Trong 2 tháng đầu năm 2021, nhiều dịch bệnh lưu hành trong nước có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2020.
Thế nhưng, thời tiết chuyển sang mùa xuân với đặc trưng mưa phùn, nồm ẩm như hiện nay là thời điểm người dân cần cảnh giác nhiều dịch bệnh theo mùa “đến hẹn lại lên”. Cùng với công tác phòng, chống dịch Covid-19 , ngành Y tế Thủ đô đang tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các bệnh truyền nhiễm .
Nhân viên y tế phun thuốc diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết tại quận Hai Bà Trưng. Ảnh: Đỗ Tâm
Mùa của nhiều bệnh truyền nhiễm
Theo quy luật, vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân là thời điểm thường xảy ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhiệt độ lạnh, mưa nhiều, thời tiết nồm ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ gây bệnh. Các loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa dễ phát sinh, phát triển thời điểm này là: Sởi, cúm, ho gà, tay chân miệng, sốt xuất huyết , viêm não mô cầu…
Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2021, cả nước ghi nhận 11.659 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Bình Dương và tỉnh Phú Yên. So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc sốt xuất huyết giảm 22,7%; còn số ca tử vong tương đương. Tại Hà Nội, trong 2 tháng đầu năm nay có 42 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 51 trường hợp so với cùng kỳ năm 2020.
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho rằng, hiện nay tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tương đối ổn định, nhưng không vì thế mà người dân được phép chủ quan. Bởi, đặc điểm khí hậu miền Bắc thời gian này là mưa phùn, nồm ẩm, kèm theo những đợt không khí lạnh ngắn ngày, đó là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển, lây lan bệnh sốt xuất huyết. Ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ gia tăng từ tháng 3 đến tháng 11.
Cùng với sốt xuất huyết, tay chân miệng cũng là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa đông – xuân, khi thời tiết nồm ẩm kéo dài. Trong 2 tháng đầu năm 2021, miền Bắc ghi nhận 110 trường hợp mắc tay chân miệng, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Riêng ở Hà Nội, từ đầu năm đến nay ghi nhận 8 trường hợp mắc tay chân miệng tại 7 quận, huyện (giảm 1 trường hợp so với cùng kỳ năm 2020). Tuy nhiên, trong tuần qua (từ ngày 22-2 đến 28-2), thành phố ghi nhận 5 trường hợp mắc tay chân miệng tại huyện Quốc Oai (tăng 4 ca so với tuần trước đó).
Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, bệnh tay chân miệng có 4 mức độ khác nhau. Trẻ mắc tay chân miệng ở mức độ 1 thường có các dấu hiệu ở da, niêm mạc như phỏng nước ở lòng bàn tay, chân, kèm theo nốt ở miệng… Với biểu hiện này, trẻ có thể điều trị ở nhà. Còn bệnh khi ở mức độ 2, trẻ có các dấu hiệu như hay giật mình, sốt trên 39 độ C trong 2 ngày kèm theo nôn, khó ngủ, quấy khóc vô cớ… Khi đó, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản được điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Xuân Lộc
Chủ động ứng phó
Dù từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc sởi, viêm não Nhật Bản, ho gà, nhưng theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn, đây cũng là những bệnh cần cảnh giác trong thời điểm hiện nay. Ngoài ra, tuần qua, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não mô cầu. Bệnh nhân là nam, 20 tuổi, bộ đội nghĩa vụ tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì. Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhân đã khỏi bệnh và ra viện. Não mô cầu cũng là bệnh được cảnh báo nguy hiểm, có xu hướng gia tăng trong mùa đông – xuân, thường xảy ra ở nơi tập trung đông người, như: Nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại…
Cùng với các dịch bệnh truyền nhiễm kể trên, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Trương Quang Việt cũng lưu ý về dịch Covid-19 luôn có nguy cơ xâm nhập từ các ổ dịch ngoài thành phố, từ những người nhập cảnh… Do đó, thành phố luôn chủ động trong công tác dự báo tình hình dịch bệnh, kể cả dịch bệnh đang lưu hành, dịch bệnh mới nổi hay dịch có nguy cơ xâm nhập để ứng phó có hiệu quả trước mọi diễn biến bất thường. Đặc biệt, các quận, huyện, thị xã phải thực hiện tốt công tác giám sát dịch, phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng, khoanh vùng, xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để.
Để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe , Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh khuyến cáo, với những bệnh có vắc xin phòng bệnh, phụ huynh nên cho trẻ tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế. Còn đối với những bệnh chưa có vắc xin, như sốt xuất huyết, tay chân miệng…, người dân cần thực hiện nếp sống vệ sinh phòng bệnh, đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng. Bên cạnh đó, mỗi người cần tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống khoa học với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nên bổ sung nước uống mỗi ngày, ngủ đủ giấc , tránh thức khuya và duy trì chế độ tập thể dục , thể thao hợp lý…
Khẩn trương phòng bệnh sốt xuất huyết, Zika, Chikungunya
Sở Y tế vừa có văn bản đề nghị các đơn vị trực thuộc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, Chikungunya, Zika.
