganda âm thầm đứng ra mua giúp Nam Sudan số tên lửa S-125 từ Ukraine, và nếu đúng là như vậy thì nhiều khả năng Nam Sudan sở hữu S-125 trước khi nước này có đủ điều kiện để nhập khẩu vũ khí từ một quốc gia khác sau khi độc lập hoàn toàn vào tháng 7/2011.
Tổ hợp phòng không S-125 được đánh giá sẽ làm thay đổi cán cân quân sự tại Sudan nếu như nó được triển khai.
Đây không phải là lần đầu tiên Nam Sudan được một quốc gia Châu Phi đồng minh mua giùm vũ khí, khi trước đó Kenya từng mua ít nhất 100 T-72 đã qua sử dụng từ Ukraine cho một quốc gia Đông Phi giấu tên vào năm 2007 và sau đó số xe tăng này đã nhanh chóng được chuyển đến Nam Sudan bằng đường bộ.
Việc Nam Sudan xây dựng các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 vào năm 2013 được xem là sự thay đổi chiến lược mới trong bối cảnh tình hình chiến sự tại Sudan lúc đó, khi các bên bắt đầu sử dụng lực lượng không quân trong các đợt giao tranh nhất là tại thị trấn Heglig vào đầu năm 2012. Tuy nhiên từ đó cho đến nay Nam Sudan vẫn chưa tiến hành triển khai các tổ hợp phòng không S-125 của mình
Tất cả các hình ảnh vệ tinh có sẵn cho thấy bệ phóng xếp hàng vào trại của họ kể từ tháng 11/2013, cho thấy họ đã không được triển khai hoạt động trong khoảng thời gian đó.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Diễn biến tình hình Syria mới nhất trong 24 giờ qua Hải quân Nga có thể đã đưa tàu ngầm hạt nhân tới ngoài khơi bờ biển Syria để đề phòng khả năng đối đầu chiến lược với Mỹ và NATO. Những diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình chiến sự ở Syria; các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của lãnh đạo Nga với nguyên thủ một số nước, đề cập cuộc...