Tín dụng tăng trưởng ổn định
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng trong tỉnh tăng trưởng ổn định.
Đồ họa thể hiện tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh qua các năm từ 2015-2019 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai – Đồ họa: Hải Quân)
Nguồn vốn tín dụng được đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của tỉnh, trong đó chủ yếu là cho vay các lĩnh vực ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế.
* Duy trì đà tăng trưởng
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, trong giai đoạn 2015-2020, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 11,7%/năm. Tính đến cuối tháng 8-2020, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trong tỉnh đạt hơn 222,8 ngàn tỷ đồng. Riêng huy động tiền gửi ước đạt trên 221,2 ngàn tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm đạt khoảng 120,2 ngàn tỷ đồng; tiền gửi thanh toán đạt hơn 101 ngàn tỷ đồng.
Trong khi đó, dư nợ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng tăng bình quân khoảng 17%/năm trong 5 năm qua. Tính đến cuối tháng 8-2020, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 220,2 ngàn tỷ đồng. Trong đó, các khoản vay ngắn hạn đạt gần 120 ngàn tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn đạt khoảng 100,2 ngàn tỷ đồng.
Trong những năm qua, ngành Ngân hàng trong tỉnh đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, sự chỉ đạo điều hành của các cấp, ngành trên địa bàn và hội sở chính của các đơn vị để tận dụng tốt các cơ hội, phát huy sức mạnh nội lực, tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trong tỉnh duy trì mức tăng trưởng ổn định về nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng trong giai đoạn vừa qua.
Khách hàng đến giao dịch tại Phòng giao dịch Giang Điền (H.Trảng Bom) của Vietcombank chi nhánh Biên Hòa. Ảnh: H.Quân
Đại diện Khối thi đua 7 cho biết, khối gồm 5 đơn vị thành viên: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Đồng Nai, Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) chi nhánh Đồng Nai, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Đồng Nai, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Đồng Nai và VietinBank chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa. Đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trong khối đạt hơn 63,2 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 20 ngàn tỷ đồng so với cuối năm 2015. Mức tăng trưởng bình quân chỉ tiêu huy động của các đơn vị trong khối hằng năm ở mức 8-13%/năm. Tong du no quy đoi cua các ngân hàng tinh đen cuoi nam 2019 đat hon 54 ngan ty đong, tang xap xi 13 ngan ty đồng so voi cuoi nam 2015.
Tương tự, theo ông Hoàng Mạnh Long, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Biên Hòa, Khối trưởng Khối thi đua 8 (gồm có: Vietcombank chi nhánh Biên Hòa, Vietcombank chi nhánh Nhơn Trạch, Vietcombank chi nhánh Đông Đồng Nai, Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai, Agribank chi nhánh Nam Đồng Nai, VietinBank chi nhánh Nhơn Trạch, BIDV chi nhánh Nam Đồng Nai, BIDV chi nhánh Đông Đồng Nai, BIDV chi nhánh Biên Hòa và Ngân hàng HTX Việt Nam (Co.opBank) chi nhánh Đồng Nai), đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của các đơn vị trong khối đat khoảng 53 ngan ty đong, mức tăng trưởng về huy động vốn bình quân của khối tăng khoảng 28%. Tổng dư nợ cho vay của các thành viên trong khối đạt gần 43 ngàn tỷ đồng, loi nhuan kinh doanh sau du phong rui ro nam 2019 cua cac đon vi trong khoi đat hơn 1,8 ngan ty đong.
Nhiều ngân hàng đã chủ động triển khai các phong trào thi đua thông qua các hội nghị người lao động, hội nghị tổng kết, hội nghị điển hình tiên tiến… Đặc biệt, nhiều ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên mới trong đơn vị.
Bà Phạm Thị Thu, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Đồng Nai chia sẻ, trong nhiệm kỳ vừa qua, ngân hàng đều duy trì mức tăng trưởng cao về huy động vốn, tín dụng, lợi nhuận… Đặc biệt, dù là một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân nhưng Sacombank chi nhánh Đồng Nai luôn chú trọng việc phát triển Đảng, đoàn thể trong đơn vị. Chi bộ của ngân hàng hiện có 31 đảng viên, trong đó kết nạp mới 11 đảng viên trong nhiệm kỳ vừa qua, vượt kế hoạch đề ra. Chi bộ được công nhận Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu trong các năm 2017-2019.
