Tín dụng tăng thấp – Không đáng lo ngại
6 tháng đầu năm 2019, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng mặc dù tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng giới chuyên môn nhận định không đáng quan ngại bởi có những ngân hàng tăng trưởng tín dụng khá tốt.
Phù hợp diễn biến thị trường
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, nửa đầu năm 2019, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đã tăng 7,33% (số liệu tăng trưởng tín dụng đến ngày 10-6-2019 được NHNN công bố là 5,75%). Mặc dù tăng với tốc độ cao, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng không có gì đáng lo vì tín dụng vẫn luôn trong tầm kiểm soát và cơ bản mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn tương đương với cùng kỳ năm 2018.
Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013-2019
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho hay, trong nửa cuối tháng 6, các ngân hàng thương mại (NHTM) tranh thủ khai thác “room” cho vay. Một số NHTM đạt chuẩn Basel II, đáp ứng chỉ tiêu về an toàn vốn có thể được NHNN ưu tiên về chỉ tiêu tín dụng. Với hạn mức cụ thể được giao, các NHTM sẽ sớm cho vay kín “room” để tận dụng được kỳ hạn dài, tăng thu nhập lãi thuần, nâng cao kết quả kinh doanh.
Cùng quan điểm, ông Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cũng nêu hai nguyên nhân.
Đầu tiên là yếu tố thời vụ. Thường vào cuối mỗi quý, đặc biệt là cuối giai đoạn 6 tháng đầu năm, các NHTM, doanh nghiệp đi vay sẽ chốt hợp đồng, chốt sổ sách để bảo đảm hoàn thành kế hoạch kinh doanh nửa năm, tạo đà cho 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, các NHTM, doanh nghiệp niêm yết còn phải kiểm toán báo cáo tài chính, do vậy kết quả của 6 tháng là rất quan trọng đối với cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và bản thân NHTM.
Thứ hai là trong quý II/2019 có một số NHTM đã đáp ứng tiêu chuẩn Basel II về an toàn vốn. Thực hiện theo cam kết đưa ra trước đó, NHNN đã chính thức cấp quota thêm cho các NHTM (trước đây chưa giao chỉ tiêu), đồng thời các NHTM đó cũng đã sẵn sàng tín dụng để đẩy ra khi được cấp quota, nên khi được “nhận quà” là họ đẩy luôn tín dụng ra thị trường. “Tuy nhiên, mức tăng 7,33% trong 6 tháng chỉ nhỉnh hơn chút so với cùng kỳ năm trước, không có gì đáng quan ngại bởi phù hợp với diễn biến thị trường”, ông Lực nói.
Ở góc độ quản lý, đánh giá về tăng trưởng tín dụng 6 tháng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN, khẳng định: Con số này tương đương năm 2018 và không có gì đáng lo ngại. Lãnh đạo NHNN đề cập đến việc các NHTM lớn hiện nay không còn mở rộng cho vay. Đơn cử như Agribank đã “hết room” tín dụng, không tăng vốn, đồng nghĩa không thể giải ngân, nếu cho vay sẽ vi phạm. Điều này diễn ra tương tự với ngân hàng VietinBank, Vietcombank. Một số NHTMCP nhỏ không tác động đáng kể. “Chính sách tiền tệ bản chất vẫn được điều hành theo định hướng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Do đó, tăng trưởng tín dụng phải an toàn. Kiểm soát tín dụng không chặt sẽ phát sinh nợ xấu”, ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dù tăng đột biến nhưng với mức tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng 7,33% được đánh giá là thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Cụ thể, cùng kỳ năm 2018, tăng trưởng tín dụng 7,88%; cùng kỳ các năm 2016 và 2017, mức tăng lần lượt là 8,21% và 9,01%. Vậy do đâu tín dụng tăng trưởng thấp? Phải chăng nền kinh tế đang ngày càng chủ động được nguồn vốn, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân hàng?
Trả lời cho câu hỏi này, nhiều nguyên nhân đã được giới chuyên môn chỉ rõ. Cụ thể, từ năm 2014 đến nay, do áp lực vừa phải ổn định kinh tế vĩ mô vừa phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, NHNN quyết định áp giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các NHTM, trong đó chỉ tiêu của từng NHTM sẽ phụ thuộc vào quy mô cũng như năng lực riêng.
