Tỉnh giấc giữa khuya thấy em trai mất ý thức nghi bị ngạt khí độc, bé gái 7 tuổi cứu sống cả nhà nhờ bài học nhỏ xíu trên lớp
Nhờ đầu óc nhanh nhạy, nhớ về bài học ở trường mà Jaydee-Lee Dummett đã cứu sống cả gia đình mình.
Chúng ta thường không xem trọng những bài học ở trường vì cho rằng nó chỉ là lý thuyết, ít khi áp dụng thực tiễn. Thế nhưng, bé gái Jaydee-Lee Dummett, 7 tuổi, cư dân thị trấn Caerphilly, South Wales, mới đây đã vận dụng kiến thức về kỹ năng sinh tồn được học trên lớp để ra tay cứu cả gia đình và được tuyên dương như một người hùng.
Tối ngày 7/3 vừa qua, Jaydee đang ngủ thì giật mình tỉnh dậy và phát hiện em trai 4 tuổi đang trong tình trạng lờ đờ và mất phương hướng. Nhìn thấy hệ thống đèn báo động khí CO ở nhà chuyển từ màu xanh sang đỏ và nhớ lại bài học an toàn khí đốt trên lớp, Jaydee tin rằng em trai bị ngộ độc khí CO. Như một phản xạ vô cùng tự nhiên, bé gái 7 tuổi lao đến bấm số gọi cứu hộ và nhờ đó mà đã cứu sống cả gia đình.
“ Tôi vô cùng tự hào. Con bé đã cứu mạng tất cả chúng tôi. Nhờ một bài học đơn giản trên lớp, Jaydee biết mình phải làm gì trong tình huống đó. Giờ nghĩ lại, nếu không có bài học đó, tôi không biết liệu cả nhà mình có còn sống hay không?” – Lindy Burke, mẹ Jaydee cho biết.
Được biết, mỗi năm tại Anh có trung bình 50 người chết và 200 người bị thương vì ngộ độc khí CO. Chính vì vậy nên hành động vận dụng kiến thức về kỹ năng sinh tồn của Jaydee rất đáng khen ngợi. Cô bé 7 tuổi này chính là tấm gương sáng để các bạn đồng trang lứa noi theo và học hỏi, áp dụng bài học bổ ích trên trường vào cuộc sống thực tiễn, đôi khi còn có thể giúp đỡ người khác thoát khỏi vòng tay Tử thần.
Video đang HOT
(Nguồn: Mirror)
Theo Helino
Phòng chống đuối nước - Bài 3: Từ ý thức bảo vệ bản thân của người Đức
Là một quốc gia phát triển với nền giáo dục tiên tiến, nước Đức dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, và coi sự phát triển toàn diện là một chuẩn mực. Tại nhiều bang của nước Đức, bơi đã trở thành một môn học bắt buộc ở trường tiểu học, cung cấp cho các học sinh một kỹ năng sinh tồn rất quan trọng.
Biết bơi là một kỹ năng sinh tồn rất quan trọng. Ảnh minh họa: ehangi.com
Mỗi tuần 2 tiết học bơi, học sinh lớp 3 ở thủ đô Berlin đã quen với thời khóa biểu này, dù vào mùa hè nắng nóng hay mùa đông băng giá. Qua một năm học, có em biết bơi, có em chưa thuần thục kỹ năng, nhưng nhìn chung, học sinh đã được học những bài học cơ bản về bơi, đi kèm các kiến thức về phòng tránh đuối nước.
Quy định bắt buộc các bể bơi phải dành một khoảng thời gian nhất định trong tuần để các trường học sử dụng vào việc dạy bơi cho học sinh. Trong thời gian này, bể bơi không mở cửa đón khách mà chỉ phục vụ giáo viên hướng dẫn và học sinh học bơi. Phần nhiều bể bơi ở Đức nằm trong nhà, có hệ thống sưởi ấm và nước nóng, nên thời tiết không phải là yếu tố quá khó khăn, ngăn cản việc học bơi của các học sinh.
Những học sinh đã học hết lớp 3 nhưng chưa biết bơi sẽ có một cơ hội khác để hoàn thành kỹ năng bơi lội, đó là kỳ nghỉ mùa thu, vào khoảng tháng 10 hằng năm. Trong kỳ nghỉ kéo dài 2 tuần này, các em học sinh lớp 4 được phép đăng ký học bơi miễn phí tại các bể bơi, nhằm bổ túc những kỹ năng còn thiếu để có thể tự bơi được.
Nhưng việc dạy và học bơi ở Đức không phải hoàn toàn thuận lợi. Thiếu bể bơi và thiếu giáo viên hướng dẫn bơi đang là vấn đề lớn. Trung bình mỗi năm tại Đức có khoảng 80 bể bơi phải đóng cửa, trong khi số lượng xây mới hoặc hoàn thành việc cải tạo lại ít hơn rất nhiều. Chính vì thế, thống kê cho thấy khoảng 25% trường học ở Đức không thể tìm được địa điểm để dạy bơi cho học sinh.
Trong khi đó, giáo viên hướng dẫn bơi đa phần là những người làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, không thuộc biên chế các trường học hay các trung tâm bơi lội, mà số lượng cũng ngày càng ít hơn. Điều này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên chính trường Đức, khi các chính trị gia bị lôi vào cuộc với yêu cầu phải tạo ra một hành lang pháp lý tốt hơn cho việc dạy và học bơi tại các trường học.
