Tín hiệu tích cực đền bù, giải phóng mặt bằng, 3 đường cao tốc qua Bình Thuận sắp được xây dựng
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh trong tháng 11 này.
Đây là dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tỉnh Bình Thuận, giải quyết bức xúc về giao thông đối ngoại của tỉnh, là đòn bẩy để tỉnh phát triển.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có tổng chiều dài 160km.Dự án gồm 3 dự án thành phần: đoạn Cam Lâm-Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây.
Dự án có 2.676 hồ sơ bị ảnh hưởng phải thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tính đến đầu tháng 11 này, 29/29 xã của 5 huyện đã phê duyệt bản đồ địa chính; 5/5 huyện đã phê duyệt hồ sơ giá đất và hoàn thành công tác kiểm kê; xét tính pháp lý cấp xã được 2.668 hồ sơ (đạt tỷ lệ 99,7%); xét tính pháp lý cấp huyện 2.657 hồ sơ (đạt tỷ lệ 99,3%); niêm yết phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư 2.589 hồ sơ (đạt tỷ lệ 96,7%).
Quy mô hoàn chỉnh của dự án gồm 6 làn xe với bề rộng mặt đường 32,25m, vận tốc thiết kế 100-120 km/h, tổng mức đầu tư dự án khoảng 39.650 tỷ đồng.
Video đang HOT
Toàn tuyến dự án này đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện của tỉnh gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân.
Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận, thời gian vừa qua, các sở, ngành liên quan và các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và các Ban Quản lý dự án của Bộ Giao thông Vận tải đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Để hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng dự án này trong tháng 11 này, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các lãnh đạo 5 huyện có đường cao tốc đi qua tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công trình này để vận động nhân dân sớm nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Diệu Anh (TH)
Theo Nhịp sống kinh tế
Phó Thủ tướng: Đầu năm 2021 sẽ khởi công sân bay Long Thành
Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án có quy mô lớn, phạm vi giải phóng mặt bằng rộng, 18 tổ chức và 5.283 hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện Dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển giao thông vận tải hàng không của đất nước, với định hướng phát triển là cảng hàng không trung chuyển của khu vực và quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải cùng các bộ, ngành liên quan và tỉnh Đồng Nai đã tập trung triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Đến nay, Dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập.
Chính vì vậy, đối với Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc Long Thành, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thành phần có cấu phần xây dựng trong Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tiếp tục phát huy, tập trung cả hệ thống chính trị để tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện theo các quy trình bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ); trong đó, nghiên cứu ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lồng ghép các quy trình để giảm thời gian, dự phòng các vấn đề phức tạp có thể xảy ra.
Đồng thời, UBND tỉnh Đồng Nai giải quyết kịp thời các khiếu nại của người dân để bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình, lường trước các vấn đề khó kiểm soát; tập trung lập quy hoạch đô thị sân bay; quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ đất đai, vi phạm pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thẩm định Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không theo kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát tiến độ thực hiện từng giai đoạn của Dự án để bố trí kế hoạch vốn phù hợp với thực tế.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai xác định rõ ranh giới sử dụng đất, xây dựng kế hoạch đầu tư trong từng giai đoạn; khẳng định nguồn vốn đầu tư các tuyến đường kết nối, bảo đảm khả thi, đúng quy định; cung cấp tĩnh không 2 đầu đường cất, hạ cánh của CHK quốc tế Long Thành cho UBND tỉnh Đồng Nai để quản lý quy hoạch và hoạt động đầu tư xây dựng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các vướng mắc liên quan đến chính sách hỗ trợ, bồi thường, tái định cư; kịp thời trình Chính phủ ban hành Nghị định về khung giá đất giai đoạn 2020 - 2024 theo đúng tiến độ quy định.
Theo Phó Thủ tướng, đây là dự án có quy mô lớn, phạm vi giải phóng mặt bằng rộng, 18 tổ chức và 5.283 hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng; trong khi đó, công tác bồi thường, hỗ trợ rất phức tạp, lịch sử đất đai đa dạng đòi hỏi phải xử lý từng trường hợp, tình huống cụ thể; nếu không tập trung quyết liệt sẽ khó đạt được mục tiêu bàn giao mặt bằng để khởi công dự án vào đầu năm 2021.
Còn đối với Dự án đầu tư, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương thực hiện các nội dung tiếp theo sau khi Quốc hội thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1, bảo đảm tiến độ khởi công Dự án vào đầu năm 2021.
T.Công
Theo Trí thức trẻ
Dự án BT 1.500 tỷ của Bitexco vướng GPMB do khu tái định cư chưa có Dự án BT đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An với mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng của Bitexco hiện vướng giải phóng mặt bằng (GPMB) do khu đất tái định cư vẫn có để bố trí cho các hộ dân. Trong khi trên thị trường lâu nay, quỹ đất đối ứng xây nhà để bán của chủ đầu tư...