Tỉnh Bình Phước hiện đang thiếu gần 1500 giáo viên
Toàn tỉnh Bình Phước còn thiếu 1.500 giáo viên, riêng môn Tin học và Tiếng Anh cho năm học 2022-2023 còn thiếu 178 giáo viên.
Ngày 1/6, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh. Cuộc họp còn có sự góp mặt của lãnh đạo các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: BBP)
Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND huyện, thị xã trong tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để các địa phương hoàn thiện cơ sở vật chất một số trường nhằm đáp ứng công tác xây dựng trường đạt chuẩn. Đồng thời, bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục, nhất là đội ngũ giáo viên, vì hiện nay toàn tỉnh còn thiếu 1.500 giáo viên, riêng môn Tin học và Tiếng Anh cho năm học 2022-2023 còn thiếu 178 giáo viên.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh yêu cầu, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có các biện pháp, phương án giải quyết kịp thời để đảm bảo công tác giảng dạy cho năm học mới.
An Giang: Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị có vị trí, vai trò đặc biệt trong công tác tư tưởng của Đảng
Trong 2 ngày (13/4 và 14/4/2022), Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp tỉnh.
Đến dự và chỉ đạo Hội thi có đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi; đại diện lãnh đạo các xây dựng Đảng Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp; các đồng chí trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo; đại diện lãnh đạo ban tuyên giáo, Trung tâm bồi chính trị cấp huyện trong tỉnh.
Hội thi Giảng viên LLCT giỏi tỉnh An Giang năm 2022 là đợt sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ bổ ích và cần thiết, là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên trách - những chiến sĩ xung kích, là người cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục; tạo điều kiện để các giảng viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm; đồng thời, thúc đẩy phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trung tâm chính trị cấp huyện.
Phát biểu khai mạc hội thi, đồng chí Trần Thị Thanh Hương nhấn mạnh, công tác giáo dục lý luận chính trị (LLCT) và đội ngũ giảng viên lý luận chính trị có vị trí, vai trò vô cùng đặc biệt trong công tác tư tưởng của Đảng. Đồng chí Trần Thị Thanh Hương cho biết, những năm qua, công tác giáo dục LLCT trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung và tại các trung tâm chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh nói riêng đã được các cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo ra những chuyển biến tích cực. Qua đó, đã đóng góp quan trọng vào việc giáo dục chính trị, tư tưởng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; góp phần khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Trước những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Trung ương đã và đang chỉ đạo, hướng dẫn đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình giáo dục, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Qua đó, đòi hỏi công tác giáo dục LLCT và đội ngũ giảng viên phải tăng cường đối mới và sáng tạo không ngừng; phải thường xuyên cập nhật kiến thức trong thực tiễn cuộc sống trên nền tảng lý luận vững vàng để ngày càng trở nên sinh động, hấp dẫn và thuyết phục hơn.
Đồng chí mong muốn, thông qua Hội thi, các cấp ủy trong tỉnh nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò công tác giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị và đội ngũ giảng viên lý luận chính cấp huyện, từ đó tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho các trung tâm chính trị thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Báo cáo kết quả hội thi, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban giám khảo Nguyễn Hữu Thịnh cho biết, tham dự Hội thi có 12 thí sinh đến từ 11 trung tâm chính trị cấp huyện, là những giảng viên chuyên trách có nhiều kinh nghiệm giảng dạy lý luận chính trị. Trong đó, có 05 thí sinh nam, 07 thí sinh nữ; có 04 thí sinh là Phó Giám đốc Trung tâm chính trị cấp huyện, 08 thí sinh là giảng viên. Về trình độ chuyên môn, có 04 thí sinh trình độ thạc sĩ, 08 thí sinh trình độ cử nhân. Thí sinh lớn tuổi nhất sinh năm 1972, thí sinh nhỏ tuổi nhất sinh năm 1988.
Nội dung giáo án tham dự Hội thi của tất cả thí sinh đảm bảo yêu cầu theo qui định, gồm các bài, chuyên đề trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại trung tâm chính trị cấp huyện. Trong đó, 03 giáo án thuộc Chương trình học tập lý luận chính trị dành cho học viên đối tượng kết nạp Đảng, 05 giáo án thuộc Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới, 02 giáo án thuộc Chương trình Sơ cấp lý luận chính trị, 02 giáo án thuộc Chương trình bồi dưỡng chuyên đề dành cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; nội dung thi giảng được các thí sinh chủ động lựa chọn trên cơ sở gắn lý luận với thực tiễn tình hình tại địa phương, đơn vị. Đặc biệt, gắn với thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng trong tình hình hiện nay như: xác định động cơ vào Đảng đúng đắn; không ngừng tự phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu đảng viên; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay; bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin; nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế; những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước (trong thời kỳ dựng nước; trong thời kỳ đấu tranh chống sự đô hộ của phong kiến phương Bắc giành lại độc lập; trong thời kỳ phong kiến Việt Nam; trong thời kỳ chống thực dân, đế quốc, giành lại nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc); những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh; các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nội dung, yêu cầu của câu hỏi do Ban Giám khảo đặt ra cho thí sinh là rất ngắn gọn, cụ thể, tường minh, bám sát nội dung bài giảng, vừa sức đối các các giảng viên. Phần trả lời câu hỏi của phần lớn giảng viên là đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, giải đáp đúng và trúng với yêu cầu câu hỏi đặt ra. Đa số giảng viên có sự đầu tư công phu, nghiêm túc. Quá trình thi thể hiện rõ sự bình tĩnh, chủ động, tích cực, nhiệt tình trong giảng dạy; lựa chọn phương pháp phù hợp, có kết hợp nhiều phương pháp; sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, như: trình chiếu, hình ảnh minh họa gắn với thực tế địa phương; ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu,v.v.. qua đó góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang - Trưởng Ban Tổ chức Hội thi trao Giấy Chứng nhận và quà cho thí sinh Võ Phương Hà (Trung tâm chính trị Thị ủy Châu Đốc) đạt giải Nhất Hội thi.
Kết quả chung cuộc, thí sinh Võ Phương Hà (Trung tâm chính trị Thị ủy Châu Đốc) đạt giải Nhất; hai giải Nhì thuộc về thí sinh Võ Trần Cẩm Tú Lê Tấn Thành (Trung tâm chính trị Huyện ủy Chợ Mới) và thí sinh Lê Tấn Thành (Trung tâm chính trị Thị ủy Tân Châu); 03 giải ba (đơn vị: Trung tâm chính trị Huyện ủy Tri Tôn, Chợ Mới, Phú Tân) và 06 giải khuyến khích cho các thí sinh dự thi.
Hội thi cũng đã chọn ra 01 thí sinh xuất sắc nhất tham dự Hội thi cấp khu vực do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
PGS.TS Võ Văn Thắng, Hiệu Trưởng Trường Đại học An Giang trao Giấy Chứng nhận và quà cho 2 thí sinh đạt giải Nhì.
Thần tài gõ cửa: Hành trình đi tìm tri thức của cô giáo khiếm khuyết Đường sá lầy lội, lắm ổ gà, ổ voi ở vùng quê nghèo không làm khó được hành trình đi tìm tri thức của cô giáo trẻ. Chương trình Thần tài gõ cửa kỳ 611 mang đến cho khán giả câu chuyện vượt lên số phận của chị Trần Thị Lụa (39 tuổi, ngụ tại xã Trung Chánh, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long)....