Tìm hiểu về virus gây bệnh quai bị và khả năng lây lan bệnh
Họ virus Paramyxoviridae là một nhóm tác nhân khác nhau, có thể gây ra nhiều bệnh. Trong đó, quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị là Mumps virus, thuộc họ Paramyxoviridae này.
1. Virus gây bệnh quai bị
Các virus này có hình thể và cấu trúc rất gần gũi với họ Orthomyxoviridae. Virus gây bệnh quai bị có những tính chất khác biệt, nhất là tính vững bền của các kháng nguyên.
Trong họ virus Paramyxoviridae được chia nhỏ thành 3 giống: Trong đó Pneumovirus là virus hợp bào đường hô hấp, Morbillivirus là virus sởi, còn Paramyxovirus là virus cúm và virus quai bị.
Mumps virus thuộc họ Paramyxoviridae chính là nguyên nhân gây bệnh gây quai bị. Loại virus này rất nguy hiểm, có khả năng lây lan thành dịch nhanh chóng vì nó tồn tại được ở bên ngoài cơ thể trong khoảng 30, thậm chí đến 60 ngày ở mức nhiệt độ dao động từ 15 đến 200 độ C. Nó chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn trong hóa chất diệt khuẩn nhiệt độ> 560 độ C.
Virus quai bị có kích thước nhỏ và hình thể đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những con virus nhìn thẳng như sợi chỉ, biên độ thay đổi lớn từ 85 đến 340nm.
Mumps virus là tác nhân gây ra bệnh quai bị – Ảnh Internet
Virus quai bị có 3 loại kháng nguyên: Nucleoprotei là kháng nguyên S. Kháng nguyên ngưng kết Neuraminidaza và hồng cầu, được tạo ra từ vỏ bọc. Đó là kháng nguyên V. Và cuối cùng là kháng nguyên dị ứng.
Theo các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, virus này đã ngưng kết được hồng cầu của chuột lang, và gà… Virus quai bị nhân lên tốt trên phôi gà. Nó hấp thu được hồng cầu trên các tế bào bị xâm nhiễm trong khoang nước ối của phôi gà bị xâm nhiễm.
Video đang HOT
Virus quai bị phát triển và nhân lên ở đường hô hấp trên, vì thế, cách thức để lây truyền bệnh từ người sang người khác chính là thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh.
2. Khả năng lây lan của virus quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus gây nên, virus này dễ lây từ người nọ sang người kia và rất có khả năng bùng dịch vào mùa lạnh, thời tiết lý tưởng để chúng sinh sôi.
Người nhiễm virus này có Khả năng gây bệnh cho người khác. Bệnh nhân quai bị phải kiêng tiếp xúc trực tiếp với người khác từ khi nghi ngờ mắc bệnh đến ngày thứ 5 sau khi khởi phát triệu chứng. Nguy cơ lây lan virus càng tăng cao nếu người thường, lành tính tiếp xúc càng lâu và càng gần với người bị quai bị. Thời gian lây nhiễm cao nhất là từ 2 đến 5 ngày sau khi khởi phát viêm tình trạng viêm tuyến mang tai.
Bệnh nhân quai bị nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người bình thường – Ảnh Internet
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tái phát quai bị sau khi đã khỏi nếu virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán virus quai bị
Tất cả các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán virus gây bệnh quai bị là RT-PCR và nuôi cấy virus. Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm quai bị bằng cách Test huyết thanh IgM.
Ngoài ra, tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân và thời gian thu thập mẫu bệnh phẩm là rất quan trọng để phân tích kết quả xét nghiệm. Mặt khác, kết quả xét nghiệm âm tính không loại trừ khả năng đã nhiễm virus quai bị (trường hợp này còn gọi là âm tính giả).
4. Virus vẫn có thể gây bệnh quai bị ở người đã tiêm chủng vaccine
Tiêm phòng vaccine quai bị không thể miễn nhiễm hoàn toàn với căn bệnh này. Nhiều bệnh nhân quai bị đã từng tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin phòng ngừa những cuối cùng vẫn bị quai bị do bị lây truyền virus khi tiếp xúc với người bệnh.
Tuy nhiên, khi họ vẫn mắc bệnh như vậy, không đồng nghĩa với việc vaccine không hiệu quả. Vì mức độ hiệu quả này được đánh giá khi so sánh tỷ lệ tấn công và gây bệnh của virus ở người người chưa được tiêm so với những người chưa được tiêm vaccine.
Và trên thực tế, những người chưa được tiêm phòng vẫn có tỷ lệ mắc bệnh quai bị hơn nhiều lần so với những người đã được tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh cũng nhẹ hơn, ít biến chứng hơn ở những người đã được tiêm chủng
Nhận biết trẻ mắc bệnh quai bị
Bệnh quai bị do virus gây ra (thuộc nhóm Paramyxovirus). Đây là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt tập trung ở trẻ từ 6-10 tuổi.
Bệnh thường lành tính, tự khỏi trong 1-2 tuần nhưng đôi khi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng trên cơ quan sinh dục.
