Tinh giản biên chế: Trăm dâu đổ đầu… học sinh
Quy mô lớp, học sinh không ngừng tăng, song thực hiện tinh giản biên chế, số lượng người làm việc được giao lại giảm trung bình 1,7%/năm.
Đây chắc chắn là khó khăn, trăn trở của nhiều địa phương, khiến chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng, trong đó đối tượng chịu thiệt thòi là người học.
Thiếu GV khiến nhiều trường học phải dồn lớp.
Học trò chịu thiệt
Tại Điện Biên, giáo dục mầm non, dạy học ngoại ngữ có những chỉ tiêu chưa đạt mà một nguyên nhân quan trọng là do thiếu GV.
Ông Nguyễn Văn Kiên – Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên – thông tin: Theo định mức, năm học 2018 – 2019, toàn ngành còn thiếu 1.156 GV, tập trung chủ yếu ở bậc mầm non (780 GV). Thiếu nhiều GV mầm non, thiếu cơ sở vật chất nên tỷ lệ huy động trẻ từ 3 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi ra lớp toàn tỉnh chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch giao (tỷ lệ này năm học 2018 – 2019 là 36,2%). Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ở một số điểm trường vùng khó khăn còn hạn chế.
Với dạy học ngoại ngữ, năm học 2018 – 2019, chương trình tiếng Anh hệ 10 năm được Điện Biên mở rộng ở các cấp học. Theo đó, tổ chức dạy học tiếng Anh cho 130/173 trường tiểu học (đạt 75%) với 911/1.728 lớp (đạt 57,3%) và 22.850/38.318 học sinh (chiếm 59,6%). Cấp THCS có 58/128 trường dạy tiếng Anh hệ 10 năm (đạt 45,3%); cấp THPT có 5/33 trường học tiếng Anh hệ 10 năm, đạt 15,15%.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Kiên cho rằng, triển khai chương trình tiếng Anh hệ 10 năm ở cấp tiểu học, THCS, THPT của địa phương vẫn chưa bảo đảm chỉ tiêu về số lớp, số học sinh so với kế hoạch. Một số huyện vùng cao không bảo đảm tính liên thông về dạy và học tiếng Anh khi lên học cấp THCS. Nguyên nhân do thiếu GV tiếng Anh, đặc biệt là GV tiếng Anh cấp tiểu học.
Video đang HOT
Tại Bắc Kạn, khó khăn về GV tiếng Anh khiến nhiều học sinh lớp 3 tại một số điểm trường lẻ chưa được học tiếng Anh (4 tiết/tuần và 2 tiết/tuần). Báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019 của Bắc Kạn cho thấy, tỉnh này còn thiếu GV dạy tiếng Anh theo chương trình 10 năm. Việc thực hiện hợp đồng GV ở một số địa phương, đơn vị còn gặp khó khăn, nhiều nơi không có GV tiếng Anh ký hợp đồng giảng dạy.
Thiếu GV khiến các thầy cô luôn trong tình trạng quá tải, áp lực. Tại Trường Tiểu học Vật Lại (huyện Ba Vì, Hà Nội) có 1.534 học sinh, chia thành 44 lớp. Tuy nhiên, do nhà trường phải cắt hợp đồng lao động 6 GV diện hợp đồng lâu năm nên phải dồn từ 44 lớp xuống còn 39 lớp. Sĩ số các lớp học vì thế quá tải, nhiều lớp lên đến 48 học sinh. Tương tự, Trường THCS Thụy An (huyện Ba Vì) phải tăng cường GV bộ môn khác đứng lớp; 2 môn còn lại trường xin cơ chế riêng thuê GV thỉnh giảng với chi phí 30.000 đồng/tiết học để bù vào số GV bị thiếu ở 5 bộ môn Toán, Địa lý, Vật lý, Sinh học, Công nghệ.
Đội ngũ GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục . Ảnh minh họa/ Internet
Ổn định đội ngũ: Mỗi nơi một kiểu
Đội ngũ GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Do đó, năm học 2019 – 2020, giáo dục các địa phương đều đặt nhiệm vụ tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ GV gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng GV đối với các cấp học, các chuẩn được ban hành, phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp.
Với Khánh Hòa, để khắc phục tình trạng thiếu GV Tin học cấp tiểu học, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tin học cấp tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) mới, xác định lộ trình triển khai giảng dạy môn Tin học cho 100% học sinh lớp 3 từ năm học 2022 – 2023 đến lớp 5 năm học 2024 – 2025, dự báo nhu cầu GV Tin học cần tuyển dụng cho từng năm.
