Tín hiệu vui sau ca xuất viện tại Thanh Hóa
Trường hợp của chị Nguyễn Thị Trang (25 tuổi, ngụ huyện Yên Định, Thanh Hóa) rất đặc biệt, bởi đây là ca nhiễm bệnh nCoV đầu tiên ở Thanh Hóa và cũng là người Việt Nam đầu tiên nước ta được chữa khỏi bệnh, điều này cho thấy bệnh viện tuyến dưới hoàn toàn có thể chữa khỏi căn bệnh này.
Lãnh đạo BV Đa khoa Thanh Hóa tặng hoa chị Trang khi xuất viện.
Những ngày “căng mình” ở BV Đa khoa Thanh Hóa
Thầy thuốc Ưu tú, BS Chuyên khoa 2 Lê Văn Sỹ, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa bày tỏ: Mỗi một bệnh nhân được bình an ra viện đó là niềm vui của tất cả thầy thuốc. “Nhưng với riêng trường hợp của bệnh nhân Trang thì rất đặc biệt, bởi đây là ca nhiễm bệnh nCoV đầu tiên ở Thanh Hóa và cũng là người Việt Nam đầu tiên nước ta được chữa khỏi bệnh.
Điều này cho thấy năng lực chữa bệnh của BV tuyến dưới như tuyến tỉnh của chúng tôi là hoàn toàn có thể chữa khỏi căn bệnh này. Điều này giúp ích rất lớn cho phương án đáp ứng với các cấp độ bệnh dịch, nhất là khi dịch bệnh lan rộng và diễn biến phức tạp như kịch bản của Bộ Y tế”, BS Sỹ nói.
Theo BS Sỹ, chị Trang cùng 8 công nhân của Công ty Nihonplas được cử tham gia khóa đào tạo nâng cao trình độ tại quận Đông Tây Hồ, TP Vũ Hán, Trung Quốc khoảng hai tháng trước. Ngày 17/1, bệnh nhân trở về Việt Nam bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài, sau đó được đón bằng xe của công ty di chuyển về trụ sở công ty tại xã Thiện Kế, huyện Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 23/1 bệnh nhân bắt xe ra Bến xe Giáp Bát (Hà Nội) và đi xe khách về nhà tại xã Định Hòa, Yên Định, Thanh Hóa.
Đến 22h cùng ngày, bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp, sốt, ho, tức ngực. Đến 13h ngày 24/1, bệnh nhân được gia đình đưa đến BV Đa khoa huyện Yên Định khám, sau đó được chuyển tuyến điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Tình trạng bệnh nhân khi nhập viện tại BV Đa khoa Thanh Hóa trong tình trạng tỉnh táo, sốt cao, nhiệt độ 39,2C, ho nhiều, tức ngực, khó thở nhẹ, mạch 100 lần/phút, huyết áp 120/70 mmHg. Ngay khi nhập viện bệnh nhân đã được đưa vào khu điều trị cách ly và thực hiện các biện pháp phòng hộ cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế của Khoa Bệnh Nhiệt đới trực tiếp thăm khám, điều trị bệnh nhân.
Ngay khi tiếp nhận thông tin từ BV huyện Yên Định, BV Đa khoa Thanh Hóa đã khởi động khẩn cấp các khâu, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị và bố trí khu vực điều trị cách ly thuận lợi cho việc thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.
BV đã báo cáo Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTKSBT) tỉnh để phối hợp lấy mẫu bệnh phẩm gửi ra Viện Vệ sinh dịch tễ TW xét nghiệm chẩn đoán xác định, đồng thời thực hiện các biện pháp giám sát, dự phòng lây nhiễm cho tất cả nhân viên y tế tham gia phục vụ bệnh nhân.
Các bác sĩ, điều dưỡng tham gia điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân hàng ngày thăm khám, bám sát tình hình diễn biến bệnh của bệnh nhân để phát hiện sớm tất cả những biến chứng có thể xảy ra để kịp thời xử lý hiệu quả.
Video đang HOT
Sau bốn ngày được chăm sóc, điều trị tích cực theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của Bộ Y tế, đến chiều ngày 28/1 (mùng 4 Tết) bệnh nhân đã hết sốt, không khó thở, giảm ho, các chỉ số sinh tồn đều trong giới hạn bình thường.
Đến chiều ngày 30/1, TTKSBT tỉnh thông báo kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với chủng mới của virus Corona (nCoV). Sáng ngày 31/1, TTKSBT lấy mẫu xét nghiệm virus Corona lần 2 và đến chiều ngày 2/2 có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV. Bệnh nhân được ra viện vào sáng 3/2, toàn bộ chi phí điều trị cho người bệnh đều được miễn giảm.
“Cuộc đời mới như mở ra với tôi”
BS Sỹ chia sẻ: “Kinh nghiệm được rút ra của chúng tôi là chủ động chuẩn bị sớm phương án phòng chống dịch một cách toàn diện cả về cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị, cũng như nguồn nhân lực phục vụ phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, BV còn nhận được sự động viên, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành y tế địa phương và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời của Bộ Y tế cũng như sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành khi có yêu cầu.
