Tình hình biển Đông chiều 29/6: Tàu Trung Quốc vẫn rất hung hăng
Báo cáo nhanh của Cục Kiểm ngư chiều 28/6 cho biết Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu với 110-114 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981.
Tình hình biển Đông chiều 29/6: Tàu Trung Quốc vẫn rất hung hăng
Tàu Trung Quốc vẫn rất hung hăng
Báo cáo nhanh của Cục Kiểm ngư chiều 28/6 cho biết Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu với 110-114 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, trong đó có 42-43 tàu hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 15-17 tàu kéo, 34 tàu cá vỏ sắt và 6 tàu quân sự.
Trong sáng 28/6, từ lúc 5h20 lực lượng kiểm ngư đã phát hiện một máy bay cánh bằng số hiệu NAVY 435 bay nhiều vòng theo hướng đông nam – tây bắc, trên khu vực có các tàu Việt Nam đang hoạt động ở độ cao 800-1.000m. Đến 9g, máy bay này rời khu vực theo hướng đông nam.
Theo Cục Kiểm ngư, các tàu Trung Quốc vẫn rất hung hăng, sẵn sàng đâm va các tàu của ta. Tuy nhiên các tàu kiểm ngư cũng như tàu cảnh sát biển của ta vẫn kiên trì cơ động vòng tránh, bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Các tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt thủy sản ở ngư trường Hoàng Sa truyền thống của mình phía tây tây nam, cách khu vực giàn khoan 42-44 hải lý. 34 tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc với sự hỗ trợ của hai tàu hải cảnh 46102, 46106 tiếp tục dàn hàng ngang, ngăn cản các tàu của ngư dân ta tiến vào gần khu vực giàn khoan.
Máy bay Trung Quốc lượn nhiều vòng trên khu vực tàu Việt Nam hoạt động
Trong cuộc họp báo chiều 28/6 tại Hà Nội, đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết lực lượng này đã phát hiện một máy bay dạng cánh bằng, mang số hiệu NAVY 435 bay nhiều vòng theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, trên khu vực tàu Việt Nam đang hoạt động, ở độ cao 800-1.000m, từ khoảng 5h20 đến 9h mới rời khỏi khu vực theo hướng Đông Nam.
Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981, gồm 110-114 tàu các loại, trong đó có 42-43 tàu Hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 15-17 tàu kéo, 34 tàu cá và 6 tàu quân sự.
Đặc biệt, trên các hướng tàu Kiểm ngư tiếp cận giàn khoan có từ 7-10 tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, áp sát để ngăn cản các tàu của ta tiến vào gần giàn khoan. Tuy nhiên, các tàu Kiểm ngư của ta đã cơ động vòng tránh linh hoạt, kiên trì bám trụ và bảo đảm an toàn để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cũng cho biết, các tàu cá của ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở phía Tây-Tây Nam, cách giàn khoan 42-44 hải lý.
Tại khu vực tàu cá của ta đánh bắt có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc đã tổ chức ngăn cản không có các tàu cá của ta tiếp cận vào giàn khoan để khai thác thủy sản.
Trung Quốc tuần tra phi pháp 18 đảo thuộc Hoàng Sa
Không chỉ ngang nhiên hành động phi pháp trên quần đảo Trường Sa, mới đây, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai cái gọi là tuần tra chấp pháp 18 đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc Hải dương báo đăng tin ngày 27/6.
Theo đó, đội tuần tra phi pháp do tàu hải giám 2129 dẫn đầu sẽ tuần tra, thị sát các đảo, chụp ảnh và sau đó lên đảo kiểm tra tình trạng sử dụng, khai phá đảo, và lập dữ liệu thông tin về các đảo.
Những đảo thuộc Hoàng Sa mà Trung Quốc tuần tra phi pháp lần này có đảo Phú Lâm, đảo Đá, Cồn cát Nam, Cồn cát Trung, đảo Trung, đảo Nam, đảo Bắc, đảo Cây, đảo Ốc Hoa, đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật, đảo Quang Hòa, đảo Duy Mộng, đá Bắc, đảo Linh Côn và một số đảo khác.
Đây là động thái mới nhất vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Hồi giữa tháng 6, Trung Quốc đã ngang nhiên khởi công xây dựng trường học phi pháp đầu tiên ở đảo Phú Lâm, với diện tích 4.650 m2 và vốn đầu tư hơn 5,7 triệu USD.