“Hiện nay, các đơn vị đang thực hiện tinh giản biên chế nên có nguy cơ không bảo đảm tỉ lệ 1,5 GV/lớp để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Trong trường hợp thiếu GV, có thể sẽ phải cho các trường tiểu học hợp đồng GV đã tuyển dụng theo chế độ thỉnh giảng, trả kinh phí theo tiết dạy, hoặc các GV trong trường phải dạy tăng tiết và được thanh toán kinh phí theo chế độ dạy tăng giờ. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT kiến nghị cần có các chỉ đạo từ Trung ương yêu cầu địa phương phải bảo đảm tỉ lệ 1,5 GV/lớp ở cấp tiểu học để có thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo CT GDPT mới” -bà Hoàng Thị Lý nêu ý kiến.
Bà Hoàng Thị Lý, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Khánh Hòa chia sẻ: Theo CT GDPT hiện hành, môn tự chọn Tin học dạy 2 tiết/tuần. Khi triển khai CT GDPT mới, môn Tin học dạy bắt buộc nhưng chỉ có 1 tiết/tuần, vì vậy nhu cầu GV Tin học sẽ chỉ bằng một nửa so với hiện nay. Do đó, Sở GD&ĐT lưu ý các đơn vị quan tâm tính số tiết Tin học sẽ phải giảng dạy để tuyển dụng GV cho phù hợp; hoặc bố trí GV dạy liên trường để bảo đảm định mức 23 tiết/GV. Đồng thời Sở GD&ĐT cũng đặt hàng với Trường ĐH Khánh Hòa đào tạo GV tiểu học dạy đa môn, trong đó có môn Tin học để đáp ứng việc triển khai CT GDPT mới.
Với Điện Biên, một trong những nhiệm vụ được đưa ra trong năm học 2019 – 2020 là thực hiện các giải pháp bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu GV các cấp học theo quy định. Kịp thời thực hiện quy trình tuyển dụng bổ sung GV, đặc biệt là GV mầm non trong chỉ tiêu biên chế sự nghiệp được giao. Với vấn đề này, ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên kiến nghị: Tinh giản biên chế đối với ngành GD-ĐT nhưng phải đảm bảo định mức GV theo quy định. Giao bổ sung số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp để bảo đảm đủ định mức. Cho phép tuyển dụng nhân viên kế toán, y tế trường học, đặc biệt là tại cơ sở giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Điều chỉnh xếp loại 31 giáo viên để tránh tinh giản biên chế?
Phòng Giáo dục Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có công văn trình Ủy ban nhân dân thành phố xin điều chỉnh xếp loại thi đua cho 31 giáo viên của 2 trường học.
Ngày 03/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã ban hành công văn số 430/PGDĐT-TCCB trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Công văn được ban hành liên quan đến việc "Điều chỉnh đánh giá, phân loại viên chức năm học 2018 - 2019 của trường Trung hoc cơ sở Võ Thị Sáu và Trung học cơ sở Đông Hải".
Trường Trung học cơ sở Đông Hải. (Ảnh: ninhthuan.edu.vn)
Công văn này do cô Trần Thị Hường - Quyền trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ký.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm căn cứ Công văn số 3505/UBND-VXNV ngày 16/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế thông qua công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Công văn số 2916/SNV-QLNS ngày 29/8/2019 của Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận về việc khẩn trương báo cáo kết quả xử lý đối với các trường hợp có 2 năm học liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.
Đến nay, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tiếp nhận công văn của Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu và Trung học cơ sở Đông Hải đề nghị điều chỉnh kết quả đánh giá, phân loại viên chức năm học 2018 - 2019.Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã báo cáo kết quả xử lý đối với các trường hợp có 2 năm học liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ tại Công văn số 364/PGDĐT-TCCB, ngày 03/9/2019.
Lý do được 2 trường này đưa ra: "Cuối năm học do áp lực về thời gian, phải hoàn thành mọi hồ sơ, báo cáo đúng tiến độ nộp Phòng Giáo dục và Đào tạo".
"Để giải quyết kịp thời các công việc của nhà trường, nhà trường phân công nhân viên văn phòng tổng hợp đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm học 2018 - 2019".
"Do chủ quan khi đánh máy, nhân viên văn phòng tổng hợp nhầm cột thay vì đánh dấu vào cột "hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao" đã đánh nhầm cột "hoàn thành nhiệm vụ được giao", công văn số 430/PGDĐT-TCCB thể hiện.
Vì vậy, trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu đã điều chỉnh cho 18 viên chức và trường Đông Hải điều chỉnh 13 viên chức từ "Hoàn thành nhiệm vụ" thành "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" của năm 2018 - 2019, có liệt kê danh sách bên dưới.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã trình Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét, chấp thuận điều chỉnh, đánh giá phân loại của một số viên chức như đã đề cập.
Hưng Long
Theo giaoduc.net
Ngôi trường Thủ đô đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục Cách mạng Trường THPT Việt Đức là một trong 4 trường phổ thông của Hà Nội sau giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 và cũng là ngôi trường đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục của Cách mạng. Học sinh Trường THPT Việt Đức khai giảng năm học mới 2019-2020 Sau giải phóng Thủ đô năm 1954, Trường phổ thông 2-3 Hà Nội (tiền...