Tim mạch, thượng thận ảnh hưởng nghiêm trọng vì uống quá nhiều cà phê
Cà phê giúp tỉnh táo và hưng phấn trong công việc nhưng uống quá nhiều cà phê lại gây gây hại nghiêm trọng cho tim mạch, thượng thượng và nhiều bộ phận cơ thể.
Uống nhiều cà phê gây hại cho tim
Công bố của nhóm các nhà khoa học Anh trên Tạp chí Clinical Nutrition, khi nghiên cứu trên một dữ liệu gần 370.000 người Anh từ độ tuổi 37-73 tuổi có thói quen uống cà phê hằng ngày thì họ phát hiện rằng uống 6 ly cà phê trở lên mỗi ngày có thể làm tăng lượng mỡ trong máu và qua đó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Đó là một mối liên quan phụ thuộc vào liều lượng, càng uống nhiều cà phê, nguy cơ bệnh tim càng lớn.
Ảnh minh họa
Theo các nhà nghiên cứu, hạt cà phê có chứa cafestol và dưới tác động của nước nóng chiết xuất ra một hợp chất làm tăng quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể người.
Nồng độ của cafestol trong cà phê phụ thuộc vào hạt cà phê và phương pháp ủ. Tuy nhiên có một tin tốt, cafestol chỉ phát tán mạnh nhất ở cà phê đun sôi không qua màng lọc. Nếu một người chọn uống cà phê pha phin hoặc cà phê hòa tan có thể tránh được cafestol.
Cảm giác bồn chồn, khó ngủ
Đồng ý cà phê giúp tỉnh táo, nhưng đôi lúc chúng lại có thể tác động mạnh hơn gây ra cảm giác bồn chồn, rất khó chịu. Cà phê có tác dụng là thúc đẩy hệ thần kinh trung ương gây cho người dùng cảm giác hốt hoảng và lo lắng. Không tin, bạn có thể hạn chế uống cà phê thì cảm giác này sẽ biến mất.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Chứng mất ngủ cũng từ đó mà xuất hiện một cách rõ ràng, cho thấy bạn đã uống quá nhiều cà phê trong ngày. Thực chất thì thức uống tao nhã này đang tàn phá giấc ngủ, ngay cả khi bạn không cảm thấy có bất kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe nào từ chúng.
Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, cà phê có thể ở lại trong cơ thể đến 4 -14 tiếng. Có nghĩa là chúng sẽ làm bạn thức giấc giữa đêm nhiều hơn và đồng thời làm giảm thời lượng ngủ. Để chấm dứt tình trạng này, các chuyên gia đã khuyên bạn hãy tập thói quen uống cà phê vào buổi sáng hoặc trưa và hạn chế tối đa uống cafe vào buổi tối.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của xương
Caffeine có tính chất lợi tiểu, khiến cơ thể đào thải calci qua việc đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu uống nhiều quá nhiều cà phê, hoặc đồ uống chứa cafein trong một ngày rất có thể làm tăng nguy cơ suy yếu xương và cản trở sự hấp thu vitamin D trong cơ thể của bạn.
Nên, nếu bạn bị loãng xương, hạn chế tiêu thụ ngay lượng caffeine ít hơn 300 mg mỗi ngày (khoảng 2-3 tách cà phê) là tốt nhất.
Đau dạ dày
Ảnh minh họa
Bạn nên tập bỏ dần thói quen này, đó là không nên uống cà phê pha mỗi sáng khi dạ dày trống rỗng. Cà phê chứa một số hợp chất kích thích các tế bào trong dạ dày tăng tiết axit. nếu bạn nghi ngờ cà phê là tác nhân gây ra đau dạ dày thì bạn đã đúng, vì vậy nên cân nhắc lại thói quen uống nhiều cà phê.
Ảnh hưởng đến tuyến thượng thận
Tiêu thụ một lượng lớn cà phê vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thượng thận, buộc tuyến thượng thận phải làm việc quá sức và cuối cùng dẫn đến sự “kiệt sức” của cả hệ thống tiêu hóa. Tuyến thượng thận sản xuất ra cortisol, giúp hỗ trợ cơ thể tại thời điểm căng thẳng, nên còn được gọi là hormone stress.
