Tìm hiểu bà bầu tháng thứ 9 nên ăn gì, kiêng gì?
Mang thai tháng thứ 9 là giai đoạn nhạy cảm của mẹ vì bé yêu sắp sửa chào đời. Do đó, bà bầu tháng thứ 9 cần chú ý hơn đến vấn đề nên ăn gì hoặc nên kiêng gì.
Bước vào tháng cuối cùng của thai kỳ sẽ đem đến rất nhiều hứng thú và hồi hộp vì em bé có thể ra đời bất cứ lúc nào. Mặt khác, việc chọn lựa đúng thực phẩmcần tiêu thụ của mẹ bầu là điều rất quan trọng vì em bé sẽ tăng tối đa lượng mỡ và khối lượng cơ thể trong giai đoạn này cùng với sự phát triển của não, phổi. Do vậy, chế độ dinh dưỡng của bà bầu tháng thứ 9 nên bao gồm các thực phẩm sẽ hỗ trợ tốt các quá trình này.
Bà bầu tháng thứ 9 nên ăn gì?
Việc chọn lựa thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đảm bảo cho mình một thai kỳ ổn định. Những tình trạng khó chịu như táo bón và ợ nóng cũng sẽ được ngăn chặn phần nào. Điều này sẽ giúp bé yêu phát triển đúng cách. Những thực phẩm tốt cho bà bầu 9 tháng gồm:
1. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ rất cần thiết trong suốt thai kỳ và đặc biệt là trong tháng thứ 9 khi vấn đề táo bón trong thời gian mang thai dường như trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Bà bầu tháng thứ 9 nên tăng cường bổ sung loại chất này bằng:
NgôGạo lứtTrái câyHoa atisoCác loại đậuRau quả tươiUống nhiều nướcHạt tốt cho bà bầuBánh mì nguyên cám.2. Thực phẩm giàu chất sắt
Mang thai có thể là lý do cho sự thoát máu bất thường hoặc xuất huyết của các mạch máu. Sắt có khả năng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai, bạn nên hấp thụ khoảng 25 đến 27 mg sắt mỗi ngày. Một số thực phẩm bổ máu và giàu sắt cho bà bầu tháng thứ 9 là:
Cá hồiThịt gàThịt đỏNho khôHạt bí ngôLòng đỏ trứngBông cải xanhRau chân vịt (cải bó xôi).3. Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic giúp chống lại dị tật bẩm sinh ở trẻ như tật nứt đốt sống. Loại chất này cũng hỗ trợ quá trình hình thành các tế bào hồng cầu và cấu trúc của DNA. Theo chuyên gia, bà bầu tháng thứ 9 hãy hấp thụ 600 – 800mg axit folic mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu axit folic gồm:
Rau có màu xanh đậmTrái cây họ cam chanhHạt hướng dươngBông cải xanhLòng đỏ trứngMăng tâyDưa vàngQuả bơ.4. Thực phẩm giàu canxi
Tháng cuối cùng của giai đoạn mang thai cần rất nhiều canxi để phục vụ cho quá trình cấu trúc và hoàn thiện xương cho em bé trong bụng. Bạn có thể tận dụng nguồn canxi từ những thực phẩm như:
CáVừngTrứng ChuốiThịt nạcYến mạchHạnh nhânCác loại hạtRau lá xanhCác sản phẩm từ sữa.5. Thực phẩm giàu DHA
Đây là loại axit béo rất cần thiết cho sự phát triển của não. Bạn nên tiêu thụ 200mg DHA mỗi ngày bằng nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé phát triển thùy trán của não. Các loại thực phẩm giàu DHA chẳng hạn như:
Video đang HOT
Cá biển gồm cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòiLòng đỏ trứng đã được nấu chínBơ đậu phộngCác loại hạtSữa tươiNgũ cốcĐậu hũBí ng ôTôm.6. Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A có nhiệm vụ phát triển các tế bào máu, mắt, da, tăng cường khả năng miễn dịch bên trong cơ thể em bé. Các loại thực phẩm giàu vitamin A mà bà bầu tháng thứ 9 có thể thưởng thức mỗi ngày gồm:
Bí đỏCà rốtThịt bòCà chuaDưa hấuỚt chuôngKhoai langCải bó xôi.7. Thực phẩm giàu protein
Protein đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu bởi sẽ mang lại cho bạn nguồn năng lượng cần thiết để đủ sức sinh hoạt, vận động trong tháng cuối cùng của thai kỳ cũng như tiếp thêm sức mạnh cho sự phát triển của em bé. Bà bầu tháng thứ 9 cần khoảng 50 – 55g protein mỗi ngày thông qua các thực phẩm phổ biến như:
Lòng trắng trứngCác loại đậuCác loại thịtCác loại hạtCá hồiChuốiBí đỏTômNấmNgôTáoSữaBơ.8. Thực phẩm giàu vitamin C
Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về tác dụng của vitamin C bởi đây là cái tên luôn góp mặt trong danh sách những dưỡng chất quan trọng, thiết yếu cho tất cả mọi người. Bà bầu tháng thứ 9 bổ sung vitamin C vừa đủ sẽ tăng cường miễn dịch cũng như làm đẹp da, tóc. Thực phẩm giàu loại vitamin này gồm:
CamSúp lơDâu tâyCà chuaBông cải xanh.Bà bầu tháng thứ 9 không nên ăn gì?
