Tìm ra chìa khóa kích hoạt hệ thống thải độc cơ thể, ngăn ngừa ung bướu
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta phải đối mặt với rất nhiều yếu tố nguy hiểm từ môi trường: không khí ô nhiễm, thực phẩm không an toàn, hóa chất độc hại, bức xạ,,… Những yếu tố này làm gia tăng căng thẳng lên các tế bào trong cơ thể, tạo điều kiện cho các độc tố và gốc tự do tấn công cấu trúc tế bào, gây lão hóa tế bào, nguy hiểm hơn, chúng có thể gây đột biến tế bào dẫn đến ung thư.
Tự nhiên thông minh đã trang bị sẵn cho mỗi tế bào trong cơ thể một hàng rào chống lại các độc tố. Tuy nhiên, hệ thống bảo vệ này có nguy cơ gặp quá tải trước sự bủa vây của độc tố từ môi trường và yếu đi do tuổi tác.
Sự tích tụ của các độc tố không được đào thải, lâu ngày tích tụ trong cơ thể và gây ra các loại bệnh tật khác nhau. Điều này cũng lý giải tại sao tỉ lệ ung thư, tim mạch, bệnh lý chuyển hóa,… của con người lại tăng lên chóng mặt tỉ lệ thuận với mức độ ô nhiễm môi trường.
Cuộc cách mạng về gen di truyền đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về một số vấn đề sức khoẻ, bao gồm vai trò của chế độ ăn uống trong phòng chống ung thư. Một ngành khoa học mới đã ra đời- Nutrigenomics (gen dinh dưỡng), nghiên cứu về cách dinh dưỡng tác động lên bộ gen của chúng ta và cuối cùng làm thay đổi hoạt động của tế bào đã tạo ra những bước đột phá mới trong lĩnh vực ngăn ngừa ung thư.
GS. Paul Talalay người tìm ra hoạt chất ngăn ngừa ung thư trong mầm bông cải xanh
Giáo sư Paul Talalay, trưởng khoa Sinh học Phân tử, trường Đại học Y danh tiếng Johns Hopkins Hoa Kỳ đã tìm thấy hoạt chất sulforaphane (SFN) trong mầm bông cải xanh có thể kích hoạt các gen bảo vệ tế bào, giúp cho hệ thống thải độc cơ thể làm việc với công suất tối ưu. Phát hiện này đã được bình chọn là 1 trong 100 đột phá khoa học của thế kỉ 20 và được vinh danh trên trang nhất tạp chí danh tiếng New York Times.
Video đang HOT
Với kích thước phân tử nhỏ bé, SFN có khả năng đi vào bên trong tế bào và kích hoạt hơn 200 gen bảo vệ tế bào. Trong số các gen này, có những gen đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc, làm sạch độc tố và bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do. Nhờ cơ chế tác dụng đến từng tế bào trong ở cấp độ phân tử, SFN bảo vệ cơ thể mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần các chất chống ung thư khác.
SFN trong bông cải xanh dễ bị phân hủy khi nấu chín
Tuy nhiên, bằng cách nấu chín, chúng ta đã phá hủy hoàn toàn hoạt chất quý giá này trong bông cải xanh và không được hưởng lợi ích từ nó. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, SFN được chiết xuất từ hạt mầm bông cải xanh đạt hàm lượng cao gấp 50-100 lần so với bông cải xanh trưởng thành. Thay vì việc phải ăn 3,4kg bông cải xanh nấu chín, chúng ta chỉ cần sử dụng 300mg chiết xuất này mỗi ngày là đủ.
Hiện nay chiết xuất từ hạt bông cải xanh có hàm lượng SFN cao nhất được phân phối bởi tập đoàn Frutarom (Top 10 tập đoàn dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe lớn nhất thế giới) dưới tên thương mại BroccoRaphanin. Tại Việt Nam, Broccoraphanin đã được chuyển giao độc quyền cho công ty CP Dược mỹ phẩm CVI (Việt Nam) để tạo ra DetoxGreen- sản phẩm chuyên biệt thải độc kép cả ở gan và tế bào, giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ung bướu, chống lão hóa và làm đẹp da.