Cho nên ngay từ khi có thông tin về dịch bệnh diễn biến phức tạp ở quốc gia lân cận, có khả năng lây lan về nước, BV đã lập phương án và thường xuyên nắm bắt thông tin cập nhật về dịch bệnh; khi có ca bệnh trong nước và ca bệnh nghi ngờ xuất hiện trên địa bàn”.
Từ chiều 24/1 (tức 30 tết Canh Tý), BV đã tổ chức tập huấn về hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới (nCoV) của Bộ Y tế cho tất cả cán bộ y tế Khoa Bệnh nhiệt đới để kịp thời đáp ứng chẩn đoán, điều trị với những ca bệnh nghi ngờ đầu tiên nhập viện.
Ngay sau khi có kết quả ca bệnh dương tính với nCoV đang cách ly điều trị tại BV vào ngày 30/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch nCoV của BV đã tổ chức họp khẩn và ban hành phương án đáp ứng với các cấp độ dịch bệnh nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, hạn chế mức thấp nhất sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh.
Ban Chỉ đạo đã xây dựng kịch bản với các phương án đáp ứng tại BV Đa khoa Thanh Hóa theo 4 cấp độ dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, thuốc men, hóa chất, trang thiết bị y tế, nhân lực, công tác hậu cần đảm bảo việc thu dung, cách ly điều trị, quản lý ca bệnh tại BV theo nguyên tắc 4 tại chỗ; thành lập các đội cơ động phản ứng nhanh, đội cấp cứu ngoại viện hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y tế trong tỉnh khi có yêu cầu.
Đến chiều 31/1, BV tiếp tục tổ chức tập huấn cho tất cả nhân viên y tế trong BV về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch. BV luôn trong trạng thái sẵn sàng đáp ứng các tình huống xảy ra.
Về phía chị Trang, người phụ nữ kể lại: “Tôi không nghĩ mình bị nhiễm virus Corona vì ở Vũ Hán không đi đâu, không tiếp xúc gì nhiều với người bản địa. Các y, bác sĩ khi nghe tôi nói vừa từ vùng dịch trở về ai cũng giật mình và lo lắng”.
Những ngày nằm viện, chị được điều trị cách ly. Đấu tranh tâm lý, bệnh nhân tự trấn an, tạo động lực bằng suy nghĩ tích cực. “Hôm đó đã 30 Tết, mọi người thì đi sắm đồ cho ngày cuối năm, tôi thì nằm viện. Tôi gọi điện hỏi thăm sức khỏe từng người thân, bạn bè đã từng tiếp xúc với mình có biểu hiện lạ hay không. Tôi lo lắng họ sẽ lây bệnh từ mình, nhất là người già, trẻ nhỏ, những người có sức đề kháng yếu. Tôi không sợ bị bệnh, tôi chỉ sợ do mình mà lây cho bố mẹ, cho người thân, cho bạn bè thì khổ người ta”, chị nói.
“Ba ngày đầu nhập viện, tôi sốt cao, ho nhiều. Lúc nào cũng chỉ thấy căn phòng trống vắng, các y, bác sỹ thì bịt kín mặt mũi vào truyền thuốc, lấy mẫu, hỏi han rồi lại đi ra nên rất buồn và lo. Đến ngày thứ tư, tôi khỏe dần và không còn sốt. 10 ngày sau tôi nhận kết quả âm tính với virus, cuộc đời mới như mở ra với tôi”, chị nhớ lại.
Nhận thức căn bệnh này nguy hiểm bởi mức độ lây lan nhanh, lại chưa có thuốc đặc trị nhưng chị tin rằng với sự lạc quan, niềm tin lớn lao và thực hiện đúng các quy định vệ sinh, phác đồ điều trị của BS thì bệnh dịch sẽ được chữa khỏi.
Sáng qua (5/2), tại buổi tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (nCoV) ở BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM, BS Lê Hồng Nga, Trung tâm Kiểm dịch TP HCM (CDC), chia sẻ câu chuyện giám sát 3 bệnh nhân nhiễm virus Corona tại TP HCM.
Ba ca nhiễm virus Corona bao gồm 2 cha con người Trung Quốc và một Việt kiều Mỹ. Ba trường hợp đều có lộ trình hết sức phức tạp gây khó khăn trong quá trình theo dõi, giám sát cách ly đối với những người tiếp xúc.
Về hành trình di chuyển của bệnh nhân Việt kiều Mỹ. Thông tin ban đầu cho thấy người này chỉ lưu trú tại khách sạn ở quận 3 trước khi nhập viện. Tuy nhiên, qua điều tra, CDC phát hiện hành trình của người này phức tạp hơn nhiều.
Theo đó, ngày 16/1 khi nhập cảnh Việt Nam, Việt kiều Mỹ có dấu hiệu ho dữ dội nên tự đi khám tại phòng khám tư Thiên Ân và không được chữa khỏi. Tiếp đó, người này đến BV Tai – Mũi – Họng để khám và vẫn không được điều trị thành công.
