Tín hiệu vô tuyến lạ liên tục đến Trái Đất: Lời giải từ ‘cõi chết’
Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra lời giải thích rùng mình cho các chớp sóng vô tuyến (FRB), dạng tín hiệu ngắn, mạnh mẽ mà các đài thiên văn Trái Đất liên tục bắt được.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi hai nhà thiên văn học Tomonori Totani và Yuya Tsuzuki của Đại học Tokyo (Nhật Bản) chỉ ra rằng chớp sóng vô tuyến có thể đến từ các cơn địa chấn trên các sao từ.
Theo Sci-News, các tác giả đã quyết định tính toán mối tương quan giữa các chớp sóng vô tuyến từng tìm đến thiết bị của người Trái Đất trong không gian 2 chiều, phân tích thời gian và năng lượng phát xạ của gần 7.000 xung từ 3 nguồn chớp sóng vô tuyến lặp lại khác nhau.
Kính viễn vọng vô tuyến CHIME đặt tại Đài quan sát vật lý thiên văn vô tuyến Dominion ở British Columbia – Canada, một trong những cơ sở quan sát thường xuyên bắt được chớp sóng vô tuyến – Ảnh: PHYS.ORG
Sau đó, họ kiểm tra mối tương quan của hiện tượng này với năng lượng – thời gian của các trận động đất ngay trên Trái Đất và các ngọn lửa bùng lên từ bề mặt Mặt Trời.
Kết quả cho thấy mối tương đồng lạ lùng giữa các chớp sóng vô tuyến và dữ liệu động đất. Thậm chí, chớp sóng vô tuyến cũng có “dư chấn”.
Điều này khiến các tác giả kết luận rằng chớp sóng vô tuyến rất có thể là năng lượng phát ra từ các cơn địa chấn trên sao từ.
Video đang HOT
Do loại sao này là một loại thiên thể có năng lượng đặc biệt khủng khiếp, nên ảnh hưởng của địa chấn này không gói gọn ở quy mô thiên thể mà tạo ra các gợn sóng lan tỏa liên thiên hà.
Sao từ là một trong các dạng mạnh mẽ nhất của sao neutron, vốn là xác chết của những ngôi sao khổng lồ.
Với từ trường gấp khoảng 1.000 lần sao neutron thông thường, một nghiên cứu trước đây ở Tây Ban Nha thậm chí tính toán một sao từ có khả năng giải phóng nguồn năng lượng mạnh gấp 1 tỉ lần Mặt Trời.
Do đó, khả năng nó phát ra tín hiệu mạnh mẽ như chớp sóng vô tuyến khi có động đất là rất hợp lý.
Lập luận trong một nghiên cứu vừa được công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society là một lời giải thích khả dĩ mới cho chớp sóng vô tuyến, mặc dù vẫn chưa phải lời khẳng định cuối cùng, vì chưa ai có thể quan sát được trực tiếp một vật thể tạo ra chớp sóng vô tuyến.
Được nhận diện lần đầu vào năm 2007, chớp sóng vô tuyến là dạng tín hiệu vũ trụ gây nên nhiều tranh cãi và đồn đoán nhất.
Nhiều ý kiến cho rằng đó là kết quả của các vụ sáp nhập lỗ đen, sao neutron, và có cả giả thuyết cho rằng đó chính là tín hiệu công nghệ cao của một nền văn minh ngoài Trái Đất.
Sự sống ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất?
Các nhà thiên văn học đến từ Đại học Curtin vừa phát hiện ra ngôi sao cách Trái Đất 15.000 năm sáng liên tục phát ra các xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút.
Daily Mail dẫn báo cáo của nhóm nghiên cứu của Đại học Curtin đến Australia cho biết, ngôi sao bí ẩn trên nằm trong chòm sao Scutum, nó phát ra các xung sóng vô tuyến kéo dài 5 phút cứ sau mỗi 22 phút.
Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra nghi vấn về sự tồn tại của một nền văn minh ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất. Trước đó, nhiều nhà thiên văn học đặt ra câu hỏi về cách người ngoài hành tinh giao tiếp với con người nếu họ tồn tại. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng tồn tại một nền văn minh ngoài Trái Đất.
Theo nhóm nghiên cứu Đại học Curtin, ngôi sao phát ra xung song vô tuyến là một dạng sao nam châm có từ trường mạnh nhất từng được con người phát hiện có tên mã là GPM J1839−10.
Sao nam châm có thể tạo ra những đợt xung năng lượng cực mạnh trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. (Ảnh: ICRAR)
Điều đó cho phép chúng tạo ra những đợt xung năng lượng cực mạnh trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Điều bất thường ở đây là chu kỳ này lặp lại chính xác sau 22 phút.
Hiện tượng phát đi xung sóng vô tuyến của ngôi sao trên kéo dài ít nhất 30 năm, dẫn đến suy đoán nó có thể có mối liên hệ nào đó với các sự sống ngoài hành tinh.
Tiến sĩ Natasha Hurley-Walker, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Bất kể cơ chế nào đằng sau điều này là phi thường".
Ngôi sao nam châm là loại sao neutron có từ trường cực mạnh và thường bùng phát một cách dữ dội trong nháy mắt mà không có dấu hiệu báo trước.
Sao neutron được hình thành từ những gì còn sót lại do sự sụp đổ của ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh - còn gọi là sao siêu mới. Vụ nổ siêu tân tinh diễn ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa một ngôi sao.
Theo tiến sĩ Hurley-Walker, sao nam châm được đề cập tên là GPM J1839−10, cách Trái đất 15.000 năm ánh sáng trong chòm sao Scutum.
"Vật thể đáng chú ý này thách thức sự hiểu biết của chúng ta về sao neutron và sao nam châm, là một số vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ", tiến sĩ Hurley-Walker nói thêm.
Nhiều trạm thiên văn trên toàn thế giới đều ghi nhận sóng vô tuyến từ GPM J1839−10 và quá trình này đã kéo dài hơn 30 năm. (Ảnh: ICRAR)
Năm 2022, nhóm nghiên cứu Đại học Curtin phát hiện ra GPM J1839−10 thông qua kính thiên văn vô tuyến Murchison Widefield Array (MWA) ở phía Tây Australia. Sau đó nhiều kính thiên văn khác cũng phát hiện ra ngôi sao nam cham này.
Tuy nhiên khi rà soát kho dữ liệu từ các kính thiên văn vô tuyến khác trên toàn thế giới, nhóm của tiến sĩ Hurley-Walker phát hiện ra rằng GPM J1839−10 được tìm thấy từ tận năm 1988.
Các nhà nghiên cứu Đại học Curtin cho rằng, phát hiện của họ đối với GPM J1839−10 đặt ra những câu hỏi mới về sự hình thành của các sao nam châm và thậm chí có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của các hiện tượng bí ẩn như sự xuất hiện của xung sóng vô tuyến bí ẩn.
Từ đó giúp họ xác định những xung sóng vô tuyến bí ẩn có phải là từ trường chu kỳ cực dài, hay nó là cái gì đó phi thường hơn như sự liên kết đến người ngoài hành tinh.
Phát hiện 25 nguồn bí ẩn liên tục phát tín hiệu vô tuyến đến Trái Đất 25 nguồn bí ẩn phát ra cái gọi là "chớp sóng vô tuyến" cực mạnh, lặp đi lặp lại, đã được xác định bởi các nhà khoa học Canada. Chớp sóng vô tuyến (FRB) vẫn luôn là một trong những dạng tín hiệu bí ẩn nhất. Một số ít phát ra từ ngay trong Milky Way (tức thiên hà chứa Trái Đất -...