Video đang HOT
* Đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên
Trong những năm qua, ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, chính sách tín dụng ngân hàng, các gói sản phẩm cho vay ưu đãi phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, cũng như thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để các khách hàng, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phù hợp theo quy định hiện hành, nhất là ở các lĩnh vực ưu tiên như: cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp – nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao…
Khách hàng giao dịch tại Agribank chi nhánh Đồng Nai. Ảnh: H.Quân
Theo NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 8-2020, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 59 ngàn tỷ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 26,8% so với tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có hơn 10,9 ngàn tỷ đồng cho vay không phải đảm bảo bằng tài sản, chiếm tỉ trọng 18,5% tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ông Nguyễn Huy Trinh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Agribank chi nhánh Đồng Nai chia sẻ, trong nhiệm kỳ qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh phát triển ổn định. Nguồn vốn tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 11%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 19%/năm, vượt 9% so với chỉ tiêu. Trong đó, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể, tính đến cuối năm 2019 dư nợ cho vay về phát triển nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh đạt hơn 9 ngàn tỷ đồng, luôn chiếm tỉ trọng từ 77% trở lên so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.
Hơn thế nữa, Đồng Nai trở thành một trong 2 tỉnh dẫn đầu cả nước vì đã hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, tỉnh có nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao. Trong đó, nguồn vốn tín dụng dành cho xây dựng nông thôn mới cũng chú trọng đẩy mạnh. Tính đến cuối tháng 8-2020, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn tỉnh đạt hơn 65,7 ngàn tỷ đồng, chiếm tỉ trọng gần 30% so với tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong tỉnh.
Tương tự, theo NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, tính đến tháng 8-2020, dư nợ cho vay đối với hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đạt hơn 35,2 ngàn tỷ đồng, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt khoảng 45,9 ngàn tỷ đồng… Dư nợ ở các lĩnh vực này đều đạt mức tăng trưởng ổn định trong những năm qua.
Đặc biệt, thời gian gần đây, trước những tác động của đại diện Covid-19, hoạt động của nhiều khách hàng, doanh nghiệp gặp khó khăn, ngành Ngân hàng trong tỉnh đã kịp thời triển khai những giải pháp, gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Theo ông Vũ Đức Quang, Giám đốc BIDV chi nhánh Biên Hòa, thời gian vừa qua, chi nhánh đã đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi khách hàng có yêu cầu, miễn, giảm lãi các khoản vay cũ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN của NHNN và cho vay mới với lãi suất ưu đãi… Đối tượng khách hàng được hỗ trợ phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu…
Ông Phạm Quốc Bảo, Phó giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai chia sẻ, từ đầu năm 2020 đến nay, ngành Ngân hàng ở Đồng Nai đã triển khai nhiều chương trình, phương án hỗ trợ tín dụng theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN của NHNN Việt Nam nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng, nhất là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tính đến nay, số dư nợ mà các tổ chức tín dụng trong tỉnh đã triển khai các chương trình hỗ trợ theo Thông tư 01 nói trên đạt hơn 5,1 ngàn tỷ đồng.
Méo mặt vì lãi suất vay giảm... nhỏ giọt
Các doanh nghiệp than phiền rằng không chỉ lãi suất cho vay cao mà thủ tục cũng phức tạp, dẫn đến việc họ không mấy mặn mà vay vốn.
Mặc dù lãi suất đầu vào (lãi suất tiền gửi tiết kiệm) liên tục điều chỉnh giảm sâu nhưng lãi suất đầu ra (lãi suất cho vay) vẫn cao ngất ngưởng, nhất là cho vay trung và dài hạn. Khách hàng có nhu cầu vay vốn than trời vì cả lãi suất cho vay mới cũng như các khoản dư nợ hiện hữu không hạ nhiệt như kỳ vọng.
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến ngân hàng (NH) dư tiền, trong khi doanh nghiệp (DN) và người dân lại thiếu vốn giá rẻ để phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Giảm không đáng kể
Giới kinh doanh khẳng định từ đầu năm, lãi suất huy động đã giảm 0,5-2,5 điểm phần trăm ở tất cả kỳ hạn nhưng lãi suất cho vay thực tế trên thị trường vẫn chưa có được mức giảm tương đương. Điều này khiến các DN, người dân đã khó khăn vì COVID-19 lại càng méo mặt do chi phí lãi vay quá cao.
Chị Huyền Thanh (chủ một cơ sở sản xuất ở quận 2, TP.HCM) đánh giá gần đây lãi suất cho vay tại một số NH có giảm nhưng không đáng kể. "Hiện nay, mức lãi suất cho vay dài hạn sau ưu đãi tại VietinBank khoảng 11%/năm" - chị Thanh dẫn chứng.