NHNN khẳng định sẽ kiểm soát chặt chẽ tín dụng ở những phân khúc có tính rủi ro
Cùng với đó, chủ trương gia tăng về chất lượng tín dụng thay vì số lượng cũng khiến NHTM tiếp tục siết lại nguồn vốn cho vay, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận khi thu nhập lãi thuần vẫn đang chiếm tới 80% tổng thu nhập tại phần lớn các NH thành viên. Do đó, để tăng lợi nhuận mà vẫn không “vượt rào” chỉ tiêu tín dụng NHNN giao, một số NHTM tập trung vào dịch vụ thu xếp vốn qua môi giới cho trái phiếu doanh nghiệp.
Một nguyên nhân không kém quan trọng khác khiến tín dụng tăng chậm trong thời gian qua chính là sự bùng nổ của hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending). Kết nối trên nền tảng công nghệ không thông qua trung gian, giảm thiểu chi phí, nhanh chóng tiện lợi và tạo kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn, cho vay ngang hàng đã dần trở thành kênh tài chính lớn đáng chú ý tại Việt Nam.
Tốc độ giải ngân đầu tư công chậm cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng chậm. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, quý I/2019, cả nước giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 0,01%.
Tín dụng sẽ tăng mạnh?
Giới chuyên môn nhận định, có những NHTM tăng trưởng tín dụng khá tốt trong 6 tháng đầu năm 2019. Đơn cử, TPBank đạt lợi nhuận trước thuế 1.620 tỉ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB Bank ước đạt 4.670 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, Vietcombank ước tính lợi nhuận trước thuế sẽ tăng khoảng 41% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 11.300 tỉ đồng.
Tuy nhiên, nhìn chung các NHTM tăng tín dụng thận trọng hơn. Điều đó một phần cũng do định hướng kiểm soát chặt tín dụng của NHNN. Định hướng này nhận được sự đồng tình của giới chuyên môn. Khi quy mô dư nợ trong nền kinh tế ngày càng tăng cao, nếu tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước thì con số tăng tuyệt đối cao hơn rất nhiều. Nếu không kiểm soát tốt dòng vốn thì rất có thể lượng tiền chảy nhiều vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Dự báo về tình hình tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới, chuyên gia Bùi Quang Tín cho hay, đến quý III/2019, một số NHTM có thể đụng trần hạn mức tín dụng. Vì thế, tăng trưởng tín dụng trong quý IV/2019 sẽ mạnh nhất, khoảng 5%. Quý IV, các doanh nghiệp cần vốn cho sản xuất kinh doanh và nếu tín dụng bị ngưng thì doanh nghiệp sẽ gặp khó về vốn. Có chuyên gia dự đoán: “Khả năng đến cuối quý III, NHNN sẽ căn cứ các yếu tố kinh tế vĩ mô để xem xét điều chỉnh hạn mức tín dụng, đặc biệt trong điều kiện lạm phát dưới 4%”.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán MB (MBS) đưa ra dự báo: Tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể chậm hơn đối với các NHTM, ước đạt 12,5%, thấp hơn so với mức 13% của năm 2018, do lãi suất có xu hướng neo ở mức cao và các chính sách quản lý tín dụng thận trọng hơn của Chính phủ cũng như NHNN.
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh thì việc các NHTM củng cố lại hoạt động, trong đó có tín dụng, là điều cần thiết. Dĩ nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng phần nào tới lợi nhuận của NHTM, song việc “hy sinh” một phần lợi nhuận ở thời điểm này để củng cố hoạt động tín dụng lành mạnh hơn, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, sẽ có lợi hơn đối với NHTM trong tương lai.
Mới đây, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng khẳng định, trong thời gian tới, NHNN sẽ điều hành tín dụng cho nền kinh tế một cách linh hoạt, có những điều chỉnh kịp thời, đáp ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế nhưng vẫn ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm chất lượng tín dụng, đưa tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng ở những phân khúc có khả năng rủi ro cao.
MBS dự báo: Tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể chậm hơn đối với các NHTM, ước đạt 12,5%, thấp hơn so với mức 13% của năm 2018, do lãi suất có xu hướng neo ở mức cao và các chính sách quản lý tín dụng thận trọng hơn của Chính phủ cũng như NHNN.
Đức Minh
Theo petrotimes.vn
Lợi nhuận mảng cốt lõi của ngân hàng co hẹp
Tín dụng bị kiểm soát chặt hơn, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) khó cải thiện, dư địa tăng trưởng lợi nhuận của mảng kinh doanh chính của các ngân hàng thêm khó khăn.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) nhận định, tăng trưởng tín dụng bắt đầu chững lại từ năm ngoái. Đến cuối tháng 6/2019, tín dụng tăng trưởng khoảng 6,6% so với đầu năm nay, tỷ lệ này được nhận định thấp hơn so với những năm trước, nhưng theo ông Sebastian Eckardt, tỷ lệ này vẫn chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
"Việt Nam nên cân đối tốc độ tăng trưởng tín dụng trên GDP. Vẫn cần giảm hơn nữa so với trước", ông Sebastian Eckardt nói.