Đây là các bệnh truyền nhiễm cấp tính do Arbo virus gây ra, bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng tương tự nhau và chủ yếu lây truyền qua vật trung gian là muỗi Aedes.
Cộng tác viên y tế (trái) tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. (Ảnh: Hạnh Dung)
Để hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, mới đây Bộ Y tế có công văn khẩn đề nghị Sở Y tế các địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp chính quyền tại địa phương, các ngành, tổ chức chính trị triển khai quyết liệt các biện pháp phòng bệnh.
Đồng thời, kiện toàn và duy trì ổn định mạng lưới cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết tại các xã, phường trọng điểm; bố trí kinh phí kịp thời nhằm đảm bảo nhu cầu về thuốc vật tư, hóa chất, trang thiết bị và kinh phí triển khai các hoạt động chống dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng, kéo dài. Triển khai ngay chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng...
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 6,1 ngàn ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca bệnh nặng phải thở máy, truyền dịch cao phân tử.
Mùa lạnh về, bệnh truyền nhiễm gia tăng Thời điểm mùa đông xuân được dự báo là điều kiện thuận lợi cho Covid-19 bùng phát và nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng có nguy cơ gia tăng Theo PGS-TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, có một tỉ lệ cao người nhiễm SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng (khoảng 40%-50%), gây khó khăn...
Tin mới nhất
Hà Nội: 23 học sinh ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn ở trường
21:42:59 16/04/2021
Sau bữa ăn trưa và bữa phụ buổi chiều ngày 15/4, nhiều học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn, đi ngoài,… trong đó một số em phải nhập viện.
Bí mật "đánh thắng" căn bệnh truyền nhiễm kéo dài hơn 1.400 năm, bệnh nhân bị xã hội xa lánh, ruồng bỏ
21:40:07 16/04/2021
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm đã khiến thế giới điêu đứng kéo dài hơn 1400 năm. Vì căn bệnh có thể lây nên bệnh nhân bị xa lánh, kỳ thị. Con người đã đánh bại nó như thế nào?
Chớ dại uống 4 loại nước này khi ngủ dậy vào buổi sáng
21:35:15 16/04/2021
Nước uống là nguồn cung cấp cần thiết cho mỗi cơ thể, tuy nhiên vào mỗi buổi sáng nhiều người thường lựa chọn sai loại nước uống dẫn tới những tác hại không ngờ.
Cơ thể ngay lập tức nhận được 6 điều tuyệt diệu này sau khi bạn ăn dưa hấu
21:33:58 16/04/2021
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, dưa hấu cung cấp một lượng vi chất dinh dưỡng đáng kể. Thế nhưng, ăn quá nhiều dưa hấu có thể khiến cơ thể gặp họa.
Ngồi học 16 tiếng 1 ngày, nữ sinh 13 tuổi bị thoát vị đĩa đệm: Bác sĩ cảnh báo căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa
21:24:59 16/04/2021
Cô gái Xiaomeng (13 tuổi, Trung Quốc) phải nhập viện vì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do ngồi học 16 tiếng 1 ngày.
Thực hiện thử thách ăn 50 quả trứng để lấy 800 nghìn đồng, người đàn ông ăn đến quả 42 thì tử vong
21:22:24 16/04/2021
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính là do người đàn ông này đã tiêu thụ quá nhiều lòng đỏ trứng, dẫn tới việc suy giảm chức năng tim do bội thực cholesterol.
Người bị sốt nên ăn trái cây gì? 9 loại trái cây tốt nhất cho người bị sốt
21:17:33 16/04/2021
Khi bị sốt virus, bệnh nhân sẽ mệt mỏi từ đó gây ra chán ăn. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp phục hồi cơ thể một cách tốt nhất. Vậy bị sốt nên ăn trái cây gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe?
Trẻ phát ban sau sốt: những lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết
21:12:46 16/04/2021
Vấn đề trẻ phát ban sau sốt là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác nên cần phân biệt chính xác.
Thời tiết dở dở ương ương tháng 4 dễ gây buồn ngủ, bạn đã biết 11 cách giúp cơ thể tỉnh táo này chưa?
21:07:55 16/04/2021
Thời tiết tháng tư, sáng sớm mưa phùn, trưa hửng nắng và chiều tối lại gió lạnh. Vì thời tiết dở dở ương ương nên rất dễ gây buồn ngủ. Vậy bạn có biết những cách giúp cơ thể tỉnh táo dưới đây!
Bảo quản thực phẩm là gì? Tại sao phải bảo quản lương thực thực phẩm?
21:03:29 16/04/2021
Tại sao phải bảo quản lương thực thực phẩm? Khi ở trong những môi trường không thích hợp thực phẩm sẽ nhanh bị hư hỏng hoặc bị nhiễm phải các sinh vật gây bệnh dẫn đến hư hỏng...