Trung Quốc cần phải hiểu Việt Nam
Tuy nhiên, dù Trung Quốc có hung hăng đến đâu thì Việt Nam cũng không bao giờ lùi bước trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Ngày 25/6, tại hội thảo “Tình hình an ninh tại Đông Nam Á và khu vực Biển Đông” ở Paris, diễn giả Rommel Banlaoi, giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường đại học Miriam, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tình báo và an ninh quốc gia của Philippines (CINNS) nhận định: Trung Quốc là một con rồng đã thức dậy và vươn lên mạnh mẽ.
Thoạt đầu, rất nhiều người mong đợi rằng sự phát triển của Trung Quốc sẽ mang lại tác động tích cực cho khu vực và thế giới. Thế nhưng, sự thất vọng, hoài nghi và lo ngại đã dần xuất hiện.
Video đang HOT
Tình hình ngày càng đáng báo động khi Trung Quốc tiến hành hàng loạt các động thái gây bất ổn tại khu vực Biển Đông.
Các học giả tham gia hội thảo đều phản đối “đường chín đoạn” vô căn cứ mà Trung Quốc tự đặt ra
Rõ ràng hành động của Trung Quốc đã vi phạm những thỏa thuận quốc tế mà nước này đã ký kết như Công ước Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Giáo sư Banlaoi cũng chỉ rõ là sự phản đối của Việt Nam vượt ngoài dự tính của Trung Quốc, tinh thần yêu nước cùng với quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của người Việt Nam lan rộng khắp cả nước và ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Thực tế đã chứng minh rằng Việt Nam chưa bao giờ lùi bước trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, Trung Quốc cần phải hiểu điều này.
Mặt khác, Giáo sư Renato DeCastro, trường Đại học De La Salle ở thủ đô Manila (Philippines) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tranh thủ dư luận quốc tế bởi sức mạnh và vai trò quan trọng của nó.
Việt Nam đã có được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong những năm 60 của thế kỷ trước và điều này đã góp phần giúp Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam và khi Trung Quốc đâm một tàu cá nhỏ của Việt Nam, Việt Nam đã có sự ủng hộ của công luận quốc tế.
Bản đồ “10 đoạn” của Trung Quốc “khuấy đục” Biển Đông
Hãng tin ABC News hôm 27/6 bình luận rằng Trung Quốc đang làm “vẩn đục” các vùng biển ngoại giao trong khu vực bằng việc phát hành bản đồ “đường 10 đoạn” bao gần trọn vùng biển của các nước Đông Nam Á.
Hãng tin này dẫn lời ông Lý Vân Long, chuyên gia ở viện nghiên cứu Biển Đông của Đại học Hạ Môn nhận định với việc phát hành tấm bản đồ này, Bắc Kinh muốn đang đưa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông lên mức ngang bằng với các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Ông Lý còn cho rằng chính quyền Trung ương Bắc Kinh cho phát hành tấm bản đồ “đường 10 đoạn” là nhằm thỏa mãn hai mục đích.
Một là muốn “nâng cao nhận thức” người dân Trung Quốc vể chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hai là, Bắc Kinh muốn diễn thuyết với cộng đồng quốc tế vể quyền tài phán “mang tính lịch sử ” về những yêu sách chủ quyền của mình ở các vùng biển đang tranh chấp.
Bản đồ “10 đoạn” Trung Quốc vừa phát hành
Song, ý đồ của Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích kể từ khi tấm bản đồ dạng đứng này xuất hiện trên truyền thông của Trung Quốc.
Chuyên gia này còn bình luận việc để cho một nhà xuất bản cấp tỉnh phát hành tấm bản đồ là chính quyền trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh đang muốn làm “phép thử” ở Biển Đông.
“Nó tạo cơ hội cho Bắc Kinh thấy được các nước xung quanh phản ứng thế nào và chỗ nào cần thì sẽ sữa chữa để giảm nhẹ những hậu quả từ những hành động do Trung Quốc gây ra ở Biển Đông.
ABC News cho rằng Bắc Kinh tiếp tục “khuấy đục” Biển Đông bằng hàng loạt động thái đòi chủ quyền vô lý của họ ở đây.
Bên cạnh đó, Mỹ và Philippines cũng tiếp tục phản đối bản đồ mới này của Trung Quốc.
