Tình báo Mỹ tiết lộ thủ pham đứng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream
Tờ New York Times dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho biết “một nhóm phá hoại thân Ukraine” đã đứng sau vụ tấn công các đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) hồi tháng 9/2022.
Một trong các vị trí xảy ra tình trạng rò rỉ khí đốt tại đường ống Dòng chảy phương Bắc trên biển Baltic ngày 29/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nguồn tin cho rằng những kẻ phá hoại rất có thể là công dân Ukraine hoặc Nga, hoặc cả hai. Tuy nhiên, không có công dân Mỹ hay Anh nào liên quan đến vụ việc này.
Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy Tổng thống Volodymyr Zelensky liên quan hay các quan chức trong Chính phủ Ukraine đã chỉ đạo cuộc tấn công.
Các quan chức Mỹ cũng không nói rõ ai đã ra lệnh hoặc trả tiền cho hành động phá hoại đó. Họ cho rằng vụ tấn công có thể do một lực lượng ủy nhiệm có liên quan tới Chính phủ hoặc lực lượng an ninh Ukraine tiến hành.
Theo đó, những quả bom đã gây hư hại 3 trong số 4 đường ống dẫn khí ở dưới đáy biển Baltic rất có thể do thợ lặn có kinh nghiệm gài. Các thợ lặn này dường như không làm việc cho quân đội hay lực lượng tình báo, song trước đây, họ có thể được huấn luyện chính quy.
Video đang HOT
Nguồn tin cũng nói rõ rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden và các trợ lý hàng đầu của ông không cho phép tấn công Nord Stream và Mỹ không liên quan tới vụ nổ đường ống. Những tuyên bố này đã bác bỏ thông tin đưa ra từ tháng trước của nhà báo điều tra Seymour Hersh, người đã cáo buộc Washington ra lệnh đánh bom và gài chất nổ vào đường ống.
Về phần mình, Đức cho biết đã nắm được thông tin về của tờ New York Times, song cuộc điều tra của riêng họ chưa kết thúc. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Thủ tướng Thụy Điển đều từ chối bình luận về thông tin mà tờ báo đưa ra.
Vụ nổ đường ống Nord Stream xảy ra sau khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine kéo dài 7 tháng. Vụ việc xảy ra ở vùng quyền kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch tại biển Baltic. Cả hai quốc gia này đều kết luận vụ nổ xảy ra là cố ý, nhưng chưa chỉ rõ ai đứng sau vụ việc.
Hồi tháng 10 năm ngoái, tình báo Mỹ cũng cho biết họ tin rằng “các phần tử” trong Chính phủ Ukraine – nhưng không phải Tổng thống Zelensky – đứng sau vụ việc, nhưng từ chối nêu tên bất kỳ ai. Kiev đã phủ nhận mọi trách nhiệm.
“Sau vụ phá hoại đường ống Nord Stream, đã có những suy đoán và lo ngại ở Mỹ rằng một bộ phận của Chính phủ Ukraine có thể cũng tham gia vào hoạt động này”, tờ New York Times đưa tin.
Tuy nhiên, giới chức phương Tây cho rằng dường như Tổng thống Zelensky và các quan chức ở Kiev không liên quan tới sự việc này, do Ukraine không muốn làm tổn hại nền tảng ủng hộ của phương Tây dành cho mình.
Mỹ và NATO gọi vụ tấn công đường ống này là hành động phá hoại, trong khi Nga đổ lỗi cho phương Tây và kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập. Tuy nhiên, không bên nào đưa ra bằng chứng rõ ràng.
Mỹ và phương Tây suy luận rằng trong số các nghi phạm đứng sau hành động phá hoại Nord Stream, Nga có khả năng thực hiện nhất, bởi điều này phù hợp với ý định của Điện Kremlin nhằm cho thấy sự mong manh của nguồn cung năng lượng châu Âu.
Tuy nhiên, Nga đã chỉ trích những cáo buộc trên là “ngớ ngẩn”. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh vụ rò rỉ đường ống này là vấn đề lớn đối với Nga, đồng thời kêu gọi các bên suy nghĩ trước khi đưa ra tuyên bố và chờ kết quả điều tra.
Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cáo buộc Mỹ là bên hưởng lợi nhất từ vụ phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream, chứ không phải Nga hay EU.
HĐBA LHQ đẩy sớm lịch họp về vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc
Theo hãng tin TASS của Nga, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ họp về "hành động phá hoại" các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc theo kiến nghị của Moskva vào ngày 21/2.
Lịch trình này đã được thay đổi so với kế hoạch đưa ra trước đó.
Vị trí rò rỉ trên đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 dưới biển Baltic, ngày 28/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo chương trình nghị sự của HĐBA công bố tối 20/2, cuộc họp sẽ diễn ra vào lúc 15h giờ địa phương (3h ngày 22/2 giờ Việt Nam). Cuộc họp dự kiến sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết của Nga liên quan cuộc điều tra quốc tế đối với vụ nổ tại các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc. Dự thảo nghị quyết đề nghị Tổng Thư ký LHQ thành lập một ủy ban luật sư quốc tế độc lập để thực hiện cuộc điều tra.
Động thái trên của Nga diễn ra sau khi nhà báo điều tra kỳ cựu người Mỹ Seymour Hersh cho rằng Washington đứng sau vụ phá hoại các đường ống Dòng chảy phương Bắc dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu hồi tháng 9 năm ngoái. Washington đã bác bỏ cáo buộc này.
Sau các vụ nổ lớn hồi tháng 9/2022, các chuyên gia đã phát hiện 4 vị trí rò rỉ trên hai tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2. Trong số này, hai vị trí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Thụy Điển và hai vị trí nằm trong EEZ của Đan Mạch. Các nước phương Tây và Nga đã đổ lỗi cho nhau về các vụ nổ này. Tuy nhiên, các cuộc điều tra do chính quyền Thụy Điển, Đan Mạch thực hiện đến nay vẫn chưa quy trách nhiệm cho bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào dù cho rằng đây là hành động "có chủ đích".
Ngày 20/2, Nga tiếp tục kêu gọi Thụy Điển chia sẻ kết quả từ cuộc điều tra. Trên tài khoản Telegram, Đại sứ quán Nga tại Thụy Điển nêu rõ: "Đã gần 5 tháng trôi qua kể từ khi xảy ra vụ phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2. Tuy nhiên, suốt thời gian này, chính quyền Thụy Điển vẫn giữ im lặng".
NATO tính 'chơi' chiến thuật mới sau các vụ nổ Dòng chảy phương Bắc Sau các vụ nổ xảy ra với hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc, mới đây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã hé lộ dự định mới để tăng cường bảo vệ các hệ thống cơ sở hạ tầng then chốt của liên minh. Các vụ nổ xảy ra cuối tháng 9/2022 đã gây hư hại nghiêm trọng...