Cuối cùng, đến ngày 31/1, dựa trên thông tin truyền thông, lịch trình di chuyển và biểu hiện bệnh của vị khách, nhân viên khách sạn đã đưa Việt kiều Mỹ nhập BV Bệnh Nhiệt đới. “Gần như ngay lập tức, chúng tôi lên danh sách người tiếp xúc với bệnh nhân và tiến hành cách ly 2 tuần với những người này”, BS Nga nhớ lại.
Lúc đầu, cơ quan chức năng khuyến khích các trường hợp này tự cách ly tại nhà. Nhưng trong quá trình cách ly, có người tại khách sạn mà Việt kiều Mỹ lưu trú bỏ trốn. Do đó, hệ thống phòng dịch phải tiến hành cách ly tập trung tại khách sạn.
Về hai cha con người Trung Quốc là những trường hợp đầu tiên xác định dương tính với virus Corona tại Việt Nam, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, CDC đã phải lần theo dấu vết từng bước đi của 2 người để giám sát.
Theo đó, khi lưu trú tại TP HCM, hai cha con có dấu hiệu sốt cao, ho dữ dội nên đã đến khám tại BV huyện Bình Chánh. Tại đây, do chưa có cơ chế khám cho người nước ngoài nên được chuyển lên BV Chợ Rẫy.
Khi lực lượng chức năng đến khách sạn và giải thích tình hình, nhân viên tại đây đã lập tức yêu cầu người thân của 2 cha con nhiễm bệnh rời khỏi khách sạn. Do đó, BV đã phải thu xếp phòng riêng để người này lưu trú trong quá trình cách ly.
“Phải lần theo dấu vết từng bước đường đi của người nghi nhiễm bệnh để lập tức giám sát. Nếu không nhờ hệ thống phòng dịch hiệu quả, Việt Nam sẽ không thể phát hiện trường hợp lễ tân ở Nha Trang dương tính với virus từng tiếp xúc với 2 cha con người Trung Quốc nhiễm bệnh”, BS Nga đưa ra lời khuyên.
Hoàng Ngọc
Theo baophapluat
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa: Can thiệp bít lỗ thông thành công cho cháu bé 13 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh
Một bệnh nhân 13 tháng tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế - một bệnh tim rất hiếm gặp nhưng gây suy tim và tử vong rất sớm ở trẻ, đã được các bác sỹ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp bít lỗ thông thành công. Đây là lần đầu tiên bệnh này được can thiệt và điều trị tại Thanh Hóa.
Các bác sỹ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thực hiện quá trình bít lỗ thông cho bệnh nhân tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế.
Bệnh nhân là cháu Nguyễn Thị Bình An (13 tháng tuổi, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương), nặng 7kg, mắc bệnh tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế - đây là căn bệnh hiếm gặp (chiếm 0,2% các bệnh tim bẩm sinh) và chưa từng được can thiệp, điều trị tại Thanh Hóa.
Bệnh nhân được đưa đến khoa ngày 14-10 với tình trạng suy tim độ 3-4, kèm theo viêm phổi. Với một cháu bé 13 tháng tuổi, nặng 7 kg việc mổ hở là rất khó khăn, để tránh cho bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật hở, sau nhiều ngày cân nhắc, xin ý kiến từ Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Tim Hà Nội, sáng ngày 30-10, ê kíp y bác sỹ Khoa Tim mạch đã quyết định sử dụng phương pháp bít lỗ thông bằng cách đưa các dụng cụ từ đùi lên tim, qua mạch máu.
Cháu Nguyễn Thị Bình An (13 tháng tuổi) vừa được các bác sỹ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp bít lỗ thông thành công.
Sau 50 phút thực hiện, ca can thiệp đầu tiên rất khó khăn nhưng đã thành công tốt đẹp. Lỗ thông được bít hoàn toàn bằng dụng cụ đóng ống động mạch 8/6 Cocoon.
Được biết, bệnh nhân An suy tim nặng, có nguy cơ tử vong cao nên không thể đợi được đến lúc 3-4 tuổi mới can thiệp. Nếu mổ hở, bệnh nhân phải nằm điều trị lại viện từ 15-20 ngày, còn can thiệp bằng phương pháp này, cháu bé có thể xuất viện trong vài ngày tới và không để lại dấu vết gì trên cơ thể bệnh nhân.
Hoài Thu
Theo baothanhhoa
Bác sĩ tuyến trung ương sẽ hội chẩn, tìm bệnh cho bệnh nhân ngay từ cơ sở Thay vì vượt tuyến lên bệnh viện trung ương, người dân đến Bệnh viện Đa khoa Triệu Sơn (Thanh Hóa) sẽ được hưởng dịch vụ y tế chất lượng nhờ sự chuyển giao, đào tạo chuyên môn, hội chẩn từ xa của các bác sĩ đầu ngành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Chia sẻ tại lễ công bố quyết định...