Tin tưởng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT
GS.TS Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh khẳng định: Trường ĐH Vinh hoàn toàn tin tưởng và sẽ lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học năm 2020.
Ảnh minh họa/internet
Đánh giá thế nào về vai trò, tầm quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPT, GS Đinh Xuân Khoa cho rằng: Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông được quy định trong Luật Giáo dục. Trong lộ trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, những năm qua chúng ta tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhằm 2 mục đích: xét tốt nghiệp và làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục đại học tuyển sinh.
Trong bối cảnh hiện nay, khi Luật sửa đổi một số điều của luật giáo dục đại học đã có hiệu lực, Nghị định 99 NQ-CP đã quy định rõ về quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và tính chất đặc biệt của năm học này, thì tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT chung đề là cần thiết để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông toàn quốc, tạo động lực học tập tích cực cho học sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường. Kết quả thi có thể sử dụng để xét tuyển sinh đại học và cao đẳng trên tinh thần tự chủ đại học.
“Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay dự kiến gồm 3 bài thi độc lập: Toán, Văn, Ngoại ngữ và thí sinh chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Bài thi tổ hợp lấy chung 1 đầu điểm. Như vậy đủ cơ sở để đánh giá học sinh toàn diện và tránh học lệch. Số buổi thi dự kiến giảm có thể giảm tải cho thí sinh. Theo chúng tôi phương án như vậy là hợp lý, không gây xáo trộn lớn vì việc chuẩn bị của thí sinh là cả quá trình học, không chỉ học kỳ cuối cấp” – GS Đinh Xuân Khoa cho hay.
Cũng theo GS Đinh Xuân Khoa, học sinh hoàn toàn yên tâm với cách thức tổ chức thi hiện nay. Hầu hết các trường đại học vẫn lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT. Một số trường có thể tổ chức thi riêng nhưng vẫn dành chỉ tiêu lấy từ kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học bậc THPT. Thêm vào đó, nếu thí sinh có tham gia cả hai kỳ thi thì việc học cũng không nặng thêm vì phạm vi kiến thức là không thay đổi.
Video đang HOT
“Trường ĐH Vinh hoàn toàn tin tưởng và sẽ lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học năm 2020. Năm nay, ngoài lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT, Trường ĐH Vinh còn xét tuyển dựa vào kết quả 5 học kỳ THPT (2 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12), và tuyển thẳng theo quy định” – GS Đinh Xuân Khoa chia sẻ.
Thi tốt nghiệp THPT: Trường đại học vẫn có thể lấy kết quả để tuyển sinh
Về dự kiến tổ chức thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã khẳng định các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh và cho phép thí sinh tự do dự thi để xét tuyển ĐH.
Học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum trở lại trường học tập sau đợt nghỉ dịch Covid-19 - ẢNH: ĐỨC NHẬT
Khác biệt lớn nhất là giảm độ khó đề thi
Ngày 28.4, trao đổi với báo chí về kỳ thi tốt nghiệp THPT, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định phương án tổ chức kỳ thi không có nhiều thay đổi so với năm 2019. Bộ GD-ĐT vẫn tổ chức ra đề thi, xây dựng và cung cấp các phần mềm chấm thi, các thí sinh vẫn dự thi ngay tại địa phương mình. Nội dung thi nằm trong chương trình học sau tinh giản theo tinh thần "học gì thi nấy". Các bài thi và điểm thi môn thành phần trong các bài thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội về cơ bản vẫn như năm 2019. Các trường ĐH, CĐ vẫn có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để làm căn cứ tuyển sinh.
Tôi đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ tổ chức xây dựng đề thi tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và sẽ sớm công bố để giúp giáo viên, học sinh có định hướng trong dạy học, ôn tập, giúp các em yên tâm học tập
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ
Điểm khác biệt đáng kể là nội dung thi giới hạn theo chương trình đã tinh giản, độ khó của đề thi sẽ giảm, không đánh đố để phù hợp với điều kiện dạy, học trong tình hình dịch bệnh và mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên mặt bằng chung của cả nước; thời gian thi rút ngắn.
