Tìm thấy thiên hà xa nhất và cổ xưa nhất của vũ trụ
Trong lúc quan sát và phân tích vũ trụ xa xăm, các nhà thiên văn học đã phát hiện một thiên hà xa nhất và cổ xưa nhất từng được quan sát cho đến thời điểm này.
GN-z11 có lẽ không phải là cái tên bóng bẩy, nhưng nó thuộc về một thiên hà có thể nói là độc nhất vô nhị: thiên hà cách xa Trái đất nhất, tính đến thời điểm này.
Đội ngũ các nhà thiên văn học do giáo sư Nobunari Kashikawa của Đại học Tokyo (Nhật Bản) dẫn đầu đã đặt mục tiêu tìm ra thiên hà xa nhất có thể quan sát được, trước khi nghiên cứu về quá trình hình thành và thời điểm khai sinh của nó.
“Từ những cuộc nghiên cứu trước đây, thiên hà GN-z11 dường như cách xa chúng ta nhất, ở khoảng cách 13,4 tỉ năm ánh sáng, hay 134 nonillion km (có nghĩa theo sau số 134 là 30 chữ số 0)”, theo Space.com dẫn lời giáo sư Kashikawa.
Tất nhiên, việc đo đạc và xác nhận được khoảng cách xa xôi như thế không phải là chuyện dễ dàng.
Để xác định được khoảng cách giữa GN-z11 và Trái đất, nhóm của ông Kashikawa đã nghiên cứu cái gọi là “dịch chuyển đỏ” của thiên hà đối tượng, tức tính toán khoảng cách ánh sáng kéo giãn hoặc dịch chuyển về phía rìa đỏ của quang phổ ánh sáng.
Video đang HOT
Nói tóm lại, một thiên thể càng ở xa Trái đất thì ánh sách của nó càng dịch chuyển đỏ.
Bên cạnh đó, họ quan sát những tín hiệu hóa học phát ra từ thiên hà GN-z11, nhờ vào thiết bị gọi là MOSFIRE của Đài quan sát Keck I tại Hawaii (Mỹ).
Kết quả là nhóm chuyên gia đã tính toán được khoảng cách giữa đối tượng và Trái đất, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Astronomy.
Một số bức ảnh ngoạn mục nhất cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn năm 2020
Hàng năm, cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn của năm mang đến những góc nhìn mới lạ về vũ trụ, từ mặt trăng gần chúng ta đến các thiên hà xa xôi.
Năm nay là năm thứ 12 của cuộc thi đã đem lại 5.200 tác phẩm của các nhiếp ảnh gia ở 70 quốc gia khác nhau, nhiều hơn 600 tác phẩm so với năm ngoái.
Cuộc thi được tổ chức bởi Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich và tài trợ bởi công ty Insight Investment phối hợp với Tạp chí Sky at Night của BBC.
"Thiên văn học là một trong những ngành khoa học dễ tiếp cận nhất và đôi khi mọi người nhìn lên bầu trời đêm và tự hỏi về những gì bên ngoài vũ trụ. Phép chụp ảnh thiên văn đã thu hẹp khoảng cách giữa nghệ thuật và khoa học, làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của vũ trụ của chúng ta," giám khảo của cuộc thi và nhà thiên văn học tại Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Tiến sĩ Emily Drabek-Maunder nói về cuộc thi.
"Mục tiêu của cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn của năm là sử dụng những bức ảnh không gian có sức ảnh hưởng này để thu hút sự quan tâm của công chúng về những câu hỏi lớn mà khoa học đang cố gắng trả lời, từ hoạt động bên trong của thiên hà cho đến sự xuất hiện của Hệ mặt trời của chúng ta."
Dưới đây là một số hình ảnh yêu thích trong danh sách rút gọn. Bạn có thể xem nhiều bức ảnh hơn trên trang mạng của cuộc thi.
"Hệ mặt trời qua kính viễn vọng của tôi" của Vinicius Martins (Brazil) ở hạng mục giải thưởng Sir Patrick Moore cho Nhiếp ảnh gia mới xuất sắc nhất
"Những đêm tuyệt đẹp ở Vịnh Ba Tư" của Mohammad Sadegh Hayati (Iran) ở hạng mục Con người &Không gian
"Mắt rồng phương Bắc" của Elena Pakhalyuk (Ukraine) ở hạng mục Cực quang
"Mặt trăng và tòa nhà Shard" của Mathew Browne (Anh) ở hạng mục Mặt trăng của chúng ta
"Cổng chính thiên hà" của Marcin Zajac (Mỹ) ở hạng mục Cảnh bầu trời
"Thiên hà NGC 2442 ở chòm sao Phi ngư" của Martin Pugh (Úc) ở hạng mục Thiên hà
"Nhật thực toàn phần, sao Kim và Sao khổng lồ đỏ" của Sebastian Voltmer (Đức) ở hạng mục Mặt trời của chúng ta
"Hang động ngựa hoang" của Bryony Richards (Mỹ) ở hạng mục Cảnh bầu trời
Vì sao chuyến bay thử tới rìa không gian của Virgin Galactic bị hủy bỏ giữa chừng? Chuyến bay thử thứ 3 tới rìa không gian bởi máy bay vũ trụ gắn động cơ tên lửa siêu thanh, hướng đến mục tiêu đưa con người du hành vào không gian, của công ty hàng không vũ trụ Virgin Galactic đã không hoàn thành do máy bay trục trặc. Máy bay vũ trụ VSS Unity gắn động cơ tên lửa siêu...