Tờ The Washington Post của Mỹ số ra ngày 27/6 đã đăng bài báo có tựu đề “Liệu bản đồ mới của Trung Quốc có phải là sự mở đầu một cuộc chiến tranh?”, trong đó cho rằng việc Bắc Kinh tuần qua phát hành tấm bản đồ “đường 10 đoạn” thay vì 9 đoạn như trước đây, tuy không quá bất ngờ đối với các nước láng giềng, nhưng nó là một bước đi khẳng định dứt khoát yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi từ trước tới nay.
Đây có thể là sự khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang mới và một cuộc khẩu chiến như đã từng xảy ra khi Trung Quốc phát hành các tấm hộ chiếu in bản đồ “đường 9 đoạn” và cả các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp với Ấn Độ.
Trang tin InterAksyon.com (Philippines) đưa tin phát biểu tại Hiệp hội Hiến pháp Philippines ở Manila tối 26/6, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg đã chỉ trích “đường 10 đoạn” trong bản đồ mới của Trung Quốc.
Ông nhận định căn cứ cơ bản của “đường 10 đoạn” trong bản đồ mới giống như căn cứ của đường chín đoạn nhưng lại không căn cứ vào luật pháp quốc tế.
Ông cho rằng hành động cải tạo các bãi và đá thành đảo nhân tạo không được Công ước LHQ về Luật Biển cho phép và không nằm trong quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Ngày 26/6, ông Roilo Golez, nguyên cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo, đã kêu gọi chính phủ chuẩn bị đối phó vì động thái công bố bản đồ mới có “đường 10 đoạn” cho thấy có thể hải quân Trung Quốc chuẩn bị xâm phạm vùng biển Philippines và các tư lệnh hải quân Trung Quốc sẽ vin vào bản đồ mới để bao biện cho hành động xâm nhập.
Ông tố cáo Trung Quốc đang âm mưu mở rộng tuyên bố chủ quyền chỉ với một hành động đơn giản là vẽ một bản đồ vô căn cứ.
Ông kêu gọi Malaysia và Indonesia nên có phản ứng bởi “đường 10 đoạn” kéo dài đến gần đảo Borneo của Malaysia và lấn sâu vào quần đảo Natuna của Indonesia.
Theo Xahoi
Tình hình Biển Đông chiều 28/6: Máy bay TQ tiếp tục dò la tàu Việt Nam
Lực lượng thực thi pháp luật trên biển của VN tiếp tục phát hiện một máy bay cánh bằng không rõ số hiệu của TQ bay 3 lần trên các tàu của ta khoảng 1.000-2.000m.
Tình hình Biển Đông sáng 28/6: Tàu kiểm ngư 751 bị tàu Trung Quốc đâm nát hôm 23/6
Máy bay TQ tiếp tục dò la tàu Việt Nam
Thông tin về tình hình biển Đông, Cục Kiểm ngư Việt Nam chiều 27/6 cho biết, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 gồm 110 đến 114 tàu các loại.
Trên thực địa, lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cơ động tiếp cận giàn khoan ở cách 10-11,5 hải lý, đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tình hình biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu dịu tình hình, Cục Kiểm ngư cho biết, khi tàu của Việt Nam vào gần giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ thì các tàu Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc đã tổ chức dàn thành hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, hú còi, vây ép, ngăn cản và sẵn sàng đâm va vào các tàu của Việt Nam.
Trước tình huống trên, các tàu Kiểm ngư cơ động vòng tránh linh hoạt, an toàn và kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, cách giàn khoan từ 42 - 44 hải lý về phía Tây - Tây Nam. Khoảng 40 cá vỏ sắt với sự hỗ trợ của tàu hải cảnh vẫn tổ chức ngăn cản các tàu cá của Việt Nam.
