Tìm ra cách chế tạo pin hoạt động hơn 5.000 năm
Các nhà khoa học đã tìm ra cách chuyển rác thải hạt nhân thành pin kim cương có thể hoạt động hơn 5.000 năm.
Pin kim cương nhân tạo có thể sản sinh điện suốt hơn 5.000 năm.
Nhóm các nhà nghiên cứu tại trường đại học Bristol (Anh), đã phát hiện cách tạo ra một loại pin có thể sản sinh năng lượng sạch suốt 5 thiên niên kỷ, tương đương với thời gian tồn tại của nền văn minh nhân loại.
Bằng cách đốt nóng các khối than chì, được sử dụng để chứa các thanh uranium trong lò phản ứng hạt nhân, nhiều carbon phóng xạ được giải phóng ở dạng khí. Lượng khí này sau đó có thể được thu lại và biến thành kim cương phóng xạ bằng một phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao.
Các nguyên tử carbon nằm trên bề mặt của tinh thể kim cương nhỏ màu đen và chúng có khả năng tạo ra một lượng điện nhỏ khi được đặt gần nguồn phóng xạ.
Các viên kim cương phóng xạ sau đó được bọc an toàn bằng một lớp kim cương không phóng xạ. Sau khi hoàn thành, bề mặt của một viên kim cương sẽ giải phóng một lượng phóng xạ nhỏ.
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một viên pin kim cương từ nickel-63, đồng vị phóng xạ ổn định hơn carbon-14 thường có nhiều trong chất thải hạt nhân. Họ dự kiến sẽ tạo ra pin carbon-14 đầu tiên vào năm tới.
“Pin kim cương có khả năng sản sinh điện trực tiếp mà không cần có các phần chuyển động, không tạo ra khí thải và không cần bảo dưỡng”, giáo sư Tom Scott, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết. “Với công nghệ này, chúng ta có thể biến chất thải hạt nhân thành pin năng lượng hạt nhân và nguồn cung cấp năng lượng sạch lâu dài”.
Một viên pin kim cương chứa 20g chất carbon-14 có thể tạo ra lượng điện khoảng 300 Jun/ngày, trong khi một viên pin AA tạo ra khoảng 14.000 Jun/ngày.
Các nhà khoa học của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) dự định sẽ sử dụng công nghệ này cho các tàu vũ trụ, trong khi các công ty công nghệ có thể tích hợp loại pin này vào các thiết bị kết nối internet nhỏ.
Theo Huy Phong (Theo RT) (Dân Việt)
Video đang HOT
Chiến dịch "dùng đầu người Đức" giúp Mỹ vượt qua Liên Xô
Ngay sau Thế chiến 2, nước Mỹ và Liên Xô đã rơi vào cuộc cạnh tranh quyết liệt, tận dụng những bộ óc thiên tài Đức để giúp phát triển công nghệ quân sự.
Bộ óc Đức quốc xã giúp nước Mỹ lần đầu tiên chinh phục Mặt trăng năm 1969.
Khi phát xít Đức sụp đổ, Mỹ, Anh và Liên Xô đã mở cuộc truy lùng khắp lãnh thổ Đức nhằm thu thập những nghiên cứu phát triển công nghệ, bí mật quân sự và cả những bộ óc thiên tài của Đức Quốc xã.
Mục đích của chiến dịch hết sức rõ ràng, Mỹ muốn ngăn không cho Liên Xô và cả đồng minh Anh thu thập được các công nghệ quân sự, vốn mang tính đột phá của phát xít Đức lúc bấy giờ. Mỹ cũng muốn vô hiệu hóa năng lực phát triển quân sự Đức sau Thế chiến 2.
Chiến dịch Cái kẹp giấy
Văn kiện mật của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ngày 6.7.1945 gửi Tổng thống Harry Truman, thuyết phục người đứng đầu nước Mỹ "thu nạp" những nhà khoa học Đức Quốc xã.
