Tìm kiếm giải pháp gắn kết trong đào tạo giữa DN và Nhà trường
Nhằm tạo sự gắn kết hơn giữa nhà trường với đơn vị tuyển dụng, sáng 28/4, Trường Cao đẳng Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội thảo “Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo”.
TS Hồ Ngọc Tiến- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ TP.HCM phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, TS Hồ Ngọc Tiến- Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, nền kinh tế quốc gia đang hội nhập ngày càng sâu rộng đã đặt ra các yêu cầu mới về trình độ và chất lượng đội ngũ lao động. Thực tế này bắt buộc các nhà trường phải thay đổi một cách căn bản về tổ chức đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
“Đào tạo đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp vì thế là yêu cầu bắt buộc. Muốn làm được điều đó phải để cho doanh nghiệp tham gia sâu cùng với nhà trường vào quá trình đào tạo”, ông Tiến nhấn mạnh.
Tại Hội thảo các doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường đã cùng nhau phân tích, mổ xẻ hàng loạt vấn đề trong công tác phối kết hợp, xây dựng chương trình đào tạo, giải pháp đào tạo chuyên sâu giữa lý thuyết và thực hành, xây dựng môi trường thực học thực hành cho sinh viên….
Nhờ chính sách kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, Nhà trường ký cam kết việc làm với sinh viên ngay khi vào học
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đình Chiến- Trưởng phòng tổ chức Công ty Cổ phần may Hữu Nghị cho rằng ngoài việc trang bị kỹ năng mềm, cách học đúng đắn cho sinh viên, Nhà trường cần phải tăng cường đội ngũ giảng viên nội bộ là các cựu sinh viên nay đã thành danh. Với mô hình này, sự kết nối giữa sinh viên và doanh nghiệp sẽ tốt hơn, sự đam mê nghiên cứu và học tập của sinh viên sẽ được thúc đẩy nhiều hơn.
Ông Bùi Quang Hiệp – Trưởng trung tâm tuyển dụng và đào tạo, Công ty Cổ phần Thiên Nam nhìn nhận sinh viên hiện nay có thái độ làm việc, thực tập được cải thiện, chịu khó và tích cực học hỏi. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều hạn chế trong tính kết nối ngành nghề đào tạo với doanh nghiệp và nhà trường. Nhà trường cần tổ chức kết nối các chương trình, ngành nghề đào tạo liên quan đến tất cả các nhóm ngành nghề đào tạo của trường, nhằm tránh sự đứt quãng trong phối hợp, tham gia đào tạo giữa 2 bên với nhau.
Theo ông Trần Ngọc Khánh – Tổng giám đốc Công ty TNHH KT-KT Nhân Tài Việt, thực chất các giải pháp gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đều đã có và được phân tích kỹ. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta chưa nhìn thẳng, nhìn thật và nhìn sâu vào bản chất của vấn đề khi cả hai bên bắt đầu cùng nhau hợp tác, xây dựng chương trình đào tạo.
“Để thay đổi và gia tăng sự hiệu quả hợp tác, chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề. Nhà trường phải có kế hoạch xây dựng các gói sản phẩm, modul đào tạo phù hợp cho từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo, hướng dẫn sinh viên… qua đó giúp sinh viên có được sự hỗ trợ, không gian thực hành, học tập tốt nhất”, ông Khánh nêu quan điểm.
Tại hội thảo các đại biểu cũng đã thảo luận nhiều vấn đề về việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp như kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của sinh viên có được trong quá trình học tại doanh nghiệp; Sự tương tác giữa 2 bên trong việc xây dựng giáo trình đào tạo theo hướng chuyên ngành hẹp; Thời gian thực tập, thực hành của sinh viên tại doanh nghiệp; Việc thay đổi chương trình đào tạo từ phía Nhà trường theo chính sách đặt hàng của doanh nghiệp….
Kinh nghiệm thực tập của du học sinh Việt tại Mỹ
Bạch Quốc Lâm, sinh viên Đại học Northeastern (Boston, Mỹ), đi thực tập toàn thời gian ở hai công ty trong một năm và tích lũy được nhiều bài học.
