Tin tưởng chất lượng nguồn tuyển
Hài lòng và yên tâm tin tưởng để tuyển sinh, đó là chia sẻ của rất nhiều đại biểu về kết quả thi THPT quốc gia khi tham dự Hội nghị “Công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH”.
Ảnh minh họa/ Internet
Nhận định trên không hẳn chỉ là cảm tính mà có cơ sở dựa trên những số liệu đã được Bộ GD&ĐT tổng hợp. Nhắc lại câu chuyện về công tác coi thi, chấm thi; Bộ GD&ĐT đã tổng kết: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 được tổ chức đúng quy chế, an toàn nghiêm túc. Thành công của kỳ thi có sự góp sức không nhỏ của các trường ĐH và các lực lượng xã hội khác.
Đáng chú ý, phân tích phổ điểm cho thấy, kết quả thi THPT quốc gia đã phản ánh trung thực chất lượng GD của các địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng, miền. Qua đó thể hiện tính khách quan, trung thực của kỳ thi. Kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT; đồng thời cung cấp dữ liệu làm cơ sở để tuyển sinh ĐH, CĐ và cung cấp thông tin bổ sung về chất lượng GD phổ thông. Vừa bảo đảm kiến thức, kỹ năng cơ bản của THPT, vừa có tính phân loại cao để tuyển sinh ĐH, CĐ.
Có thể nói, đến thời điểm này, kỳ thi đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Phần còn lại là công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ, làm sao để xã hội yên tâm, tin tưởng về chất lượng tuyển sinh; từ khâu kỹ thuật, phương thức cho đến nguồn tuyển.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT luôn tôn trọng quyền tự chủ của các trường ĐH và luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất có thể để các trường tuyển sinh. Tuy nhiên, không vì thế mà các trường có thể “phớt lờ” Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn của Bộ để tuyển sinh bằng mọi giá và tuyển sinh theo kiểu “vơ bèo vạt tép”. Tự chủ tuyển sinh nhưng các trường vẫn phải bảo đảm chất lượng, có trách nhiệm với người học và xã hội.
Thực ra, điểm đến của các trường ĐH không phải là công tác tuyển sinh, cũng không phải là quá trình đào tạo, mà điểm đến của các trường ĐH là sản phẩm đầu ra phải đạt chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tức là sinh viên ra trường phải có việc làm và không phải đào tạo lại. Thiết nghĩ, công tác tuyển sinh chỉ là một mắt xích quan trọng để các trường đào tạo ra những sản phẩm có chất lượng như mong muốn.
Nói như Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) Mai Văn Trinh, công tác tuyển sinh chỉ là một chỉ số, quá trình đào tạo cũng là một chỉ số nhưng cái quan trọng nhất và có tính căn cơ bài bản là các điều kiện bảo đảm chất lượng của các trường ĐH. Thực tế cho thấy, những cơ sở nào chăm lo đến các điều kiện bảo đảm chất lượng thì chất lượng đào tạo của trường đó đều tốt.
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đề án tuyển sinh và phương án xét tuyển, việc cần làm lúc này là, các trường cần bảo đảm chất lượng ngay từ khâu tuyển sinh đầu vào. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý: Chúng ta tiếp cận theo khung trình độ quốc gia; chuẩn chất lượng không chỉ chú trọng đầu vào mà cần chú trọng trong quá trình tổ chức đào tạo và chất lượng đầu ra.
Tâm An
Theo GDTĐ
Đại học KHXH&NV công bố điểm sàn, khối C cao nhất 19 điểm
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học chính quy (điểm sàn) theo phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia năm 2019.
Theo đó, những ngành có tổ hợp có số điểm sàn cao nhất thuộc về Báo chí, Tâm lý học, Đông phương học, Quan hệ công chúng, với 19 điểm.
Cụ thể: gồm Ngành Báo chí, mã ngành QHX01, C00; Ngành Đông phương học: mã ngành QHX05, C00 Ngành Tâm lý học: mã ngành QHX19, C00; Ngành Đông phương học và Quan hệ công chúng, cũng tương tự với tổ hợp C00, đều là 19 điểm.
Đây cũng là những ngành mà theo đánh giá của PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV là những ngành "hot" của trường, nhu cầu lớn và chỉ tiêu tuyển cũng nhiều.
Ngành có tổ hợp có mức điểm sàn thấp nhất, ở mức 15 điểm, là Báo chí ** (CTĐT CLC TT23), tổ hợp D78,D82,D83; Chính trị học, tổ hợp A00; Khoa học quản lý **
(CTĐT CLC TT23), ở cả hai tổ hợp D01,D03,D04 và D78,D82,D83; Lưu trữ học, tổ hợp A00; Nhân học, tổ hợp A00; Quản lý thông tin, tổ hợp A00; Quản lý thông tin **
(CTĐT CLC TT23) ở cả hai tổ hợp D01,D03,D04 và D78,D82,D83; Thông tin thư viện; Tôn giáo học; Triết học; Văn học: đều ở tổ hợp A00.
Đối với các ngành khối C, mức điểm sàn thấp nhất là 17 điểm. Như vậy, theo như dự đoán về mức điểm chuẩn khối C của PGS.TS Hoàng Anh Tuấn là khá sát, khi nhận định điểm chuẩn khối C năm nay không cao, thậm chí thấp hơn năm 2018.
Thí sinh lưu ý; (*) Mức điểm đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực (nếu có).
- (**) Với các chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23/2014-TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (CTĐT CLC TT23): Thí sinh phải đảm bảo điều kiện môn Ngoại ngữ của kì thi THPT quốc gia năm 2019 đạt tối thiểu điểm 4.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định của Bộ GD-ĐT và ĐHQGHN.
Thí sinh đủ điều kiện đăng ký xét tuyển (ĐKXT) khi tính đến thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương; Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.
Theo thuonggiaonline
Cô gái đặc biệt nhất Olympic quốc tế: "Em học ngẫu hứng" Nguyễn Khánh Linh (lớp 12 Trường THPT Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ giành được huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2019 mà còn đoạt giải đặc biệt là nữ sinh có thành tích cao nhất. Nguyễn Khánh Linh là một trong ba thí sinh của đội tuyển Việt Nam giành được huy chương Vàng tại kỳ thi...