Tìm thấy hóa thạch của loài kết nối giữa khủng long và chim
Các nhà cổ sinh học mới công bố về phát hiện một hóa thạch khủng long ở Argentina thuộc về một loài khủng long raptor có họ hàng gần gũi nhất với các loài chim.
Overoraptor Chimentoi là họ hàng gần nhất được biết đến của các loài chim.
Loài khủng long mới này có tên là Overoraptor Chimentoi, có thể là đại diện cho mắt xích liên kết giữa khủng long velociraptor và các loài chim. Nhóm khủng long ăn thịt này được cho là đã bắt đầu tiến hóa thành chim khoảng 160 triệu năm trước. Loài mới phát hiện này thể hiện những đặc điểm rất giống với các loài chim bay, mặc dù nó vẫn là một loài chạy bằng chân.
Các nhà cổ sinh học đã khai quật được hóa thạch này trong một địa tầng đá 90 triệu năm tuổi được hình thành từ kỷ Phấn trắng. Địa tầng này được đặt tên là Huincul, nằm ở phía nam hồ chứa Ezequiel Ramos Mexia ở tỉnh Rio Negra, miền nam Argentina.
Phát hiện về loài Overoraptor Chimentoi này đã được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2013 bởi Hội đồng nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Argentina (CONICET). Tuy nhiên, năm 2018, nhóm các nhà khoa học do nghiên cứu sinh Matias Javier Motta dẫn đầu đã phát hiện thêm nhiều phần của bộ xương khủng long này.
Xương chân nhỏ bé của con khủng long này khi so sánh với xương chân đà điểu.
Video đang HOT
Phát hiện này đã tiết lộ các đoạn xương từ cánh và chân của con khủng long, cũng như đốt sống, và các phần của xương vai và xương chậu.
Theo nhà khoa học Fernando Novas từ Viện bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia, loài khủng long này có quan hệ gần gũi với chim hơn bất kỳ loài khủng long nào đã được biết đến.
Ông cho hay: “khi phân tích phần chi trên của nó, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các đặc điểm của loài chim liên quan đến việc bay lượn, điều này hết sức ấn tượng bởi vì nó là một loài đang chạy. Phát hiện này đã dẫn đến việc nhóm nghiên cứu cân nhắc đến điều đó trong cây phả hệ, Overoraptor là loài gần gũi nhất với chim so với các loài từng được phát hiện cho đến nay”.
Một móng vuốt của Overoraptor Chimentoi so sánh với một đồng xu.
Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi rằng loài chim đã tiến hóa từ những con khủng long nhỏ đi bằng hai chân – thuộc một họ khủng long ăn thịt có thể bao gồm cả khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Res.
Từ “Raptor” được bắt nguồn từ tiếng La-tinh, có nghĩa là chim săn mồi. Phác họa về Overoraptor thể hiện nó là một loài sinh vật nhỏ bé với đôi cánh có lông vũ và móng vuốt sắc nhọn. Một trong những móng vuốt nhỏ của con khủng long này có kích cỡ khoảng bằng một đồng xu.
Tuy nhiên, đôi cánh lông vũ có thể đã phục vụ những nhiệm vụ nào khác ngoài bay lượn, chẳng hạn như để cân bằng khi chạy.
Những con chim đã tiến hóa từ loài khủng long nhỏ.
Hóa thạch khủng long được khai quật ở Argentina.
Ông Motta chia sẻ: “giả thuyết của nhóm nghiên cứu là, đối với Overoraptor, khả năng tự động gập cánh của nó hẳn phải có một chức năng khác với các loài chim biết bay, vì nó là một động vật chạy. Có thể, đôi cánh này đảm bảo sự thăng bằng trong các cuộc rượt đuổi – bằng cách mang đến sự chính xác và cân bằng tốt hơn – nhờ vào khả năng chuyển động một cách nhịp nhàng, giống với các loài chim chạy như đà điểu.
Phát hiện của cuộc khai quật này đã được công bố trên tạp chí Khoa học Tự nhiên.
Khủng long được cho là đã xuất hiện khoảng 230 triệu năm trước vào kỷ Triass muộn. Sau đó chúng trở thành dạng sống thống trị Trái đất từ đầu kỷ Jura khoảng 200 triệu năm trước.
Đến 66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh va chạm vào Trái Đất ở vị trí gần bán đảo Yucatan – thuộc Mexico ngày nay – đã cắt đứt triều đại của chúng. Vụ va chạm Chicxulub này đã quét sạch khoảng hai phần ba sự sống trên Trái Đất.
Các nhà khoa học Anh phát hiện biểu hiện ngôn ngữ ở tinh tinh
Các nhà sinh học người Anh đã phát hiện ra rằng khi giao tiếp với nhau, tinh tinh thực hiện các chuyển động môi, có nhịp điệu trùng khớp một cách đáng ngạc nhiên với nhịp điệu lời nói của con người.
Các nhà sinh vật học từ lâu đã thất bại trong việc tìm kiếm biểu hiện thô sơ của lời nói ở loài linh trưởng, nhưng tất cả các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào nghiên cứu âm thanh do chúng tạo ra. Các tác giả nghiên cứu cho rằng lời nói của con người phát sinh không những trong quá trình tiến hóa của âm thanh, mà còn dựa trên sự chuyển động của môi.
Được biết, con người trên khắp thế giới, bất kể họ nói ngôn ngữ gì, trong cuộc trò chuyện thường mở miệng 2-7 lần/giây, mỗi chu kỳ tương ứng với một âm tiết.
So sánh các video về bốn quần thể tinh tinh pan troglodytes: hai con tinh tinh hoang dã ở Uganda và hai con được nuôi trong các vườn thú ở Anh và Đức, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đôi môi của loài linh trưởng này chuyển động với nhịp điệu trung bình 4 "âm tiết"/giây.
Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về tốc độ chuyển động môi trung bình giữa quần thể khỉ nuôi nhốt và khỉ hoang dã.
Các tác giả cho rằng, việc bập môi của tinh tinh đóng vai trò của lời nói, bằng cách đó chúng thu hút sự chú ý, truyền đạt cảm xúc và thông tin. Kết hợp với những âm thanh đặc biệt mà con vật tạo ra khi chúng chăm sóc lẫn nhau, những chuyển động nhịp nhàng này là yếu tố quan trọng trong giao tiếp và tương tác xã hội giữa các cá thể.
"Phát hiện của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng các tín hiệu nhịp điệu môi của linh trưởng dùng để thu hút sự chú ý - nhà nghiên cứu Adriano Lameira từ Trường Tâm lý học và Thần kinh học tại Đại học St. Andrew ở Anh cho biết.
Nghẹt thở với màn rượt đuổi sinh tử giữa rắn hổ mang và ếch Trong cuộc rượt đuổi sinh tử giữa rắn hổ mang và ếch, cả hai bên đều sở hữu những điểm mạnh riêng của mình, khiến kết quả cuối cùng trở thành một ẩn số vô cùng khó đoán. Trong môi trường đầm nước, ếch là một bậc thầy ngụy trang, với màu da có thể ẩn mình một cách hoàn hảo vào những...