Tình báo Mỹ bị cáo buộc do thám mạng cáp quang Âu-Á
Báo Đức “Tấm gương” ngày 29/12 cho biết Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã do thám một trong các hệ thống liên kết viễn thông quan trọng nhất thế giới, nối từ châu Âu tới Bắc Phi và điểm cuối là châu Á.
Mạng cáp quang viễn thông quốc tế Sea-Me-We-4. (Ảnh: randomdrake.com)
Trong một tài liệu được xếp hạng “tuyệt mật” ngày 13/2/2013, bộ phận có tên gọi “Tailored Access Operations” (tạm dịch: Các hoạt động truy cập tùy biến) của NSA đã thành công trong việc “truy cập thông tin quản lý mạng của hệ thống cáp quang ngầm dưới biển Sea-Me-We-4″.
Mạng viễn thông quan trọng này bắt đầu chạy từ vùng Marseille của Pháp, qua khu vực Bắc Phi, các quốc gia vùng Vịnh rồi tới Pakistan và Ấn Độ. Sau đó, nối tiếp sang Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trong số các cổ đông vận hành đường cáp quang này có tập đoàn Pháp Orange (trước đây là France Télécom) và Telecom Italia.
Theo báo Đức, các chuyên gia NSA đã tấn công một trang web của công ty điều hành mạng cáp quang trên, thu thập dữ liệu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của mạng Sea-Me-We-4.
Video đang HOT
NSA tuyên bố hiện đã làm chủ một “mảng quan trọng” của hệ thống, song đây mới chỉ là bước đầu. Tài liệu của NSA cho biết cơ quan này đã lên kế hoạch thu thập thêm thông tin liên quan mạng Sea-Me-We-4 cũng như các hệ thống cáp quang khác.
Mạng Sea-Me-We-4 viết tắt từ “Đông Nam Á – Trung Đông – Tây Âu 4″ là hệ thống cáp quang viễn thông dưới biển dài khoảng 18.800 km, kết nối các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Sudan, Ai Cập, Italy, Tunisia, Algeria và Pháp.
Mạng này hoạt động bổ sung cho mạng cáp quang dài nhất thế giới SEA-ME-WE 3 (39.000 km) nối châu Âu, châu Phi, châu Á và Australia./.
Theo Vietnamplus
EU: Có thể phạt tới 10% doanh thu nếu độc quyền
Viễn thông vốn là một ngành công nghiệp rất cạnh tranh và "nhạy cảm". Từ lâu, các nhà mạng luôn nằm dưới sự "săm soi" của cơ quan quản lí, và nhiều công ty viễn thông đã phải nhận án phạt vì hành vi lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường để kinh doanh độc quyền.
Deutsche Telekom từng dính dáng đến các vụ kiện về độc quyền.
Lợi dụng vị thế thống lĩnh, o ép đối thủ
Mới đây, Uỷ ban châu Âu đã cáo buộc tập đoàn viễn thông Deutsche Telekom vi phạm luật chống độc quyền tại thị trường Slovakia. Chi nhánh Slovak Telekom tại Slovakia của Deutsche Telekom đã bị kiện cáo là lợi dụng vị trí dẫn đầu trên thị trường để o ép các đối thủ cung cấp dịch vụ băng rộng khác. Deutsche Telekom sở hữu 51% cổ phần của Slovak Telekom.
Slovak Telekom có thể đã từ chối để các đối thủ truy cập vào mạng lưới viễn thông của họ, và đã tính mức phí quá cao đối với đối thủ. Điều này gây khó khăn cho các công ty viễn thông là đối thủ của Slovak Telekom, khiến họ không kiếm được lợi nhuận.
Là hãng viễn thông lớn ở Slovakia, cơ quan quản lí viễn thông quy định Slovak Telekom có nhiệm vụ cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh quyền được truy cập vào mạng lưới viễn thông toàn quốc của hãng.
"Truy cập vào các dịch vụ băng rộng bán sỉ của Slovak Telekom rất quan trọng với các nhà cung cấp khác, những công ty muốn cung cấp các dịch vụ bán lẻ đến người tiêu dùng cuối ở Slovakia", lãnh đạo của Uỷ ban châu Âu nói. "Tuy nhiên, các công ty đối thủ lại gặp phải những điều kiện kĩ thuật nặng nề và các điều khoản thương mại vô lí do Slovak Telekom áp đặt. Hơn nữa, Slovak Telekom đặt ra mức giá bán sỉ cao đến nỗi các hãng đối thủ không thể kiếm lợi nhuận và hoạt động kinh doanh trên thị trường băng rộng bán lẻ. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của thị trường bán lẻ băng rộng tại Slovakia", Uỷ ban châu Âu kết luận.
Viễn thông - lĩnh vực "nhạy cảm" với hành vi độc quyền
Vụ việc của Slovak Telekom chỉ là một trong số hàng loạt những phàn nàn, cáo buộc độc quyền của các công ty viễn thông trong năm 2012. Trước đó, Uỷ ban châu Âu đã phạt Telekomunikacja Polska, một chi nhánh của hãng viễn thông Pháp France Telecom, với số tiền 127,6 triệu EUR (khoảng 163 triệu USD) vì hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để độc quyền sản phẩm, dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, vụ việc không liên luỵ đến France Telecom. Năm 2007, Bỉ cũng đã xử phạt hãng viễn thông Telefónica của Tây Ban Nha số tiền 151 triệu EUR (193 triệu USD) vì cung cấp các dịch vụ Internet băng rộng với mức giá rẻ khiến đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn.
Đầu năm 2012, Uỷ ban châu Âu từng phải mở cuộc điều tra lớn nhắm vào 5 "đại gia" viễn thông Deutsche Telekom, France Telecom, Telecom Italia, Telefónica và Vodafone về những hành vi kết cấu, thông đồng áp đặt giá diễn ra từ năm 2010. Cuộc điều tra này từng được giới truyền thông cho là dấu hiệu rạn nứt giữa các công ty viễn thông lớn nhất châu Âu với cơ quan chức năng. Quan điểm của Uỷ ban châu Âu là giảm giá các dịch vụ để nhiều người tiêu dùng thu nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ viễn thông, tuy nhiên các công ty di động lại cho rằng họ phải được phép kinh doanh theo cách mang lại lợi nhuận kha khá, để có thể đầu tư vào các công nghệ mới nhất.
Theo luật của EU, các công ty có thể bị phạt tới 10% doanh thu hàng năm vì những hành vi vi phạm luật chống độc quyền.
Viễn thông vốn là một ngành công nghiệp rất cạnh tranh và "nhạy cảm", các cơ quan quản lí luôn phải điều tiết hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các nhà mạng từ lâu vẫn nằm dưới sự "săm soi" của cơ quan quản lí, phần lớn do sự tương đồng trong các cơ chế giá của họ. Chẳng hạn, hồi năm 2009, cả 4 nhà mạng lớn của Mỹ là Verizon, AT&T, Sprint Nextel, và T-Mobile USA đều bị các nhà chức tranh điều tra, sau khi tất cả 4 công ty đồng loạt tăng giá cước tin nhắn. Các công ty viễn thông của Mỹ đã nhanh chóng "thanh minh", rằng họ không hề bàn bạc, cấu kết với nhau và đều đưa ra quyết định một cách độc lập.
Theo ICTnews
Viettel nuôi tham vọng lọt Top 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới Viettel tuyên bố chuyển dịch từ công ty viễn thông trong nước sang công ty đa quốc gia, nằm trong nhóm 10 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về đầu tư ra nước ngoài và nằm trong nhóm 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh thu từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel trong năm...