Theo thống kê của Bộ Kinh tế và Năng lượng liên bang, nước Đức hiện có hơn 7.000 bể bơi. Số lượng này không bao gồm các khu vực tắm tự nhiên ở các hồ, sông, suối... Với dân số khoảng 82 triệu người, trung bình cứ khoảng 12.000 dân lại có một bể bơi.
Động lực học bơi của các trẻ em ngày nay cũng là một vấn đề. Theo phản ánh của các giáo viên dạy bơi, bọn trẻ đến với các khóa học bơi thường bàn luận về máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc các trò chơi điện tử, phim ảnh hơn là chuyện bơi lội.
Tùy theo từng bang, ngân sách dành cho việc học bơi của học sinh có thể bao gồm ngân sách của nhà nước, tiền từ các công ty bảo hiểm, hoặc tài trợ của các công ty tư nhân. Đặc biệt, các công ty bảo hiểm thường tài trợ cho việc học bơi, cũng như các hoạt động thể dục thể thao khác, như là một phần nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro dẫn đến phải đền bù, chi trả khoản tiền lớn.
Số lượng bể bơi ngày càng ít, trong khi nhu cầu học bơi vẫn rất lớn khiến chi phí học bơi tăng cao, trung bình lên đến 100 euro mỗi người/khóa. Giá cao, nhưng cũng rất khó để các bậc phụ huynh tìm được một chỗ học bơi cho con. Cảnh hàng trăm phụ huynh đến bể bơi xếp hàng từ 5 giờ sáng để đăng ký học bơi cho con theo lịch đã công bố là điều thường xuyên diễn ra, đặc biệt tại các đô thị lớn.
Theo một khảo sát mới đây của Hiệp hội Cứu sinh Đức (DLRG), 59% trẻ em 10 tuổi ở Đức không biết bơi đúng cách. Tiêu chuẩn của một người biết bơi ở Đức là phải tự bơi được tối thiểu 200m. Chỉ 40% trẻ em dưới 10 tuổi có chứng nhận học bơi, và 36% học bơi trong các trường tiểu học. Tỷ lệ này giảm mạnh, khi vào những năm 1960, có đến 56% học bơi theo chương trình của nhà trường.
Nhóm người chịu mức độ rủi ro đuối nước cao ở Đức hiện nay là những người tị nạn. Đa phần họ đến từ những quốc gia mà ở đó, bơi không phải là môn học bắt buộc như tại Đức.
Tại các hồ, hay những khúc sông thường có nhiều người tụ tập trên bờ, trên các cây cầu... ở Đức thường có các phao cứu sinh với dây kéo, để mọi người có thể nhanh chóng và dễ dàng ứng cứu trong trường hợp có người không may bị đuối nước.
Tại Đức, công tác cứu hộ đuối nước đặc biệt được chú trọng. DLRG có tới 1,8 triệu thành viên hoặc tình nguyện viên, là tổ chức cứu hộ nước lớn nhất thế giới. Ra đời từ năm 1913 với sứ mệnh cứu người khỏi đuối nước, DLRG hiện là nơi đào tạo bơi, giáo dục về các mối nguy hiểm liên quan đến nước và cứu hộ bơi lội số một tại Đức. Hoạt động của tổ chức này được chính Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier bảo trợ.
Năm 2018, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất tại Đức suốt một thế kỷ qua, đã có 503 người thiệt mạng vì tai nạn đuối nước. Con số này tăng đột biến so với 380 người chết đuối trong năm trước. Trong số các nạn nhân của năm 2018, 71 người ở độ tuổi dưới 21, 176 người từ 21 đến 56 tuổi, 203 người trên 56 tuổi, một số khác không xác định được tuổi.
Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao khiến nhu cầu tắm ở các hồ, sông, suối... của người dân tăng lên đột biến, cộng với việc người tắm tự tin quá mức tại những vùng nước không được giám sát, bảo vệ đã dẫn đến số lượng người gặp nạn tăng cao, theo đánh giá của DLRG, dù điều đó không hẳn là biểu hiện của số lượng người không biết bơi ngày càng tăng.
Hiệp hội Bơi lội Đức đánh giá, biết bơi là chưa đủ để tránh tai nạn đuối nước. Thiếu hiểu biết về sự chênh lệch nhiệt độ, về dòng chảy của nước, hay việc xử lý các cơn co rút đột ngột (chuột rút, vọp bẻ) ở chân là những nguyên nhân có thể dẫn tới tai nạn đuối nước, ngay cả với những người đã biết bơi thuần thục.
Dù là một quốc gia phát triển, nhưng nước Đức vẫn gặp không ít khó khăn trong công tác phòng tránh đuối nước cho người dân, đặc biệt là trẻ em. Dẫu vậy, với việc được giáo dục từ bé, ý thức bảo vệ sự an toàn cho bản thân cao, cộng với việc quản lý tốt cả về con người và các khu vực nguy cơ xảy ra đuối nước cao, nhìn chung nước Đức đã hạn chế được đáng kể tai nạn đuối nước.
Phạm Thắng
Theo TTXVN/baotintuc
Mẹo tạo lửa, xác định phương hướng khi lạc trong rừng sâu Bạn có thể tận dụng kính mắt và ánh nắng mặt trời, hoặc kết hợp giấy gói kẹo cao su với cục pin tiểu để tạo ra ngọn lửa. Theo Bright Side, ở Mỹ, khoảng 2.000 người bị lạc trong rừng mỗi năm và 20 trẻ em bị bắt cóc mỗi ngày. Trong những tình huống nguy hiểm, cách ứng biến trong 72...