Hóa giải bí mật đằng sau sự hình thành của các kim cương siêu hiếm
Để có được các viên kim cương hồng siêu hiếm, trái đất cần phải trải qua quá trình ‘nhọc nhằn’ kiến tạo một siêu lục địa và sau đó phá hủy nó.
Kim cương hồng thuộc loại siêu hiếm, với mức giá lên đến vài chục triệu USD. Ảnh RIO TINTO
Báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications phát hiện nguồn kim cương tự nhiên lớn nhất của địa cầu, trong số này bao gồm hơn 90% của tất cả các kim cương hồng từng được phát hiện đến nay, có lẽ được hình thành theo sau sự tan rã của siêu lục địa đầu tiên trên trái đất là Nuna.
Sau khi nghiên cứu mỏ kim cương Argyle (hiện ngừng hoạt động) ở Tây Úc, các nhà khoa học cho hay giờ đây họ đã hiểu rõ hơn về các điều kiện địa chất để kim cương hồng và những kim cương màu sắc khác có thể tượng hình.
Kết quả phân tích cho thấy mỏ kim cương nhiều khả năng hình thành cách đây khoảng 1,3 tỉ năm, dọc theo đường chia cắt siêu lục địa Nuna.
Video đang HOT
Đa số mỏ kim cương được tìm thấy bên trong các lục địa cổ đại. Tuy nhiên, để kim cương chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, chúng phải chịu lực nén ở mức độ khủng khiếp mà chỉ có thể tạo ra trong quá trình các đĩa kiến tạo va chạm vào nhau. Đa số kim cương nâu cũng được hình thành trong điều kiện này.
Sau khi hình thành, bằng cách nào kim cương có thể di chuyển trong lòng địa cầu lên mặt đất? Tác giả chính của báo cáo, tiến sĩ Hugo Olierook của Đại học Curtin (Úc) cho biết quá trình siêu lục địa Nuna tách ra đã tạo nên những kẽ hở trên vỏ trái đất, cho phép dung nham mang theo kim cương từ lòng đất và phun trào lên bề mặt.
Kim cương hồng thuộc dạng cực hiếm và được nhiều người săn đuổi. Tháng 10.2022, viên kim cương Ngôi sao hồng Williamson kích thước 11,15-carat đã đạt mức giá chuyển nhượng lên đến 57,73 triệu USD trong phiên đấu giá của nhà Sotheby’s. Với giá này, Ngôi sao hồng Williamson lập kỷ lục viên kim cương đắt nhất trên mỗi carat, theo báo USA Today.
Một báu vật tiết lộ 'thế giới ngoài hành tinh' ngay trên địa cầu!
Một phiến đá có giá trị khoa học vô song ở Tây Bắc Canada chứng minh hành tinh chúng ta đã từng là một quả cầu chết chóc y hệt Sao Hỏa hoặc Sao Kim.
Báu vật đó là một phiến granite 4 tỉ năm tuổi, là phiến đá cổ xưa nhất mà các nhà khoa học từng tìm thấy trên hành tinh, theo SciTech Daily.
Nó là chìa khóa quan trọng trong việc giải mã thời kỳ mà Trái Đất đã biến đổi ngoạn mục để chúng ta và mọi sinh vật sống khác có cơ hội tồn tại ngày nay.
Trái Đất vào Liên đại Hỏa Thành (từ khi ra đời đến 3,8 tỉ năm trước) là quả cầu liền mạch, chết chóc như các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời - Ảnh đồ họa từ SPACE
Trong toàn bộ các thiên thể đã biết trong vũ trụ, Trái Đất là hành tinh duy nhất được khẳng định có sự sống và cũng là hành tinh duy nhất được xác định có hoạt động kiến tạo mảng.
Vỏ hành tinh của chúng ta không liền mạch, mà gồm khoảng 20 mảng lớn nhỏ, liên tục di chuyển, khiến các lục địa và đại dương nhiều lần "khắc nhập, khắc xuất" trong 4,5 tỉ năm lịch sử.
Quá trình này cực kỳ quan trọng trong việc duy trì môi trường phù hợp với sự sống, bao gồm một bầu khí quyển ổn định, các điều kiện để thúc đẩy phản ứng sinh ra sự sống sơ khai, sự cân bằng hóa học cần thiết...
Nhưng phiến granite được nhóm nghiên cứu Trung Quốc - Úc - Canada dẫn đầu bởi GS Li Xianhua từ Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc tìm hiểu lại cho thấy Trái Đất đã không sinh ra trong điều kiện tốt như thế.
Và mãi đến 4 tỉ năm trước, khi Trái Đất khoảng hơn 500 triệu tuổi, nó vẫn là khối cầu rắn chết chóc, vỏ liền mạch như Sao Kim hoặc Sao Hỏa.
Điều này được kết luận thông qua việc phân tích hóa học trong phiến đá granite, cho thấy các đồng vị silic (Si) và oxy (O) - hai nguyên tố phổ biến hàng đầu trong vỏ Trái Đất - không phù hợp với đá đã thông quá trình "tái chế", cụ thể là thiếu đồng vị Si nặng.
Bởi nếu có kiến tạo mảng, toàn bộ đá bề mặt, đá lớp phủ sẽ phải trải qua một cuộc trộn lẫn, nhào nặn, tái chế quy mô lớn. Quá trình này thông qua một hiện tượng cấp dưới là hút chìm sẽ phải đưa đáy biển cổ giàu đồng vị Si nặng vào lòng đất, tái chế rồi phun ra lại thành granite ở một vị trí khác trên địa cầu.
Granite thiếu Si nặng tức địa cầu chưa hút chìm. Sau khi sàng lọc cẩn thận, các nhà nghiên cứu xác định Trái Đất vẫn tĩnh lặng như thế thêm 200 triệu năm nữa. Đá granite 3,8 tỉ năm tuổi đã là "đá của sự sống", thể hiện rõ việc đã từng bị "tái chế" bởi kiến tạo mảng.
Việc xác định niên đại này là bước tiến lớn, cực kỳ quan trọng trong việc tìm hiểu điều gì đã thôi thúc hành tinh biến đổi cũng như sự biến đổi ấy bắt đầu như thế nào.
Đào đất trồng cây, đôi vợ chồng trẻ bất ngờ thấy kho báu toàn vàng, kim cương Trong lúc đào đất để trồng cây ở sân sau nhà, cặp đôi ở Mỹ vô tình tìm thấy kho báu quý giá. Matthew và Maria Emanuel sống ở quận Đảo Staten, New York, Mỹ tình cờ thấy chiếc hộp bằng kim loại bị gỉ sét bên dưới lòng đất trong lúc họ đào đất trồng cây ở sân sau. Mở chiếc hộp,...