Tình báo Pháp, Đức biết vụ tấn công khủng bố Paris vài tuần trước?
Cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nhiều mục tiêu ở ngay trung tâm Paris (Pháp) đêm 13.11 cho thấy một sự thất bại trong công tác tình báo của nước này. Liệu tình báo Pháp có biết âm mưu của khủng bố trước đó?
Tình báo Pháp, Đức biết vụ tấn công khủng bố ở Paris vài tuần trước đó? – Ảnh: AFP
Cựu ủy viên cảnh sát thành phố New York, Bernard Kerik gọi cuộc tấn công khủng bố ở Paris là sự thất bại trong công tác tình báo của Pháp. Theo ông, điều này cực kỳ đáng lo ngại vì qui mô của cuộc tấn công quá lớn đòi hỏi một kế hoạch chi tiết, cụ thể nhưng lại không được cơ quan chức năng của Pháp phát hiện.
“Nhóm này cần thông tin tình báo cho cuộc tấn công”, ông Kerik, người từng giám sát lực lượng cảnh sát thành phố New York trong đợt tấn công khủng bố 11.9, nói với Newsmax. “Bọn chúng phải thăm dò tình hình trước và cần vũ khí để thực hiện vụ tấn công. Bọn chúng cũng cần được huấn luyện và phải làm đủ thứ cần thiết trước khi thực hiện vụ khủng bố”. Theo ông, những động thái này dễ dàng để các cơ quan tình báo phát hiện.
Scott Stewart, Phó Chủ tịch công ty Phân tích thông tin tình báo, có trụ sở ở Mỹ, nói vụ khủng bố ở Paris khiến nhiều thành phố trên thế giới lo ngại không biết đến khi nào nó sẽ xảy ra đối với thành phố của họ.
Video đang HOT
Người Pháp bàng hoàng về loạt tấn công khủng bố tối 13.11 – Ảnh: AFP
Stewart nói rằng cơ quan an ninh ở Pháp cũng nhận thức được rằng tình hình kinh tế và xã hội của Pháp làm cho nước Pháp dễ trở thành mục tiêu tấn công. “Về cơ bản, nước Pháp có nhiều trường hợp bị tước quyền bầu cử, thất nghiệp, những người trẻ bất mãn dễ trở thành mục tiêu chiêu dụ của những nhóm thánh chiến”, ông Stewart giải thích.
Trang mạng của lực lượng đặc biệt chuyên thông tin quân sự tình báo SOFREP dẫn nguồn tin riêng nói rằng vài tuần trước đó cảnh sát quốc gia Pháp đã gặp gỡ cảnh sát liên bang Đức và cơ quan tình báo BND (Đức) để chia sẻ thông tin bí mật rằng có một cuộc tấn công khủng bố qui mô lớn đang được lên kế hoạch nhắm vào các địa điểm ở Paris.
SOFREP cho biết, nhiều mục tiêu ở Pháp trong thời gian qua được bọn bị tình nghi là khủng bố thăm dò và một quả bom không nổ đã được tìm thấy tại một khu vực ở Paris. Chất nổ được báo cáo bị lấy cắp ở kho vũ khí của quân đội Pháp trước đó một tháng.
Cảnh sát và tình báo của Đức và Pháp tin chắc rằng vào thời gian đó những kẻ khủng bố đang lên kế hoạch tấn công nhắm vào mục tiêu “mềm”, tức là dân thường bên trong Paris. Dù xác định khủng bố, tuy nhiên theo SOFREP, tình báo Pháp vẫn còn nghi vấn mục tiêu mềm hay “cứng”, tức quân đội, chính phủ hoặc doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu cảnh sát và tình báo Pháp biết được âm mưu tấn công khủng bố qui mô lớn trước đó vài tuần, tại sao họ không ngăn chặn hoặc có phương án đối phó ngay từ đầu? Nếu thế bi kịch đã không đến mức thảm khốc. Cho đến lúc này, đó vẫn là câu hỏi lớn.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Người Pháp dùng mạng xã hội tìm bạn bè, chỗ trú ngụ sau vụ khủng bố
Người dân Pháp dùng mạng xã hội để tìm kiếm bạn bè và người thân, tìm nơi tạm trú vào ngày 14.11, sau những vụ tấn công khắp thủ đô Paris khiến trên 150 người chết vào đêm 13.11.
Người dân Paris ôm nhau trong bàng hoàng tại khu vực gần nhà hát Bataclan, nơi xảy ra vụ tấn công khủng bố làm 100 người chết - Ảnh: Reuters
Cư dân mạng đăng tải những thông tin trên mạng xã hội Twitter để tìm kiếm người thân có mặt tại hiện trường những vụ tấn công đẫm máu, bao gồm sân vận động Stade de France và nhà hát Bataclan, theo AFP.
"Nếu ai có tin tức về Lola, 17 tuổi, tại Bataclan, hãy liên hệ với chúng tôi", một cư dân mạng Pháp viết trên Twitter.
Trong khi một cư dân mạng khác bày tỏ lo lắng về một người bạn tên Thibault, có mặt tại nhà hát. "Anh ấy không quay về với tôi: hãy giúp tôi", cư dân mạng này viết trên Twitter.
Nhiều tài khoản Twitter đã "lặng tiếng" sau khi đăng tải tin nhắn về khoảnh khắc bắt đầu buổi biểu diễn tại nhà hát Bataclan, nơi các tay súng dùng súng AK-47 bắn xối xả làm ít nhất 82 người chết.
Theo AFP, 8 kẻ tấn công đã tiến hành những vụ tấn công bằng bom và xả súng tại nhiều địa điểm khắp Paris, khiến trên 150 người chết vào đêm 13.11. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất ở châu Âu và Pháp trong vòng hơn một thập niên qua.
Hàng ngàn người dân Paris dùng hashtag #PorteOuverte (mở cửa) trên Twitter để tổ chức những chỗ tạm trú ngụ cho những người còn bị mắc kẹt ở quanh các khu vực bị tấn công, do Paris được đặt trong tình trạng giới nghiêm.
"Nếu ai mắc kẹt, tôi có chỗ cho 2-3 người tạm trú ở Rue des Martyrs", một người dân Pháp viết trên Twitter, tài khoản mang trên GabDeLioncourt này còn cho biết: "Sofa của chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp đón 2-3 người ở Maraichers".
Trong khi đó, những người dân Pháp khác tự thiết lập website đường dây nóng "porteouverte.eu" giúp nhiều người tìm chỗ tạm trú.
Mạng xã hội Facebook cũng nhanh chóng ra mắt chức năng "Facebook Safety Check" để người dùng ở Paris có thể thông báo họ an toàn hay không, cùng với chức năng "Paris Terror Attacks" (tạm dịch Những vụ tấn công khủng bố Paris), tổng hợp thông tin liên quan đến vụ tấn công.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Philippines tăng cường an ninh cho APEC sau xả súng ở Pháp Philippines hôm nay tuyên bố "tăng cường an ninh" cho các lãnh đạo thế giới đến nước này dự hội nghị thượng đỉnh về kinh tế vào tuần tới, sau khi Paris rung chuyển bởi hàng loạt vụ tấn công khủng bố. Lính cứu hỏa Pháp hỗ trợ một người bị thương trong vụ xả súng ở nhà hát Bataclan, Paris. Ảnh: Reuters....