Tin nhắn lừa đảo xuất hiện trong hộp thư của ngân hàng
Nhiều người nhận được tin nhắn trong hộp thư của ngân hàng về một giao dịch bất thường, trong đó chứa đường link dẫn về trang web lừa đảo.
Tối 3/2, nhiều người nhận được tin nhắn mang tên ngân hàng ACB. Nội dung thông báo việc phát hiện giao dịch bất thường và đề nghị người dùng truy cập một đường link để hủy giao dịch đó. “Chung toi phat hien tai khoan cua ban dang tieu dung o nuoc ngoai. Neu khong phai ban dang tieu dung vui long bam… de huy thanh toan”, tin nhắn viết.
Khi truy cập đường link, người dùng được dẫn tới một trang web có giao diện giống website của ngân hàng và được đề nghị điền tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản.
Tin nhắn xuất hiện chung luồng với tin nhắn của ngân hàng, nhưng dẫn tới đường link lừa đảo (bên phải).
Trương Gia Bảo, một người dùng tại TP HCM, cho biết anh và nhiều người trong gia đình đã nhận được tin nhắn như trên. Mặc dù đã được cảnh báo về các hình thức lừa đảo mạo danh ngân hàng, việc nhận được tin nhắn từ chính đầu số của ngân hàng, khiến anh tưởng thật.
“Trước đây, tin nhắn mạo danh thường đặt tên gần giống ngân hàng, nhưng lần này tin nhắn xuất hiện ngay trong hộp thư của ngân hàng, lẫn với SMS OTP trước đó khiến tôi tưởng thật và suýt làm theo”, anh Bảo kể.
Hồi cuối tháng 1, nhiều người cũng nhận được tin nhắn tương tự nhưng mang thương hiệu Sacombank.
Video đang HOT
Sacombank và ACB khẳng định họ không gửi tin nhắn tới khách hàng với nội dung như trên.
Theo các chuyên gia bảo mật, hình thức lừa đảo mạo danh ngân hàng vốn đã có từ lâu, nhưng nay trở lại với hình thức tinh vi hơn. Điểm mới là tin nhắn lừa đảo xuất hiện chung với SMS của ngân hàng. Người dùng không có cách nào kiểm tra tin nhắn từ số nào gửi tới nên dễ tin tưởng và làm theo.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đức của công ty bảo mật CyRadar, đây là tin nhắn được gửi từ các dịch vụ SMS Over IP, giả mạo “brandname”. “Do cơ chế hoạt động của hệ điều hành trên smartphone, các brandname giống nhau sẽ được nhóm vào một. Vì vậy, các tin nhắn lừa đảo sẽ xuất hiện cùng tin nhắn của ngân hàng”, anh Đức nói.
Ngoài ra, ông Đức cũng cho rằng, có thể hacker đã khai thác được lỗ hổng trong các dịch vụ cung cấp tin nhắn “brandname” và chèn nội dung lừa đảo vào. Ngoài ra, có thể điện thoại của nạn nhân bị cài mã độc. Mã độc đó chèn các SMS mạo danh vào các luồng tin nhắn trên máy. Khi truy cập các đường link được cung cấp, người dùng sẽ được điều hướng đến các website có giao diện và tên miền giống ngân hàng, nhưng thực chất website lừa đảo.
CyRadar mới đây đã phát hiện hai “ổ” tấn công lừa đảo trực tuyến, nhắm vào 27 ngân hàng và ví điện tử tại Việt Nam. “Chúng tôi phát hiện ra 2 địa chỉ IP của máy chủ được sử dụng vào mục đích đặt các website lừa đảo. Chỉ tính riêng từ tháng 1 đến nay, đã có 180 tên miền mạo danh được trỏ vào 2 cụm máy chủ này”, đại diện CyRadar chia sẻ.
Ông Đức cho hay, lợi dụng Tết, nhu cầu giao dịch, thanh toán trực tuyến, tặng quà hoặc lì xì online tăng, các nhóm tội phạm mạng đang đẩy mạnh các chiến dịch lừa đảo trực tuyến.