Để được các dược sĩ tư vấn về thải độc ngăn ngừa ung bướu, hãy gọi ngay Tổng đài miễn cước 1800.1796, hotline 091.500.1796 hoặc truy cập website detoxgreen.vn để biết thêm chi tiết.
Theo Dân trí
Hà Nội ô nhiễm không khí cao thứ hai trong 23 thành phố Đông Nam Á
Trong 3 tháng đầu năm, Hà Nội có 82 ngày nồng độ bụi PM2.5 trung bình 63,2 g/m3 vượt chuẩn thế giới.
Ảnh minh họa
Cơ sở dữ liệu chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới cập nhật cho thấy khoảng 90% người trên thế giới đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép. Khoảng 7 triệu người tử vong mỗi năm do phơi nhiễm với các hạt bụi siêu nhỏ trong không khí.
Tất cả khu vực trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, nhưng người dân ở các thành phố thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất là phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Dựa trên cơ sở dữ liệu của WHO, Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID) phân tích và chỉ ra rằng người dân Hà Nội đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm xếp thứ hai trong số 23 thành phố được khảo sát ở một số quốc gia Đông Nam Á (gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Indonesia).
Theo dữ liệu mới của GreenID, trong 3 tháng đầu năm chất lượng không khí ở TP HCM tốt hơn Hà Nội mặc dù so cùng kỳ 3 năm gần đây thì chất lượng không khí tại TP HCM có xu hướng xấu dần. Chất lượng không khí tại Hà Nội trong giai đoạn này vẫn không tốt với nồng độ bụi PM2.5 trung bình 63,2 g/m3, gần gấp đôi TP HCM. Bình quân 91% số ngày trong ba tháng đầu năm, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO. Kết quả này dựa trên dữ liệu thu thập tại trạm quan trắc chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
"Chúng tôi đã phân tích chất lượng không khí ở Hà Nội và TP HCM dựa trên dữ liệu quan trắc công khai trong 3 năm qua và luôn kiến nghị lắp đặt thêm các trạm quan trắc để có bức tranh đầy đủ về chất lượng không khí ở Việt Nam", Nguyễn Thị Anh Thư, nghiên cứu viên GreenID cho biết.
Khảo sát với 1.000 người dân của GreenID cũng cho thấy giao thông vận tải, công nghiệp và sản xuất năng lượng được cho là ba nguồn ô nhiễm không khí hàng đầu tại các thành phố.
GreenID kiến nghị chính phủ tăng cường giám sát và kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua các biện pháp như thúc đẩy ban hành đạo luật không khí sạch, thắt chặt các tiêu chuẩn phát thải của giao thông và nhà máy nhiệt điện than.
Một ngày con người cần 10.000 lít không khí để thở. Ô nhiễm không khí là khi thành phần của không khí bị thay đổi, chất độc hại thải vào môi trường vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường. Không khí qua cơ thể có gây bệnh hay không phụ thuộc miễn dịch, chức năng đào thải cơ thể, chất độc hại vào cơ thể, mức độ... Nhóm dễ bị ảnh hưởng là người cao tuổi, phụ nữ có thai, có thể gây ảnh hưởng bào thai, trẻ em, người có bệnh sẵn... Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe khá lớn, đặc biệt là với trẻ em vì có tốc độ thở gấp 2 lần người lớn. Chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây bệnh về đường hô hấp, tim, ung thư.
Bụi PM 2.5 là tác nhân ô nhiễm ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi. Ảnh hưởng đến sức khỏe của nó sẽ tùy theo thành phần, tính chất (hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng...) của bụi mịn (nhiễm độc, ung thư, hen...).
Hiện nay Việt Nam chưa có số liệu cụ thể ca bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không khí. Dự báo của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cho thấy, tỷ lệ người dân bị viêm phổi, nhập viện vì khó thở, tim mạch... có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu không có biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm.
Nam Phương
Theo vnexpress.net
Nhận biết các bệnh nguy hiểm qua những dấu hiệu bất thường ở đôi mắt Đôi mắt luôn là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể, bởi nó sẽ giúp bạn nhận biết được các sự việc xung quanh mình. Nếu đôi mắt của bạn xuất hiện những triệu chứng sau thì thì tuyệt đối đừng nên chủ quan mà cần tìm hiểu nguyên nhân ngay. 1. Mắt lồi ra Có thể do gen di truyền nên...