Thấy lãi suất huy động tại NH Techcombank đang ở mức siêu thấp nên chị Thanh nghĩ rằng lãi suất cho vay cũng giảm mạnh theo. Thế nhưng khi tìm hiểu mới té ngửa lãi suất cho vay tại đây vẫn ở mức cao. Cụ thể, lãi suất cho vay cố định trong năm đầu là 8,79%/năm, sau ưu đãi sẽ là 11,5%/năm. "Nhân viên tư vấn khẳng định đấy là mức lãi suất cho những khách hàng được chấm điểm tín dụng cao, còn không thì mức lãi suất cho vay sẽ phải cao hơn như vậy" - chị Thanh kể.
Chị Minh Hiền (một nhân viên văn phòng tại quận 3, TP.HCM) kể chị đang vay vốn tại một NH thương mại cổ phần với lãi suất lên đến gần 12,5%/năm. Như vậy, đối với khoản vay gần 1 tỉ đồng, mỗi tháng chị phải trả gần 15 triệu đồng gồm tiền lãi và gốc. Dịch COVID-19 khiến thu nhập của hai vợ chồng giảm thê thảm song lãi suất cho khoản vay cũ vẫn giữ nguyên, không thay đổi đã làm cuộc sống của gia đình chị thực sự khó khăn.
Mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn còn cao, hiện phổ biến ở mức 9%-11%/năm. Ảnh: TL
"Tôi nhiều lần than phiền lãi suất cao với nhân viên tư vấn của NH nhưng đến giờ vẫn không nhận được phản hồi nào. Tôi cho rằng đáng lẽ với lãi suất huy động dài hạn chỉ dao động quanh mức 6%-6,5%/năm thì lãi suất cho vay ở mức 8%-8,5%/năm là hợp lý chứ không nên cao như vậy. NH tuyên bố chia sẻ với người dân, DN thì hãy hành động thực sự" - chị Thanh nói.
Tương tự, anh Hoàng Trọng (chủ một công ty kinh doanh đồ nội thất ở quận Tân Bình, TP.HCM) cũng nêu thực tế: Lãi suất cho vay mua nhà tại các NH như Vietcombank, BIDV, VietinBank... chỉ giảm 0,2%-1%/năm cho các kỳ hạn khác nhau. Nhưng khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay dao động 10,5%-11%/năm.
Trong khi đó, tại các NH có vốn nước ngoài như Standard Chartered, UOB, HongleongBank, HSBC, Shinhanbank... lại thấp hơn khá nhiều. Đơn cử tại Standard Chartered, khách hàng có thể chọn mức lãi suất cố định cho năm đầu tiên là 6,49%/năm hoặc 7,69%/năm cố định hai năm đầu tiên. Khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ thả nổi nhưng không quá 10%/năm.
"Sau khi khảo sát, tôi thấy lãi suất của các NH trong nước vẫn cao hơn nên quyết định làm hồ sơ vay vốn NH nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế khó khăn thì khi ký hợp đồng vay vốn, bất cứ ai cũng phải so đo từng đồng lãi" - anh Trọng cho hay.
Lãi suất thực tế cao, thủ tục khó
Lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NH Nhà nước) cho biết đến ngày 16-9, các NH đã giảm lãi suất cho vay mới phổ biến 0,5%-2,5% so với trước dịch. Phần dư nợ được hưởng lãi suất thấp này lên tới 1,6 triệu tỉ đồng với 310.000 khách hàng.
Tuy vậy, nhiều DN cho rằng số giảm lãi suất thực tế không có nhiều khác biệt so với thời điểm trước dịch, chủ yếu giảm ở lĩnh vực ưu tiên. Ước tính lãi suất cho vay chỉ giảm 0,1%-0,2%/năm so với trước dịch và chỉ một số ít DN được áp dụng mức thấp hơn 0,5%/năm.
Các DN cho rằng vấn đề không chỉ là lãi suất cho vay còn cao mà thủ tục cũng phức tạp, dẫn đến DN không mấy mặn mà vay vốn. Thêm vào đó, tỉ lệ vốn được NH xét duyệt cho vay cũng giảm xuống và phải có tài sản bảo đảm. Ví dụ NH chỉ cho vay bằng khoảng 40% giá trị tài sản thế chấp, thay vì trước đây khoảng 50%-60%.