Giới chức Mỹ tin tưởng chiến dịch sẽ thu được thành công vang dội, đặc biệt trong bối cảnh, các nhà khoa học Đức bị truy lùng gắt gao vì tội ác chiến tranh.
Tổng thống Mỹ Harry Truman đồng ý triển khai Chiến dịch Cái kẹp giấy với điều kiện, không sử dụng những nhân vật máu mặt trong chính quyền Đức quốc xã có liên quan đến các tội ác chiến tranh.
Tuy vậy, để chiêu mộ được những nhân vật xuất chúng nhất trong hàng ngũ Đức Quốc xã, chính quyền Mỹ đã không ít lần "phạm luật" hay thậm chí là Công ước Geneva năm 1929. Chính quyền Mỹ thay đổi lý lịch, tiểu sử của các nhà khoa học Đức để loại bỏ hoàn toàn mối liên quan giữa họ và chủ nghĩa phát xít.
Nhóm các nhà khoa học tên lửa Đức tại Fort Bliss, Texas.
Một khi lý lịch được "thanh tẩy", các nhà khoa học này được phép làm việc trong các dự án tối mật của Mỹ, được cấp quyền công dân Mỹ và sinh sống một cách bình thường.
Tên gọi Chiến dịch Cái kẹp giấy chính thức được sử dụng tháng 11.1945. Trong ngày 16.11.1945, 88 nhà khoa học Đức đã bí mật được đưa sang Mỹ với mục đích hỗ trợ trong việc phát triển công nghệ tên lửa.
Công nghệ Mỹ bắt nguồn từ bộ óc Đức Quốc xã
Trong cuốn sách "Operation Paperclip: The Secret Intelligence Program to Bring Nazi Scientists to America" (Chiến dịch Cái kẹp giấy: Chương trình tình báo bí mật đưa các nhà khoa học Đức tới Mỹ), tác giả Annie Jacobsen đã tiết lộ nhiều thông tin đáng giá. Nhà khoa học tên lửa Wernher von Braun, người đóng vai trò quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo V-2 của phát xít Đức là nhân vật hàng đầu mà Mỹ muốn chiêu mộ. Khi đó, V-2 là tên lửa đạn đạo đầu tiên xuất hiện trong lịch sử.
Wernher von Braun là một trong những nhà khoa học Đức đến Mỹ đầu tiên, từ tháng 5.1945. Ngay khi đầu hàng, ông và các cộng sự được đón tiếp thịnh soạn tại một resort sang trọng ở dãy Alps.
"Chúng tôi được đối đãi bằng bữa sáng với trứng, cà phê và bánh mì, họ còn chuẩn bị sẵn giường ngủ ấm cúng cho mọi người. Ngay từ đầu, tôi biết mình sẽ không bị tra tấn hay đánh đập", von Braun sau này kể lại cho nhà báo Mỹ. "Công nghệ tên lửa V-2 là thứ mà chúng tôi có, còn người Mỹ lại rất muốn sở hữu, muốn biết tất cả về loại tên lửa này.
Von Braun (giữa) khi còn phục vụ trong hàng ngũ Đức quốc xã năm 1942.
Ngoài ra, những người trong danh sách hàng đầu có Tiến sĩ Kurt Blome, chuyên gia về vũ khí hóa học, sinh học. Trong quá trình thẩm vấn, Blome thừa nhận đã thí nghiệm vũ khí giết người hàng loạt trên các nạn nhân là người Do Thái. Tuy nhiên, người Mỹ có vẻ không quan tâm đến tội ác này.
Georg Rickhey, chuyên gia xây dựng hầm ngầm không thể bị xuyên phá của phát xít Đức cũng rơi vào tay quân đội Mỹ. Đại tá Mỹ Peter Beasley nói với Rickhey: "Với tư cách là sỹ quan Mỹ, tôi muốn đất nước mình có được mọi kiến thức mà ông dày công nghiên cứu. Tôi đề nghị ông cùng đi với chúng tôi trở về Mỹ".
