Tìm lại niềm tin bị… đánh cắp
Từ bao giờ, kỳ thi tú tài của một quốc gia lại trở nên “rẻ rúm” trong mắt nhiều người?
Từ bao giờ, kỳ thi tú tài của một quốc gia lại trở nên “rẻ rúm” trong mắt nhiều người?
Chỉ còn ít giờ nữa, gần 900.000 sĩ tử cả nước sẽ bắt đầu kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH. Không biết từ khi nào, nhiều người đã không còn so sánh nó với công cuộc “ vượt vũ môn” để thực hiện giấc mơ “ cá chép hóa rồng” nữa. Bởi lẽ, nếu so sánh nó với áp lực của kỳ thi vào lớp 10 công lập ở một số thành phố lớn vừa diễn ra, thì đỗ vào đại học chả nhằm nhò gì?
Có phụ huynh còn “cười khẩy” khi nghe tôi hỏi về áp lực thi cử của con mình: “Nếu không quá dốt thì kiểu gì chả đỗ đại học, không đỗ trường nọ thì đỗ trường kia, 10 điểm 3 môn còn thành giáo viên, 15 điểm còn làm bác sỹ, 2 điểm liệt còn thành thủ khoa kia kìa….”.
Câu nói ấy đã khiến tôi không biết phải cười hay nên khóc nữa? Tự bao giờ, kỳ thi tú tài của một quốc gia lại trở nên “rẻ rúm” như vậy trong mắt nhiều người?
Tôi còn nhớ như in những giọt nước mắt hạnh phúc của mình và gia đình khi cầm tờ giấy trúng tuyển ĐH 15 năm trước. Rồi cả xóm đến chúc mừng, cô dì, chú bác người dúi cho dăm chục, một trăm, người cho yến gạo, chục trứng ngày tôi khăn gói ra thành phố nhập học.
Niềm tự hào đỗ đại học trở thành động lực lây lan sang cả những đứa em còn đang lớp 3, lớp 4…. Tất nhiên, để có được niềm hạnh phúc ấy, không ít sĩ tử như tôi thời đó phải cày ngày, cày đêm, đổ mồ hôi trong những lò luyện… không ít bậc phụ huynh như bố mẹ tôi phải bán trâu, bán lúa khăn đùm khăn gói theo con lên thành phố; phải ăn chờ, nằm trực cùng con thi hết trường nọ đến trường kia…
Còn sỹ tử bây giờ thì… nhàn quá. Công cuộc cải cách thi cử đã gỡ bỏ rất nhiều nỗi vất vả cho phụ huynh và thí sinh. Không còn ôn tủ, ôn lò, cũng chẳng phải “khăn gói quả mướp” lên thành phố, 1 kỳ thi 2 mục đích, xét tuyển online,… nó giống như một giấc mơ có thật cho ngành Giáo dục quốc gia. Tôi hiểu, bất kỳ thay đổi nào cũng đều phải trải qua những khó khăn, bất kỳ thành công nào cũng sẽ phải trả giá bằng máu và nước mắt. Những thay đổi trong kỳ thi tú tài quốc gia cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, điều tôi có thể nhận thấy rõ ràng nhất ở thời điểm này là rất nhiều phụ huynh, thí sinh đang bước vào kỳ thi quốc gia với một tâm lý chếnh choáng: vừa mơ hồ, vừa hi vọng, vừa chờ đợi…
Video đang HOT
Thứ mà họ tìm kiếm là niềm tin về một kỳ thi trong sạch, công tâm, minh bạch – điều mà 1 năm trước “cơn ác mộng” gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… đã đánh cắp của họ.
1 năm chưa phải là nhiều nhưng “nỗi đau” dường như cũng nguôi ngoai. Hàng trăm thí sinh có điểm thi gian lận đã được trả về đúng vị trí, hàng chục cán bộ coi thi, thanh tra, lãnh đạo phòng sở… đã phải trả giá rất đắt cho hành vi tráo trở dùng tiền mua điểm của mình.
Trong suốt 1 năm qua, ngành Giáo dục cũng ra sức sửa sai để lấy lại niềm tin của xã hội: Quy chế thi được chỉnh sửa, siết những kẽ hở, đưa thêm nhiều chế tài, “thay máu” đội ngũ tham gia giám sát kỳ thi, đưa các trường đại học vào sâu hơn ở từng khâu để tăng tính minh bạch…
Kỳ thi chưa kết thúc nên từng ấy động thái có thể chưa đủ để để lấy lại niềm tin của xã hội, nhưng tôi nghĩ những cha mẹ và các thí sinh có thể đặt hi vọng và chờ đợi vào những kết quả sáng sủa nhất.