Cũng trong ngày 27/6, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) ASEAN đặc biệt về vai trò trung tâm của ASEAN và định hướng cấu trúc khu vực trong tương lai.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết, trong cuộc họp này, Việt Nam đã chia sẻ về tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, đặc biệt sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam và đưa rất nhiều tàu hộ tống liên tục gây ra những hành động gây hấn, đâm va tàu Việt Nam. Việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của một nước là trái với thỏa thuận của ASEAN và Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), cũng như trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho biết, vào tháng 10, cuộc họp SOM ASEAN-TQ sẽ họp bàn về DOC, COC. Theo ông Vinh, COC phải dựa trên và phát huy được nguyên tắc tích cực đã có trong DOC, nhưng phải bổ sung những gì mà DOC còn khiếm khuyết. "Trong tuyên bố DOC có 10 đoạn, 10 quy định, nhưng cái thiếu lớn nhất là cơ chế bảo đảm thực hiện những quy định này. Chẳng hạn, điều 5 không cho phép làm gì phức tạp thêm tình hình, nên việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào, đưa các tàu vào không chỉ trái với luật pháp quốc tế, mà trái với DOC. Cuộc họp đã bàn rất nhiều đến việc bảo đảm có được một cơ chế để thực thi các quy định của DOC. Chắc chắn đây sẽ là 1 nội dung ASEAN phải tiếp tục bàn thảo, và bàn với Trung Quốc để hình thành" - ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, do DOC là tuyên bố chính trị, nên cần một bộ quy tắc có giá trị ràng buộc, bên cạnh đó là cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định của COC. Ngoài ra, cần cơ chế bảo đảm ngăn ngừa những sự cố, rủi ro xảy ra, và khi những sự cố và rủi ro xảy ra rồi thì làm thế nào quản lý để nó không bùng nổ thành xung đột.
Thêm bằng chứng khoa học khẳng định chủ quyền Việt Nam
Theo báo chí, Trung Quốc đang muốn diễn lại trò "cướp biển", muốn những gì đã xảy ra mấy hôm trước với tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam được lặp lại một lần nữa. Tại hiện trường phóng viên ghi nhận được cảnh tàu Trung Quốccố dàn đội hình dẫn dụ tàu Việt Nam, tăng cường uy hiếp ban đêm, cho ba tàu hải cảnh lao đến áp sát tàu cảnh sát biển 8003...
Cùng với việc xuất bản bản đồ khổ dọc, dùng 10 đoạn ôm cả biển Đông vào lãnh thổ của mình, Trung Quốc đang cho thấy họ bất chấp dư luận thế giới, muốn thiết lập trật tự "chân lý thuộc về kẻ mạnh", cũng là kiểu lý luận của kẻ cướp. Tuy nhiên, cũng có một chi tiết có thể thể hiện sự nao núng của Trung Quốc: các máy bay do thám hôm nay bay ở độ cao trên 1.000m, họ có thể quan sát được toàn cảnh khu vực hơn và khiến phía Việt Nam không chụp được số hiệu máy bay để làm bằng chứng tố cáo. Ngoài việc tăng cường cảnh giác mọi lúc, mọi nơi, các lực lượng của Việt Nam nên thường xuyên thay đổi đội hình để hạn chế bị vây ép, gây hại.
Tại hội thảo khoa học "Biên soạn Địa chí Khánh Hòa đến năm 2010", nhiều công trình nghiên cứu tiếp tục đưa ra những bằng chứng khoa học khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Hội thảo khoa học "Biên soạn Địa chí Khánh Hòa đến năm 2010".
Hội thảo lần này thêm một lần nữa để Ban biên soạn tiếp thu ý kiến đóng góp từ các nhà nghiên cứu. So với Địa chí Khánh Hòa được biên soạn và xuất bản lần đầu vào năm 2003 thì công trình "Địa chí Khánh Hòa đến năm 2010" đã được bổ sung nhiều lĩnh vực tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, nhân văn. Một trong những nội dung được bổ sung rõ nét là các dữ liệu, tư liệu về biển đảo Khánh Hòa, trong đó có quần đảo Trường Sa.
Tại hội thảo, một trong các chuyên đề trọng tâm được báo cáo, đó là "Lịch sử, văn hóa Khánh Hòa qua các thời kỳ triều Nguyễn". Các nhà khoa học đã thu thập được nhiều thư tịch triều Nguyễn, thêm một lần nữa khẳng định Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngoài ra, các nghiên cứu về lịch sử, địa lý, văn hóa Khánh Hòa qua các giai đoạn lịch sử cũng đã khẳng định: chủ quyền Trường Sa của Việt Nam đã xác lập rất sớm trong lịch sử và đặc biệt Việt Nam đã thực hiện chủ quyền này một cách liên tục trong chiều dài lịch sử.
Lực lượng kiểm ngư được trang bị nhiều sản phẩm hữu ích
Ngày 27/6, tại thành phố Đà Nẵng, đại diện Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng) đã trao tặng sản phẩm nghiên cứu khoa học của Viện cho Chi đội Kiểm ngư số 3 thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng 2.