Gia tăng trẻ mắc tay chân miệng biến chứng nặng độ 2B trở lên
20:59:26 16/04/2021
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng với xu hướng gia tăng các ca bệnh có biến chứng nặng giống như đợt dịch tay chân miệng vào năm 2011.
Đối tượng dễ mắc thuyên tắc phổi
20:53:04 16/04/2021
Thuyên tắc phổi là một biến chứng nguy hiểm của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, bệnh thường dễ nhầm với các bệnh khác, lâm sàng thường bị bỏ qua, vì vậy nó còn có tên người cải trang vĩ đại.
Nhận biết, phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu
20:49:47 16/04/2021
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu là hiện tượng nhiễm trùng tại hệ thống bài tiết nước tiểu.
Tùy tiện dùng thuốc "bổ não", tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu
20:42:38 16/04/2021
Việc sử dụng các thuốc giúp tăng cường hoạt động của não, tăng khả năng tuần hoàn máu lên não, giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình... thường được gọi nôm na là thuốc bổ não đang được nhiều người quan tâm.
Cụ ông bị dập phổi, vỡ gan do ngã từ cây xoài
19:09:08 16/04/2021
Ngã từ độ cao gần 4m khi trèo cây xoài, cụ ông 60 tuổi bị gãy xương cánh tay và 7 xương sườn, dập phổi, vỡ gan và thận.
Que nhựa 10 cm mắc trong ruột cả tháng khiến bé trai đau quặn bụng phải nhập viện
18:16:51 16/04/2021
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình, đơn vị này đã phát hiện và lấy ra từ ruột bé trai 3 tuổi một que nhựa dài 10 cm.
Hội chẩn từ xa 2 ca chấn thương hàm mặt phức tạp do tai nạn giao thông
18:15:49 16/04/2021
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM vừa tiến hành hội chẩn từ xa 2 ca chấn thương hàm mặt phức tạp do tai nạn giao thông của 2 tỉnh Lâm Đồng và Long An.
Tái tạo lại âm vật cho bé gái có cơ quan sinh dục giống đàn ông
16:27:45 16/04/2021
Dù vóc dáng bề ngoài cao to như các bạn cùng trang lứa 14 tuổi nhưng hiện bé gái vẫn chưa có chu kỳ kinh nguyệt, do âm vật có cục thịt dư phì đại giống như bộ phận sinh dục ngoài của đàn ông.
Thuốc giảm cân: Không phải ai thừa cân cũng có thể sử dụng
16:00:48 16/04/2021
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thừa cân và béo phì đã trở thành gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu, khi tỉ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 1975, với 1,9 tỉ người lớn (tương ứng 39%) bị thừa cân và béo ph...
Dùng thuốc súc họng chứa iod như thế nào?
15:58:47 16/04/2021
Thuốc súc họng có rất nhiều loại: Chống viêm, sát khuẩn, cân bằng lại pH vùng họng... Một trong những loại thuốc súc họng hay được sử dụng cho các trường hợp viêm nhiễm là dung dịch súc họng có chứa iod.
Ăn hàu rất bổ nhưng phạm phải những điều 'cấm kỵ' này thì chỉ rước độc vào người
15:55:31 16/04/2021
Hàu là món ăn giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên có những đại kỵ khi ăn hàu mà không phải ai cũng biết.
Phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường
15:53:42 16/04/2021
Bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nặng nề ở đáy mắt có thể dẫn đến mù lòa.
Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần
15:49:41 16/04/2021
Nấm linh chi là dược liệu quý được dùng từ xa xưa. Trong Thần nông bản thảo xếp linh chi là siêu thượng phẩm, hơn cả nhân sâm.
Trẻ bị nổi mụn nước trên da có phải bị tay chân miệng, chuyên gia khuyến cáo gì?
15:48:10 16/04/2021
Theo ghi nhận bệnh tay chân miệng đang gia tăng, đã có trẻ tử vong. Nhiều cha mẹ thấy bé bị nổi mụn nước trên da lo lắng không biết con mình có phải bị bệnh tay chân miệng hay không?
Điều tồi tệ gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa trưa?
15:44:31 16/04/2021
Không chỉ có buổi sáng, bữa trưa cũng góp phần cực kì quan trọng để duy trì năng lượng cho một ngày làm việc và học tập của bạn. Việc bỏ bữa trưa mang lại nhiều tác hại đối với sức khỏe.
Bé gái 7 tháng tuổi đã mắc thuỷ đậu, nguyên nhân do mẹ
15:40:35 16/04/2021
Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương vừa tiếp nhận bệnh nhi 7 tháng tuổi nhập viện do bị thủy đậu lây từ mẹ.
Sụt cân, đi bệnh viện mới biết có kim loại chui vô bụng
15:38:30 16/04/2021
Nhiều người bị hóc dị vật không đến bệnh viện mà tự chữa mẹo khiến dị vật càng đâm sâu, gây tổn thương sức khỏe.