Ngân hàng lý giải
Các NH lý giải có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lãi suất cho vay giảm không theo kịp lãi suất huy động. Ví dụ, lãi suất huy động giảm nhưng số dư huy động lãi suất cao từ năm trước vẫn còn. Mặt khác, dù thừa vốn nhưng NH chỉ có thể giảm lãi suất đối với các khách hàng tốt, có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn... bất chấp tình hình dịch bệnh khiến DN lao đao.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc NH OCB, cho biết các sản phẩm cho vay khác nhau thì mức lãi suất sẽ khác nhau nhưng mặt bằng chung thì hiện khách hàng vay mua bất động sản được giảm lãi suất 0,1%-1,5%/năm đối với các khoản vay mới.
Lãnh đạo OCB cũng nhìn nhận toàn ngành NH đang tập trung để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân. Khách hàng với NH như "ngồi chung một con thuyền, khách hàng sống thì NH sống. Ngược lại, khách hàng gặp khó khăn thì NH cũng chịu chung số phận".
Để tìm cách sống chung với điều kiện khó khăn của khách hàng như hiện tại, NH vẫn duy trì các phương án như giãn thời gian trả nợ, tiếp tục bơm vốn để khách hàng duy trì dự án kinh doanh.
Tuy nhiên, lãnh đạo NH OCB thừa nhận dù muốn hay không thì NH cũng phải chọn lựa khách hàng để hỗ trợ. Bởi không thể miễn, giảm lãi, bơm vốn cho khách hàng mà NH nhìn thấy rõ nguy cơ mất an toàn vốn. "Nói chung là NH hỗ trợ theo kiểu kê đơn bắt bệnh, tùy vào từng đối tượng, mức độ thiệt hại của DN mà có hướng hỗ trợ phù hợp. Hơn nữa, muốn giãn nợ, gia hạn nợ thì cũng phải phù hợp với quy định của luật pháp, tuân thủ các quy định của pháp luật" - ông Tùng cho hay.
Tổng giám đốc một NH thương mại có trụ sở tại TP.HCM lý giải thêm: Mặc dù tình hình dịch COVID-19 trong nước đang được kiểm soát chặt chẽ song trong sức khỏe tài chính của nhiều đơn vị kinh doanh bị ảnh hưởng, trong đó thị trường bất động sản bị tác động không hề nhỏ. Chính vì vậy, việc thẩm định các hồ sơ vay bất động sản càng được các NH thận trọng nhằm ngăn chặn nguy cơ gia tăng nợ xấu.
"Hiện có nhiều khách hàng hỏi vay mua bất động sản. Nhưng cứ nói đến vay mua đất trồng cây lâu năm, đất ruộng thì cho dù khách hàng có thu nhập ổn định, sử dụng thêm tài sản bất động sản khác để thế chấp thì chúng tôi cũng từ chối cho vay. Nói cách khác, kể cả trong bối cảnh tín dụng tăng thấp, các NH cũng không dám hạ chuẩn cho vay" - vị lãnh đạo NH nói.
Các NH cũng cho rằng với biên lãi thuần như hiện nay, nếu giảm mạnh lãi cho vay sẽ bị thua lỗ. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực của NH như cắt giảm các chi phí không cần thiết thì cơ quan quản lý có thể tiếp tục giảm lãi suất điều hành để các NH có thể giảm chi phí đầu vào. Khi đó, lãi suất cho vay thực tế mới có thể giảm xuống.
Ngân hàng dư tiền, khách vay ít
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NH Nhà nước), thông tin: Ảnh hưởng của dịch bệnh đã dẫn đến việc khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ NH đúng hạn, dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 2,27 triệu tỉ đồng, chiếm trên 25% dư nợ toàn hệ thống.
Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, các doanh nghiệp đang rất cần nguồn vốn giá rẻ để sản xuất, kinh doanh. Ảnh: QH
Ngay từ đầu năm, NH Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% nhưng do tác động của đại dịch COVID-19 nên nhu cầu vốn rất thấp. Với các NH, tác động lớn nhất là cầu tín dụng rất thấp.
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NH Nhà nước), cũng khẳng định: Nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch COVID-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ năm trước. Đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng đạt 4,75% và đến ngày 16-9 tăng trưởng tín dụng đạt 4,81%.
Bật tín hiệu cản trên lãi suất trong mùa "tiền rẻ" Đã sẵn có tín hiệu, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẵn sàng bật thêm trong định hướng bình ổn lãi suất vùng thấp để hỗ trợ nền kinh tế qua đại dịch. Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội. Tuần qua, sau thời gian dài, tỷ giá USD/VND có bước tăng khá mạnh trên các thị trường. Với tỷ giá trung...