Tôi cũng mạnh dạn đem hi vọng của mình gửi gắm vào những “ nhạc trưởng” của kỳ thi năm nay. Chúng tôi không cần những con số báo cáo rực rỡ về tỷ lệ tốt nghiệp 99 – 100%, không cần những những lời tán dương nhàm chán “kỳ thi diễn ra tốt đẹp, nghiêm túc, không xảy ra sai sót…”.
Cái chúng tôi cần là hãy để những sĩ tử được đánh giá đúng nhất năng lực của mình, được tự hào bước vào giảng đường đại học bằng đôi chân và trí óc chứ không phải bằng tiền và quyền.
Theo baogiaothong
Nhìn lại mùa thi đại học khốc liệt của 10 triệu sĩ tử Trung Quốc
Khoảng 10 triệu học sinh Trung Quốc vừa trải qua kỳ thi đại học được đánh giá khắc nghiệt nhất thế giới.
Giáo viên và học sinh trường THPT Hành Thủy 2, thành phố Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc, tổ chức diễu hành đánh dấu 100 ngày trước kỳ thi đại học (cao khảo). Học sinh giơ cao khẩu hiệu "Thi đại học là con đường mà những người theo đuổi giấc mộng như chúng ta phải nỗ lực chạy theo".
Khi kỳ thi cao khảo còn 16 ngày, học sinh tại một trường trung học tỉnh Hà Bắc vẫn miệt mài luyện đề, ôn lại kiến thức đã học. Tấm bảng gỗ có con số đếm ngược thời gian như lời nhắc nhở kỳ thi đang đến rất gần.
Những tập sách, đề thi cao hơn đầu người là hình ảnh không còn xa lạ với người dân Trung Quốc vào mỗi mùa thi. Dù trời đã tối, không khí ôn thi căng thẳng vẫn bao trùm khắp các lớp tại trường trung học ở thành phố Hành Dương, Hồ Nam.
Một nam sinh gục xuống bàn sau hàng giờ luyện đề căng thẳng. Đôi khi, vì quá mệt mỏi, nhiều em ngủ gật ngay trong giờ học. Thời gian ôn thi nước rút, nhiều sĩ tử gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý do phải luyện đề liên tục và chịu áp lực từ phụ huynh, nhà trường.
Tại thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, nhiều phòng học sáng đèn đến tận nửa đêm. Dù chỉ là những tiết tự học, không có giáo viên đốc thúc, trông coi, nhiều em vẫn nghiêm túc, tích cực rèn luyện, hoàn thành phần bài tập được giao.
Trên đường đến trường thi bằng tàu hỏa, hai nữ sinh tại trường THPT ở khu tự trị Nội Mông vẫn tranh thủ ôn lại kiến thức. Các sĩ tử phải vượt quãng đường 135 km để tham dự kỳ thi quan trọng này. Ảnh: Tao Zhang.
Để giảm bớt căng thẳng, học sinh tại một trường trung học ở tỉnh Hồ Nam cùng nhau tham gia hoạt động thể thao ngoài trời. Vật tay, nhảy dây, kéo co... là những hoạt động được nhiều nhóm bạn trẻ lựa chọn tham gia.
Trước ngày lên đường "vượt vũ môn", nhiều sĩ tử tìm đến các nơi linh thiêng để gửi gắm ước nguyện của bản thân. Không chỉ để lại những mẩu giấy ghi lại điều ước, nhiều học sinh còn mang hoa quả, bánh kẹo đặt dưới chân tượng, thể hiện tấm lòng thành của bản thân.
Trong ngày thi đầu tiên, mưa lớn khiến điểm thi tại trường THPT Ngọc Sơn 1, tỉnh Giang Tây, ngập nặng. Các nhân viên trường phải kê bàn tạo thành lối đi cho thí sinh và giám thị.
Kỳ thi cao khảo năm 2019 bắt đầu ngày 7/6 và kết thúc vào 9/6. Nhiều học sinh rời trường thi trong trạng thái hân hoan, vui vẻ. Quãng thời gian học tập vất vả chính thức khép lại, nhường chỗ cho những kỳ nghỉ trước khi các em bước vào trường đại học.
Theo Zing
Học kém, bị body shaming do quá béo, chán nản không muốn sống, cô nữ sinh cấp 3 vươn lên tìm ra giá trị của 2 chữ hạnh phúc mà nhiều người còn mơ hồ "Tất cả chúng ta ai sinh ra trên đời cũng có một giá trị riêng và chính bản thân con cũng vậy. Cô bảo rằng con chính là món quà của sự kết tinh tình yêu thương của cha mẹ, hơn cả kim cương con là báu vật mà cha mẹ con luôn luôn trân quý, hãy luôn toả sáng và trân trọng...