Lực lượng kiểm ngư tuần tra.
Quà tặng là 500 khẩu phần ăn dạng tuýp và 40 lít xà phòng sinh học CNM. Đây là những sản phẩm mới, có tính thực tiễn cao, phục vụ cho những chuyến đi biển dài ngày của lực lượng kiểm ngư, ngư dân...
Sản phẩm khẩu phần ăn dạng tuýp dùng cho 1 ngày bao gồm hai tuýp ăn liền SOF-1 (ngọt, mặn), hai tuýp đồ uống SOF-2 (dạng nước, dạng gel), một lọ viên SOF-3 (gồm 3 viên nhai ngậm). Sản phẩm khẩu phần ăn dạng tuýp đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đánh giá chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trung Quốc vẫn thản nhiên "đổ dầu" vào điểm nóng Biển Đông
Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục mưu đồ làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Theo dư luận quốc tế, hành động đó là phi lý và hoàn toàn không thể chấp nhận được bởi nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia.
Tấm bản đồ 10 đoạn phi lý, bất chấp tất cả của Trung Quốc
Tờ Bưu điện Washington (Mỹ) mới đây đăng bài viết, với tiêu đề " Tấm bản đồ mới của Trung Quốc có thể khơi mào cho một cuộc chiến?". Tác giả đã vạch trần rõ âm mưu của Trung Quốc với việc phát hành bản đồ "đường 10 đoạn" nhằm cố gắng thay đổi thực tế, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực. Theo bài báo, tấm bản đồ này có thể khiến căng thẳng gia tăng tại khu vực, nơi có nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền trên biển.
Bài báo lấy một dẫn chứng cụ thể, cách đây 2 năm khi hộ chiếu mới của Trung Quốc in hình bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của nước này đã khiến các quốc gia trong khu vực hết sức bất bình và có những biện pháp thực tế lẫn ngoại giao để phản đối. Tác giả bài báo nêu rõ, với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thời gian qua, Trung Quốc càng ngày có những hành động "mạnh tay" hơn trong khu vực, gây lo ngại cho các nước láng giềng. Điều này cũng tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực châu Á, với nhiều sự cố nguy hiểm đã xảy ra. Theo tác giả bài báo, quan điểm của quốc tế về việc phát hành bản đồ mới của Trung Quốc là một hành động khiêu khích nhưng nước này lại đang cố gắng bào chữa cho những hành động phi lý đó là vì lợi ích của người dân Trung Quốc.
Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg hôm qua (27/6) cũng lên tiếng ủng hộ việc Philippines phản đối Trung Quốc phát hành bản đồ mới, ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào phạm vi cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh.
Theo ông Goldberg, trên bản đồ "đường 10 đoạn", các yếu tố về cơ bản vẫn giữ nguyên như "đường 9 đoạn", nhưng nó hoàn toàn không có cơ sở theo luật quốc tế. Đại sứ Mỹ tại Philippines cho rằng, hành động của Trung Quốc đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Theo ông, những nỗ lực của một nước nhằm xâm phạm quyền sử dụng vùng biển của nước khác một cách hợp pháp cần được xem là mối quan ngại. Ông khẳng định biện pháp để giải quyết tranh chấp là thông qua tòa án quốc tế, tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), thương lượng trực tiếp với các bên và không đe dọa.
Các đại biểu tham gia cuộc họp Quan chức cấp cao ASEAN đặc biệt diễn ra hôm qua (27/6), tại Hà Nội cũng bày tỏ lo ngại trước những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông. Vụ trưởng Vụ ASEAN kiêm trưởng đoàn SOM ASEAN của Myanma U Aung Lynn cho biết, ASEAN đang theo dõi tình hình chặt chẽ và bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Ông U Ang-lin cũng khẳng định quan điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông là rất rõ ràng, với nguyên tắc 6 điểm, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của ASEAN trong các hoạt động giải quyết thách thức khu vực.
Theo Xahoi
Truyền thông thế giới chế giễu bản đồ Trung Quốc "Đừng có ngạc nhiên khi thấy tấm bản đồ chính thức mới của Trung Quốc không chỉ bao gồm Trung Quốc, mà còn cả một vùng mênh mông bao trùm Biển Đông nóng bỏng". Đó là câu đầu tiên trong bài viết trên tờ International Business Times (Thời báo Kinh doanh quốc tế) - đưa tin việc Trung Quốc phát hành bản đồ...