Ngoài ra, thay vì Bộ GD-ĐT phải điều động gần 50.000 cán bộ, giảng viên ĐH về coi thi, chấm thi, giám sát, thanh tra chấm thi như những năm gần đây thì năm nay Bộ chỉ điều một số lượng nhỏ về giám sát, thanh tra thi để phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. UBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức kỳ thi và chịu trách nhiệm về sự an toàn, nghiêm túc, chất lượng của kỳ thi tổ chức tại địa phương.
Ông Nhạ cũng nhấn mạnh các ĐH, trường ĐH, học viện, CĐ cần tính toán thận trọng phương án tuyển sinh, không gây hoang mang, lo lắng cho học sinh. "Tôi đang chỉ đạo xây dựng quy chế tuyển sinh đảm bảo tinh thần thực hiện tự chủ ĐH nhưng phải đề cao trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch và chia sẻ với những khó khăn của học sinh, phụ huynh trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của bệnh dịch Covid-19", ông Nhạ nói.
Mặc dù kỳ thi được giao về cho địa phương tổ chức, ông Nhạ khẳng định Bộ GD-ĐT vẫn phải chỉ đạo sát sao, giám sát chặt chẽ để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, trung thực, bảo đảm kết quả thi chính xác, khách quan, tin cậy. Bộ GD-ĐT đang tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện quy chế thi tốt nghiệp THPT theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Bài thi tổ hợp sử dụng 1 đầu điểm nhưng chấm điểm từng môn
Xung quanh dự kiến chỉ tính 1 đầu điểm bài thi tổ hợp sau đó lại chuyển sang tách thành 3 đầu điểm, ông Phùng Xuân Nhạ lý giải, Bộ GD-ĐT quyết định, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, bài thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tính 1 đầu điểm để xét tốt nghiệp nhưng vẫn được chấm và công bố điểm các môn thi thành phần.
Về nội dung đề thi năm nay, ông Nhạ khẳng định do kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm học của học sinh nên đề thi vẫn có sự phân hóa phù hợp để phân loại đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.
Tuy phân hóa mức độ khó có giảm so với các năm trước nhưng vẫn đảm bảo được phân loại học sinh nên các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả để tuyển đầu vào.
"Tôi đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ tổ chức xây dựng đề thi tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và sẽ sớm công bố để giúp giáo viên, học sinh có định hướng trong dạy học, ôn tập, giúp các em yên tâm học tập", Bộ trưởng GD-ĐT chia sẻ.
Cho phép thí sinh tự do dự thi để xét tuyển vào ĐH
Theo dự kiến ban đầu khi thay đổi kỳ thi THPT quốc gia thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT dự kiến quy định thí sinh tự do không được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT mà phải đăng ký xét tuyển ĐH theo phương thức khác, tùy từng trường.
Tuy nhiên, ngày 28.4, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định việc thay đổi từ kỳ thi trong bối cảnh dịch bệnh, phải điều chỉnh chương trình, phương thức dạy, học; giới hạn nội dung và độ khó của các bài thi; theo nguyện vọng của thí sinh tự do và tiếp thu ý kiến của dư luận xã hội, các cơ quan chức năng, Bộ GD-ĐT thống nhất cho thí sinh tự do được tham dự kỳ thi năm nay để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Tuệ Nguyễn
Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh và nhà trường 'thở phào', chờ văn bản chính thức Sau sự điều chỉnh của Bộ GD-ĐT từ lấy 1 đầu điểm của bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội thành 3 đầu điểm, các học sinh và nhà trường 'thở phào' nhẹ nhõm. Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - NGỌC DƯƠNG Lý do quan trọng vì cuối cùng Bộ GD-ĐT...