Bệnh quai bị rất dễ lây qua đường hô hấp khi nước bọt của người nhiễm bệnh phát tán ra ngoài không khí khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Sau khi vào cơ thể, virus sẽ bám vào niêm mạc mũi, miệng, kết mạc, sau đó theo đường máu xâm nhập nội tạng và gây các triệu chứng bệnh.
Người bệnh có thể lây cho người khác trước cả khi biết mình mắc bệnh, khoảng 1 tuần trước khi tuyến mang tai sưng lên, kéo dài đến 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai là thời gian lây mạnh nhất. Bệnh dễ phát thành dịch vào mùa đông xuân, ở những nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, khu tập thể...
Các triệu chứng và biến chứng do bệnh quai bị
Trước khi phát bệnh 1-2 ngày, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu trong người. Trẻ khởi phát bệnh bằng triệu chứng sốt từ 38-39 độ C, kéo dài trong 3-4 ngày, mệt mỏi, ăn ngủ kém, nhức tai, đau đầu, cảm giác ớn lạnh, sợ gió.
Sau sốt 24-28 giờ, xuất hiện triệu chứng viêm tuyến mang tai, lúc đầu chỉ sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia, thường sưng cả 2 bên, ít khi sưng 1 bên. 2 bên sưng không đối xứng, 1 bên sưng to, 1 bên sưng nhỏ. Khi tuyến mang tai sưng to có thể làm mất rãnh trước và sau tai gây biến dạng mặt, mặt phình to, cằm xệ, cổ bành.
Da vùng tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, không đỏ, sờ nóng, đau, ấn không lõm. Trẻ đau hàm khi há miệng, khi nhai, nuốt, cảm giác đau lan ra tai, họng viêm đỏ, sưng hạch góc hàm.
Virus quai bị ngoài gây viêm tuyến nước bọt còn có thể biến chứng gây viêm ở những cơ quan khác như:
Viêm tinh hoàn có thể gặp trong quai bị, đặc biệt là những trẻ trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn có thể xuất hiện 1-2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai hoặc xuất hiện đơn độc không kèm sưng tuyến mang tai. Bệnh nhân sốt cao trở lại, thỉnh thoảng có rét run, đau nhức đầu, buồn nôn, nôn.
Tinh hoàn bị sưng đau, to gấp 3-4 lần bình thường, da bìu đỏ, mào tinh hoàn đôi khi cũng sưng to. Bệnh nhân thường sưng một bên tinh hoàn nhưng một số trường hợp có thể sưng cả hai bên. Sau 4-5 ngày thì bệnh nhân sẽ hết sốt nhưng sau khoảng 2 tuần, tinh hoàn mới hết sưng.
Viêm não do quai bị biến chứng với các biểu hiện như: sốt cao, đau đầu, nôn, co giật, rối loạn ý thức, cứng cổ, có thể xảy ra đơn độc hoặc sau khi viêm tuyến nước bọt 3-10 ngày.
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh quai bị hiệu quả. - Ảnh: Trần Minh
Viêm tụy cấp: Thường xảy ra vào tuần thứ hai (từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10) khi tình trạng sưng tuyến mang tai đã giảm. Bệnh nhân quai bị triệu chứng trong viêm tụy cấp là sốt trở lại, đau thượng vị, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy...
Các bệnh lý khác có thể gặp do quai bị là: viêm buồng trứng, viêm cơ tim, viêm đa khớp, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm phổi...
Tiêm chủng để phòng bệnh
Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh quai bị hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị bệnh chủ yếu là nghỉ ngơi, điều trị triệu chứng và chăm sóc cơ thể...
Trẻ cần được cách ly, không dùng chung các vật dụng như khăn mặt, bát đũa, bàn chải đánh răng, chườm ấm bên má bị sưng có thể giúp trẻ giảm đau. Không được đắp lá, bôi vôi vào vùng bị sưng vì có thể gây bỏng da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước hoa quả để bù nước và giúp trẻ hạ nhiệt độ. Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng dễ nuốt như cháo, súp... Đặc biệt, trẻ cần nằm nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, không được chạy nhảy nô đùa vì có thể làm nặng hơn biến chứng ở tinh hoàn.
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng ngừa quai bị ở trẻ em một cách chủ động, hiệu quả. Vắc-xin quai bị thường ở dạng vắc-xin phối hợp sởi-quai bị-Rubella giúp ngừa 3 bệnh nguy hiểm trong chung 1 mũi vắc-xin. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin để có được hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
Quai bị ở người lớn: Triệu chứng, phòng ngừa và cách chăm sóc khi mắc bệnh Quai bị là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em nhưng trên thực tế người trưởng thành cũng có thể mắc căn bệnh này. Cùng tìm hiểu triệu chứng, phòng ngừa và cách chăm sóc bệnh quai bị ở người lớn qua bài viết dưới đây. Tương tự như quai bị ở trẻ em, quai bị ở người lớn cũng có thể...