Ảnh minh họa
Tuyến thượng thận còn có tác dụng điều hòa nhịp tim. Trong trường hợp tuyến thượng thận phải làm việc quá mức, cơ thể sớm bị kiệt sức và các triệu chứng đầu tiên là yếu tim.
Điều xảy ra với cơ thể khi bạn uống cà phê ngay khi ngủ dậy
Uống cà phê khi bụng đói có thể khiến bạn buồn ngủ hơn, tăng cân, có cảm giác bồn chồn...
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Nevada-Reno (Mỹ) đã phát hiện ra bã cà phê có thể sử dụng làm dầu diesel sinh học. Trong tương lai gần, khói xe của bạn sẽ có mùi giống như một tách cappuccino mới pha.
Nhưng lựa chọn uống cà phê ngay khi ngủ dậy không phải là cách tốt nhất để bắt đầu ngày mới. Trên thực tế, các bác sĩ tin rằng thời điểm tốt nhất để thưởng thức đồ uống trên là từ 9h30 đến 11h30.
Dưới đây là những tác động của cà phê khi bạn uống lúc chưa ăn gì vào buổi sáng:
Khiến bạn thấy buồn ngủ
Cà phê là thức uống giúp nhiều người trong chúng ta tỉnh táo hơn. Nhưng uống ngay khi ra khỏi giường có thể gây tác dụng ngược lại. Caffeine làm tăng gấp đôi nồng độ hormone căng thẳng và dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, gây mệt mỏi.
Nếu bạn bắt đầu ngày mới với một tách cappuccino có đường, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ sau một thời gian ngắn. Điều này xảy ra do cơ thể chúng ta sản xuất insulin khiến lượng đường trong máu giảm xuống, dẫn đến thiếu năng lượng và lo lắng.
Làm mất các khoáng chất cần thiết
Uống cà phê thường xuyên vào sáng sớm có thể khiến bạn mất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Thói quen này có khả năng phá hoại khả năng hấp thụ sắt, magie và vitamin B, những chất quan trọng đối với hệ thần kinh. Quá nhiều caffeine cũng có thể làm mất canxi, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.
Gây khó chịu cho dạ dày
Cà phê kích hoạt hệ thống thần kinh của chúng ta, do đó ảnh hưởng đến ruột kết và gây tiêu chảy. Nhiều người thích thêm sữa hoặc kem vào cà phê buổi sáng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose nên sở thích này dễ gây khó chịu cho dạ dày.
Dẫn đến tăng cân
Ảnh minh họa: NBC News
Có thể giúp bạn đốt cháy chất béo nhưng cà phê đen cũng làm đảo lộn giấc ngủ của bạn. Khi ngủ không đủ giấc, bạn có xu hướng cảm thấy đói và thèm đồ ăn ngọt hơn. Nhiều loại đồ uống từ cà phê chứa nhiều đường và calorie cũng khiến bạn tăng cân.
Trầm trọng thêm sự lo lắng
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, mức độ hormone căng thẳng của bạn thường ở mức cao nhất. Là một chất kích thích, caffeine khiến bạn có cảm giác bồn chồn, thậm chí gây ra các cơn lo âu cho một số người.
Làm khô da
Vì cà phê khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên hơn, cơ thể bạn dễ bị mất nước. Khi đó, các chất độc sẽ khó thoát ra khỏi cơ thể qua da. Điều này sẽ làm khô da và khiến da dễ bị tổn thương với các vấn đề khác nhau, chẳng hạn như nếp nhăn sớm.
Bà bầu có được uống cà phê không? Nếu là một người nghiện cà phê, bạn sẽ tự hỏi liệu bà bầu uống cà phê có an toàn không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc trên. Hầu hết bác sĩ khám thai sẽ khuyên bà bầu nên kiêng cà phê hoặc giảm lượng cà phê tiêu thụ hàng ngày xuống ít nhất có thể. Ảnh...