Các chuyên gia khuyên người dùng không nên bấm vào những link bất thường, kiểm tra kỹ trang web trước khi điền mật khẩu, thiết lập bảo mật OTP cho các tài khoản và nên trang bị phần mềm bảo mật để bảo vệ máy tính và điện thoại.
Thẻ từ ATM sẽ bị "xóa sổ" và được thay thế bằng thẻ chip, chúng khác nhau như thế nào?
Nhiều người sử dụng thẻ ATM từ các ngân hàng đã lâu nhưng vẫn không biết rõ thẻ mình dùng là thẻ nào, mức độ bảo mật đến đâu.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo về việc sẽ dừng phát hành thẻ từ ATM từ ngày 31/3/2021, thay thế hoàn toàn bằng thẻ chip. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn phân vân không phân biệt được điểm khác nhau giữa 2 loại thẻ này.
Thẻ từ là gì?
Thẻ từ có mức độ bảo mật thông tin khá thấp bởi thông tin được lưu trên dải từ ở mặt sau của thẻ không được mã hoá.
Khi khách hàng cắm thẻ vào máy ATM hay quẹt thẻ trên máy POS, thông tin cá nhân lưu trữ ở dải từ màu đen phía sau sẽ được đọc bởi các đầu đọc trong máy, do vậy chỉ cần một thiết bị quẹt thẻ từ thông dụng trên thị trường, kẻ gian có thể dễ dàng đánh cắp thông tin thẻ.
Sau đó, họ cũng dễ dàng tạo ra các thẻ giả với thông tin sao chép được ở trên, đồng thời gắn các thiết bị lén ghi lại thao tác nhập mã PIN của khách hàng. Với cách thức chiếm đoạt khá đơn giản kẻ gian có thể trộm tiền từ tài khoản ngân hàng của khách hàng. Đây là hình thức chiếm đoạt tài sản khá phổ biến hiện nay.
Thẻ chip là gì?
Thẻ chip là thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng có kích thước theo tiêu chuẩn như chiếc thẻ ATM thông thường và chứa một con chip nằm ở mặt trước thẻ.
Chip này sẽ mã hóa thông tin để tăng bảo mật dữ liệu khi thực hiện giao dịch tại máy quẹt thẻ ở các cửa hàng hoặc các máy rút tiền tự động (ATM). Thẻ chip là thẻ thanh toán quốc tế, nên đều có thể thực hiện giao dịch trên toàn cầu cũng là 1 điểm cộng của chiếc thẻ này.
Hiện nay rất nhiều ngân hàng Việt Nam đã có loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế có gắn chip như VIB, VietinBank, VietcomBank, Techcombank, ACB, Sacombank, Nam Á Bank...
Ngoài ra, thẻ chip hiện nay trên thị trường còn đi kèm tính năng thẻ chạm không tiếp xúc, nhằm bảo mật tăng cường, hạn chế sự tiếp xúc qua tay của người khác lên thẻ ATM cá nhân.
Để thanh toán 1 giao dịch, bạn chỉ cần chạm thẻ vào máy quẹt thẻ, không cần đưa nhân viên cà thẻ hoặc đưa chip vào máy.
Thẻ chạm không tiếp xúc sẽ có biểu tượng cột sóng bên cạnh chip, đây là dấu hiệu để các bạn nhận biết thẻ ATM của mình có thể thanh toán chạm
Bên cạnh đó, từ ngày 31/3/2021, các ngân hang buộc sẽ phải chuyên đôi hoàn toàn sang the chip vi sư bao mât va an toan cua khach hang.
Cảnh báo: Sau các trang web bán vé máy bay, đến lượt website ngân hàng giả xuất hiện tràn lan, thủ đoạn lừa đảo cực kỳ tinh vi Sau hàng loạt các website lừa đảo bán vé máy bay, thì hiện nay các website lừa đảo giả mạo ngân hàng đang "mọc" lên ngày càng nhiều khiến người dùng hoang mang. Mới đây, sau một loạt các trang web lừa đảo bán vé máy bay xuất hiện rộng rãi trên Internet, người dùng lại hoang mang hơn khi đến lượt các...