Trong khuôn khổ đêm trải nghiệm đại học dành cho phụ huynh và học sinh lớp 12 trường Phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội, tối 16/4, Bạch Quốc Lâm, 23 tuổi, sinh viên năm cuối Đại học Northeastern, nhấn mạnh việc đi thực tập là "cực kỳ cần thiết" đối với bất kỳ sinh viên nào, chứ không riêng du học sinh bởi nó đem lại nhiều trải nghiệm mới không có trong trường học.
Là du học sinh theo học ngành Tài chính và Marketing, hết năm hai đại học, Lâm bắt đầu chương trình thực tập toàn thời gian một năm. Đây là phần bắt buộc trong chương trình học của Lâm và cũng là lý do em chọn học trường này.
Trường cung cấp rất nhiều tài liệu hỗ trợ việc đi thực tập, có cả website để sinh viên có thể nộp hồ sơ, do đó Lâm không khó để tìm việc. Tuy nhiên, vì tài nguyên quá đa dạng, em phải lựa chọn kỹ càng để tìm được công ty phù hợp.
Nam sinh chia sẻ chọn nơi thực tập dựa trên hai yếu tố, trong đó ưu tiên công ty có mô tả công việc phù hợp với kỹ năng đã được trang bị, sau đó tính đến danh tiếng của họ để so sánh và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.
Sau khi đã chọn được công ty để nộp hồ sơ, nhà tuyển sụng sẽ gọi điện hỏi han, tìm hiểu nhanh xem liệu mình có đủ khả năng không. Nếu có, họ sẽ gọi đến phỏng vấn. Theo Lâm, với những ngành như Khoa học máy tính, phần phỏng vấn có thể lên tới 5-6 vòng, kéo dài nửa ngày với nhiều chủ đề. Việc phỏng vấn qua điện thoại cũng phức tạp hơn.
Lâm học Tài chính và Marketing, việc phỏng vấn đơn giản hơn khá nhiều với một lần qua điện thoại và một lần nói chuyện trực tiếp với sếp.
Từng được nhận vào thực tập ở hai công ty nhưng Lâm vẫn cho rằng mình có chút sai lầm khi trước đây độc lập trong việc nộp hồ sơ. "Mình thường tập trung vào làm hồ sơ rồi phỏng vấn, rồi trượt thì thôi. Điều này thực sự không tốt. Mình khuyên các bạn nên nói chuyện thật nhiều với các anh chị đi trước, tạo mối quan hệ (networking) nhiều hơn để học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu xem công việc sắp tới mình làm sẽ cần những gì, đi phỏng vấn phải chuẩn bị những gì. Đôi khi, nhờ mối quan hệ, bạn có thể được nhận vào công ty nhanh hơn", Lâm nói.
Nam sinh cũng nhấn mạnh việc nộp hồ sơ thực tập rất cạnh tranh do sinh viên nào cũng biết rõ tầm quan trọng của việc này. Vì vậy, khi chọn công ty, mỗi bạn phải thật tập trung vào bản thân và bỏ qua mọi thông tin về danh tiếng công ty thực tập của các bạn xung quanh để tránh mất tinh thần.
Bạch Quốc Lâm hiện làm việc cho một công ty thời trang ở Việt Nam và học online để hoàn thành năm cuối đại học. Ảnh: Dương Tâm.
Trong quá trình thực tập , Lâm cho rằng mỗi sinh viên cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn tạo mối quan hệ trong công ty, học văn hóa văn phòng, trau dồi một số kỹ năng hay làm thân với cấp trên để giả sử muốn làm việc ở Mỹ thì sẽ có ai đó để dựa vào.
Với Lâm, việc làm thân với cấp trên và tạo mối quan hệ trong công ty rất cần thiết, cho dù sau này không làm việc ở đó. Để làm điều này, quan trọng nhất là phải tôn trọng họ bằng cách luôn đúng deadline (hạn chót để làm việc nào đó), làm việc bằng hết tâm huyết của mình. Bạn cần thân thiện, ngoài công việc có thể nói chuyện phiếm, chơi game, chơi thể thao cùng các anh chị trong công ty.