Cho đến tháng Giêng năm 1946, hơn 160 nhà khoa học Đức cùng với gia đình đã bí mật sang Mỹ làm việc và sinh sống. Một số sống tại cơ sở đặc biệt ở Dayton, Ohio. Các nhà khoa học quân sự Mỹ tỏ ra không thích thú với đồng nghiệp Đức mới đến, bày tỏ cảm xúc từ "giận dữ đến thất vọng".
Nhóm 115 nhà khoa học Đức nằm trong nhóm nghiên cứu về tên lửa được đưa đến Fort Bliss, Texas và Bãi thử Tên lửa White Sands, New Mexico với tư cách "chuyên viên Bộ Chiến tranh". Họ có nhiệm vụ giúp quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa.
Von Braun cầm trên tay mô hình tên lửa tại Lầu Năm Góc năm 1955.
Wernher von Braun là người được đối đãi tốt nhất, ông còn bày tỏ tình yêu với nước Mỹ. Ở tuổi 46, von Braun được phép trở về Đức, cưới phụ nữ 18 tuổi và đưa cô này đến Mỹ. Điều duy nhất von Braun không hài lòng là người Mỹ quá chặt chẽ trong việc cấp ngân sách nghiên cứu. So với hồi làm việc cho Đức quốc xã, nhà khoa học này và cộng sự được trao nhiều quyền hơn.
Vài năm sau chiến tranh, số lượng nhà khoa học Đức sang Mỹ đã lên tới con số 1.600 người. Trong nỗ lực ngăn không cho dư luận biết được chính xác những gì xảy ra, quân đội Mỹ ra thông cáo tuyên bố đây là những người đàn ông hòa nhã, với mái tóc bạc và áo khoác thể thao Mỹ. Những người này chưa từng nằm trong hàng ngũ Đức quốc xã.
Quân đội cũng công bố hình ảnh nhà khoa học Đức và gia đình tham gia hoạt động ngoài trời lành mạnh. Bất kỳ phóng viên nào muốn phỏng vấn họ phải gửi bản thảo trước, cần có sự cho phép của quân đội trước khi xuất bản trên báo.
Von Braun giải thích chi tiết hệ thống phóng tên lửa Saturn cho Tổng thống Mỹ John F. Kennedy năm 1963.
Không phải ai cũng dễ dàng bị lừa gạt, cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt phản đối chương trình này, giống như nhà khoa học thiên tài Albert Einstein. Cho đến tháng 3.1947, dư luận lớn đến mức Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, Tướng Eisenhower khi đó phải tổ chức cuộc họp báo diễn giải về Chiến dịch Cái kẹp giấy.
Thành tựu của Chiến dịch Cái kẹp giấy là không phải bàn cãi. Von Braun sau này trở thành Giám đốc Trung tâm Phi hành Vũ trụ Marshall thuộc NASA và là người thiết kế chính của tên lửa đẩy Saturn V, loại tên lửa sau này đã giúp Mỹ lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng và chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua không gian so với Liên Xô, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Năm 1963, von Braun còn có mặt để giải thích chi tiết hệ thống phóng tên lửa Saturn cho Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tại Trạm Không quân Mũi Canaveral, Florida. Heinrich Rose và Konrad Buttner, hai nhân vật ủng hộ Đức quốc xã nhất giúp nghiên cứu công nghệ giúp bảo vệ binh sĩ Mỹ trong môi trường chiến tranh hạt nhân.
Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu nhận định, sức mạnh quân sự Mỹ vượt trội hơn Liên Xô sau Thế chiến 2 ngoài yếu tố địa lý, còn có đóng góp không nhỏ của các bộ óc thiên tài Đức.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Nobel Hóa học vinh danh 3 nhà khoa học nhờ phát minh những cỗ máy siêu nhỏ Ba nhà khoa học đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Hóa học 2016 nhờ "thiết kế và tổng hợp các cỗ máy phân tử", Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm, Thụy Điển cho biết trong một tuyên bố ngày 5/10. Thông báo của Ủy ban Nobel về các chủ nhân của giải Nobel Hóa học 2016...