Tình báo Ukraine: Moskva và Kiev có thể không bao giờ ký hiệp định hòa bình chính thức
Ông Kirill Budanov, Giám đốc cơ quan tình báo quân sự Ukraine, đã nhận định trong một bài báo được đăng ngày 13/11 rằng Nga và Ukraine có thể không bao giờ ký hiệp ước hòa bình chính thức để chấm dứt cuộc xung đột hiện tại.
Binh sĩ Ukraine tại khu vực giao tranh với lực lượng Nga ở thủ đô Kiev, ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN”
Theo đài RT ngày 14/11, ông Budanov đã lấy ví dụ về Nga và Nhật Bản – hai nước chưa bao giờ ký hiệp ước hòa bình toàn diện sau Thế chiến thứ hai do Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với một số hòn đảo thuộc quần đảo Kuril của Nga. Ông Budanov viết trong một bài xã luận cho tạp chí NV: “Trong lịch sử, có những trường hợp các cuộc chiến cũ giữa các quốc gia chưa kết thúc một cách hợp pháp. Một ví dụ rõ ràng là Nga và Nhật Bản. Họ không ký thỏa thuận hòa bình sau năm 1945 do tranh chấp về Quần đảo phía Bắc, còn được gọi là Quần đảo Kuril ở Nga. Vấn đề lãnh thổ này hiện đã hơn 70 năm. Đây là lý do tại sao một kịch bản như vậy rất có thể xảy ra trong trường hợp của chúng tôi, vì Nga có tham vọng lãnh thổ đáng kể khi nói đến Ukraine chứ không chỉ liên quan đến Crimea”.
Đánh giá của ông Budanov được đưa ra trong bối cảnh cuộc phản công của Kiev từ mùa hè phần lớn đã kết thúc mà không đạt được chiến thắng đáng kể nào trên thực địa. Quân đội Ukraine đã gặp khó khăn khi tìm cách xuyên thủng các tuyến phòng thủ kiên cố và vượt qua các bãi mìn dày đặc, mất nhiều xe tăng và xe bọc thép do NATO cung cấp trong quá trình này. Phát biểu với tờ Economist trong tháng này, Tướng Ukraine Valery Zaluzhny, mô tả tình hình trên chiến trường là “bế tắc”.
Triển vọng về một hiệp ước hòa bình giữa Moskva và Kiev vẫn ảm đạm khi cả hai nước đều loại trừ khả năng thỏa hiệp với nhau. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các quan chức cấp cao khác của Ukraine đã loại trừ các cuộc đàm phán, trừ khi Nga từ bỏ các vùng lãnh thổ mới giành được gần đây. Còn Nga nhiều lần nói rằng điều đó là không thể.
Video đang HOT
Crimea đã bỏ phiếu gia nhập Nga vào năm 2014. Bốn vùng lãnh thổ khác của Ukraine là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, cũng như các vùng Kherson và Zaporozhye đều đã gia nhập Nga sau khi tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này vào tháng 9/2022.
Hồi tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng mục tiêu của Nga không phải là giành được những vùng đất mới mà là để bảo vệ người dân Donbass và duy trì an ninh của chính mình. Ông nói rằng phái đoàn Ukraine đã gần ký kết hiệp ước trung lập vào tháng 3/2022, nhưng sau đó đã hủy bỏ các thỏa thuận sơ bộ.
Theo tạp chí Economist, các quan chức phương Tây cho rằng giao tranh ở Ukraine có thể tiếp tục kéo dài thêm 5 năm nữa.
Đại diện của các nước phương Tây cho rằng hiện không bên nào trong cuộc xung đột sẽ nhượng bộ. Cả Nga và Ukraine đều chưa đủ khả năng tung đòn quyết định vào đối phương.
Tạp chí chỉ ra rằng trong bối cảnh xung đột, các nước phương Tây đang cố tăng cường sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự. Tạp chí cho biết thêm rằng bất chấp những nỗ lực này, năm 2025, Mỹ có thể sẽ không sản xuất được khối lượng đạn pháo tương đương với mức sản lượng của Nga trong năm 2024.
Tình báo Ukraine thừa nhận thất bại trong nỗ lực tấn công nhà máy điện Zaporizhia
Ông Kirill Budanov, Giám đốc Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR), thừa nhận lực lượng đặc nhiệm của nước này đã thực hiện ba nỗ lực tấn công và giành quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia, nhưng đã bị lực lượng Nga đẩy lùi.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Budanov cho biết vào tháng 8/2022, lực lượng tác chiến đặc biệt của Ukraine đã vượt hồ chứa Kakhovka trên sông Dnepr, gần Energodar nhằm tạo chỗ đứng ở bờ trái cho nỗ lực tấn công Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia. Đây là chiến dịch lớn có sự tham gia của hàng trăm binh sĩ, bao gồm cả máy bay chiến đấu nước ngoài.
Ông Budanov nói rằng lực lượng này đã bị Nga đẩy lùi. Song ông khẳng định rằng thất bại đó đã mang lại một số giá trị - những binh sĩ sống sót và những người lập kế hoạch đã có được kinh nghiệm trong các hoạt động đổ bộ, có thể tận dụng để tấn công bán đảo Crimea.
Nỗ lực vượt hồ chứa Kakhovka và giành quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia cũng từng được Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, báo cáo hôm 19/10/2022. Giới chức Nga cho biết vào thời điểm đó, Kiev đã triển khai 37 tàu cao tốc cho cuộc tấn công đổ bộ và mất khoảng 90 binh sĩ.
Trước đó, ông Vladimir Rogov, Ủy viên hội đồng chính quyền tỉnh Zaporizhzhia do Nga bổ nhiệm và là Chủ tịch phong trào "Chúng tôi sát cánh cùng nước Nga", đưa tin lực lượng Ukraine đang huấn luyện hàng trăm binh sĩ cho nỗ lực mới nhằm giành quyền kiểm soát nhà máy điện Zaporizhia. Theo ông Rogov, hành động của Ukraine cho thấy Kiev vẫn chưa từ bỏ kế hoạch giành quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu.
Hôm 4/10 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói với hãng tin TASS rằng tình hình xung quanh nhà máy điện rất phức tạp, đồng thời ông cho biết Kiev sẽ không từ bỏ nỗ lực nhằm vào cơ sở này.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, đã nhiều lần cảnh báo về những rủi ro an toàn do các hoạt động thù địch gần nhà máy Zaporizhia. IAEA cũng đã thất bại trong việc hòa giải thỏa thuận giữa Nga và Ukraine về vùng an toàn quanh Energodar.
Tuần trước, một đơn vị biệt kích của Ukraine đã bị đẩy lùi khi đang tiến về mũi Tarkhankut ở rìa phía tây của bán đảo Crimea. Lính biệt kích di chuyển trên một chiếc thuyền máy quân sự và ba ván trượt phản lực hướng tới bán đảo, nơi đặt căn cứ hải quân Nga và một số sân bay. Theo Bộ Quốc phòng Nga, 31 máy bay không người lái đã bị đánh chặn và tiêu diệt trong đêm tại các khu vực phía tây của Nga là Belgorod, Bryansk và Kursk.
Động đất có độ lớn 5,6 ở quần đảo Kuril Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất (GFZ) của Đức cho biết một trận động đất có độ lớn 5,6 đã làm rung chuyển quần đảo Kuril vào lúc 8h16 GMT (15h16 giờ Việt Nam) ngày 8/11. Bản đồ vị trí tâm chấn động đất ngoài khơi quần đảo Kuril của Nga ngày 9/10/2018. Ảnh tư liệu: USGS/TTXVN Theo GFZ, chấn tiêu...