Cũng trong quá trình thực tập, Lâm cho rằng sinh viên phải chú ý đến việc sắp xếp thời gian học tập. Nếu thực tập toàn thời gian, bạn chỉ nên đăng ký 0-1 lớp học, còn làm bán thời gian thì có thể đăng ký nhiều hơn một chút nhưng tuyệt đối không ôm đồm một lúc hai việc vì sẽ không hiệu quả.
"Hãy tưởng tượng bạn đã làm việc mệt mỏi cả ngày mà tối đến còn phải học và làm núi bài tập. Chắc chắn, bạn sẽ không còn năng lượng và tinh thần để làm tốt công việc ngày hôm sau", Lâm nhận định.
Lâm từng thực tập cho hai công ty, mỗi công ty 6 tháng với hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Nơi đầu tiên Lâm làm là công ty bảo hiểm, làm từ 8h sáng đến 5h chiều, rất ít tương tác với đồng nghiệp. Công ty thứ hai về công nghệ, văn phòng mở, thường xuyên họp để cập nhật công việc, giao lưu với đồng nghiệp dễ dàng, thời gian linh hoạt. Điều đó giúp Lâm so sánh được hai môi trường, biết mình thích gì và định hướng tốt hơn cho tương lai.
Tuy nhiên, với những bạn thực tập và cảm thấy phù hợp ngay ở công ty đầu tiên, việc tìm công ty thứ hai nhằm đa dạng hóa là không cần thiết. Nam sinh khuyên các bạn sống hết mình khi nhận công việc thực tập để chuẩn bị kỹ hơn khi bước vào môi trường làm việc sau khi ra trường.
Không có chương trình thực tập kéo dài và bắt buộc như Lâm, Nguyễn Thiên Trang, 23 tuổi, cựu sinh viên Đại học Lafayette, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực tập. Học ở một trường nhóm Liberal Art, không bắt phải chọn ngành từ đầu, Trang cho rằng việc thực tập sẽ giúp sinh viên khám phá được nhiều hơn, từ đó lựa chọn được ngành phù hợp.
Trang cho biết ở trường em, việc thực tập phụ thuộc vào mong muốn và khả năng của mỗi sinh viên. Để cân bằng với việc học, đa số lựa chọn thực tập dịp hè. Em đã có ba tháng hè năm thứ ba đi thực tập cho một công ty nước ngoài ở Việt Nam trong dịp về thăm nhà. Dù công ty ở Việt Nam, quá trình nộp hồ sơ của Trang diễn ra ở Mỹ với các vòng nộp hồ sơ, phỏng vấn qua điện thoại, làm bài test rồi phỏng vấn lần hai qua Skype, tương tự như công ty ở Mỹ.
Không có sẵn website dành riêng cho việc thực tập như trường của Lâm, Trang cho biết sinh viên có thể tìm kiếm công việc qua LinkedIn hay website các công ty. Em cũng khuyên các bạn nên mở rộng mối quan hệ, nói chuyện nhiều với những người đi trước để nhận được lời khuyên, gợi ý trong việc tìm kiếm công ty hay bất kỳ vấn đề gì trong cuộc sống du học.
"Thực tập sẽ đem đến rất nhiều thứ mà ở trường không dạy bởi mỗi công ty có văn hóa riêng, có những đầu việc chi tiết, dự án khác nhau. Đi thực tập là bước chuẩn bị quan trọng cho tương lai và các bạn không nên bỏ qua", Trang nói.
Các trường Cao đẳng đang thay đổi như thế nào để thu hút thêm tân sinh viên? Trước mùa tuyển sinh mới, nhiều trường Cao đẳng đã quyết định làm mới mình để đáp ứng thị hiếu của các tân sinh viên. Mới đây, thông tin trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đổi tên lần thứ 5 khiến dư luận không khỏi tò mò lý do, đặc biệt là teen 2K3. Trường đổi tên thành Cao đẳng...