Đồng quan điểm này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 được Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho toàn ngành là 14%, thấp hơn năm 2018. Tuy nhiên, giảm tốc tăng trưởng tín dụng là vấn đề cần đặt ra trong thời điểm hiện tại nhằm cân đối tăng trưởng dài hạn khi tỷ lệ tín dụng trên GDP đạt xấp xỉ 130% trong năm 2018.
Ông Sebastian Eckardt cho biết thêm, WB nhận thấy một số quan ngại qua những khảo sát trên toàn cầu khi tín dụng tăng trưởng mạnh sẽ dẫn đến những hoạt động đầu cơ và rủi ro cao. Điều này đồng nghĩa với việc đưa đến những vấn đề về chất lượng tài sản và gây ra bất ổn trong tương lai.
"Bên cạnh nỗ lực kiềm chế tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đang có những biện pháp kiểm soát dòng vốn đổ vào bất động sản và cả vào những ngành nhạy cảm như tài chính tiêu dùng. Tín dụng tiêu dùng dù ở tỷ trọng thấp nhưng mức độ tăng trưởng rất mạnh và Việt Nam cần tiếp tục quản lý rủi ro để tránh vay quá nhiều trong khu vực hộ gia đình", ông Sebastian Eckardt nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy, có nhiều yếu tố đóng góp vào sự phát triển của thị trường này như tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập khả dụng cũng như sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu trong xã hội. Ngoài ra, nhờ các tín hiệu tích cực của nền kinh tế kể từ năm 2014, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt ngày càng gia tăng, chạm đỉnh 129 điểm vào quý III/2018 và quý I/2019.
Những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam đã sẵn sàng hơn trong việc mua sắm các mặt hàng có giá trị lớn sau khi trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, như sản phẩm công nghệ mới hoặc các kỳ nghỉ, du lịch, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, xu hướng tiêu dùng của người Việt dần thay đổi theo hướng người dân chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán qua ngân hàng và sẵn sàng vay nợ cho các nhu cầu của đời sống, thay vì tích lũy, tiết kiệm đến khi đủ số tiền để mua sản phẩm mình mong muốn.
"Nhờ việc dịch chuyển trong xu hướng tiêu dùng, tín dụng tiêu dùng đã tăng trưởng mạnh mẽ kể từ năm 2015. Theo thống kê của FiinGroup, tín dụng tiêu dùng tăng trung bình tới 66,3%/năm trong giai đoạn 2015 - 2017, cao hơn nhiều so với mức 20% của 2013 - 2014. Tăng trưởng của năm 2018 đạt 30,4%, thấp hơn với mức 59% trung bình 5 năm trước. Dù vậy, tín dụng tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng khi tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng cho nền kinh tế đã tăng từ mức 12,3% (năm 2016) lên 17% (năm 2017) và 19,7% (năm 2018)", chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận định.
Trong khi đó, lãnh đạo cao cấp Công ty Chứng khoán MB cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2019 được dự báo ở mức thấp hơn 12,5% (năm 2018 là 13%). Nguyên nhân bởi lãi suất có xu hướng neo ở mức cao và các chính sách quản lý tín dụng thận trong hơn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với tín dụng giảm tốc, tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ gặp thêm khó khăn nữa khi tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) được dự báo sẽ khó cải thiện trong năm nay. Áp lực tăng lãi suất, cạnh tranh cho vay bán lẻ và áp lực huy động vốn từ nợ thứ cấp, thay đổi Thông tư 36 sẽ khiến NIM bị áp lực. Nguồn vốn liên ngân hàng giá rẻ cũng sẽ không còn dồi dào do một số biện pháp thắt chặt tiền tệ gần đây, lạm phát cũng đang có xu hướng tăng và lãi suất trái phiếu chính phủ khó giảm sâu.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại MBS dự phóng tăng trưởng tín dụng với các ngân hàng được công ty chứng khoán này theo dõi đạt khoảng 12,5%. CTCK MB (MBS) vừa có báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2019, đưa ra một số nhận định về tín dụng, với mục tiêu của NHNN tăng 14%, thấp hơn 2018. Theo đó, tăng trưởng tín dụng có thể chậm...