Các loại thực phẩm mà mẹ bầu không nên ăn trong tháng thứ 9 của thai kỳ gồm:
Cá có nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngânThức uống chứa quá nhiều caffeineThức ăn nhiều dầu mỡSữa chưa tiệt trùngThức uống có cồnHải sản sống
Ngoài ra, bạn nên hạn chế dùng bữa tại những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các loại rau sống ăn kèm với cơm, hãy rửa thật kỹ dưới vòi nước chảy, ngâm với nước muối để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhằm tránh ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, ói mửa.
Thực phẩm chức năng có thể sử dụng
Nếu bạn thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, cơ thể sẽ nhận được đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, trong trường hợp bà bầu có trở ngại, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thực phẩm chức năng phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thai nhi lẫn người mẹ, bao gồm:
Canxi: Nếu bạn không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống hàng ngày hoặc gặp tình trạng không dung nạp lactose, mẹ bầu tháng thứ 9 sẽ cần bổ sung thêm từ thực phẩm chức năng Vitamin và khoáng chất tổng hợp: Sản ph ẩm thực phẩm chức năng này sẽ đem đến dưỡng chất mà cơ thể bạn cần trong giai đoạn này của thai kỳ Axit folic: Axit folic rất quan trọng để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và cũng để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Nếu không bổ sung đủ axit folic từ thực phẩm, bà bầu 9 tháng có thể cần đến thực phẩm chức năng.
Bên cạnh đó, hãy lưu ý đến một vài vấn đề khác xoay quanh chủ đề dinh dưỡng mỗi ngày, chẳng hạn như:
Ăn cháo giúp dễ tiêuNên uống nhiều nước lọcƯu tiên chọn sữa ít béoTản bộ sau mỗi bữa ăn giúp hỗ trợ tiêu hóaChia nhỏ khẩu phần ăn để dạ dày không bị quá tải.
Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ bầu tháng thứ 9 đã biết nên ăn gì, kiêng gì để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Chúc bạn trải qua giai đoạn cuối của thai kỳ một cách nhẹ nhàng, có sự chuẩn bị tốt nhất để đón con yêu chào đời.
Theo Hellobacsi.
Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao?
Nhiều mẹ bầu vẫn hay than phiền là mình thường hay mắc chứng đầy hơi chướng bụng. Khiến chị em không ít mệt mỏi, khó chịu kéo dài.
Vậy, bà bầu bị đầy hơi chướng bụng do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Câu trả lời nằm ngay bên dưới, hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng ở bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đầy hơi chướng bụng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, thói quen và sở thích ăn uống của mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng.
Nhiều mẹ bầu vẫn hay than phiền là mình thường hay mắc chứng đầy hơi chướng bụng
Bên cạnh đó, còn có thêm một số nguyên nhân khác gây đầy hơi chướng bụng ở mẹ bầu, chúng ta cùng tham khảo nhé!
Tử cung to ra và giãn dần
Mỗi ngày, tử cung sẽ to và giãn dần để đủ chỗ cho thai nhi khiến ruột bị chèn ép sinh ra khí ga trong bụng mẹ dẫn đến việc đầy hơi chướng bụng.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Quan niệm mẹ bầu phải ăn thật nhiều, ăn uống gấp đôi lúc trước khiến chị em thường ăn rất nhiều. Tuy nhiên, chính vì điều này đã vô tình gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, những thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ hay các món ăn được nêm quá nhiều gia vị cũng sẽ khiến khó tiêu và đầy hơi chướng bụng.
Mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa
Khi mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm ruột hay tiểu đường thì cũng có thể khiến chị em bị đầy hơi chướng bụng.
Những loại thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh đầy hơi chướng bụng
Những loại trái cây chứa nhiều fructose
Quá trình phân hủy fructose trong thức ăn có thể tạo thành khí trong dạ dày khiến cơ thể mẹ bầu bị đầy hơi chướng bụng. Do đó, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên tránh ăn các loại trái cây giàu fructose như nho, táo, lê, mận, dưa hấu... Bên cạnh đó, dưa chua, giá đỗ, măng tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh... cũng là những loại thực phẩm khó tiêu nên chị em cũng nên tránh ăn những loại thực phẩm này.
Các loại đậu
Đậu chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, đậu lại chứa stachyose và raffinose cũng khiến ruột và dạ dày chứa nhiều khí và gây ra tình trạng khó tiêu chướng bụng. Nếu muốn ăn đậu, bạn hãy ngâm chúng trong nước trước vài giờ. Sau đó rửa sạch và chế biến, việc làm này có thể hạn chế quá trình tạo khí trong dạ dày và đường ruột.
Sữa và những sản phẩm từ sữa
Sữa và những thực phẩm từ sữa có chứa lactose giúp bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, đây lại là món ăn khoái khẩu của các loại vi khuẩn có trong ruột. Chúng sẽ ăn lactose và gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.
Sữa lại là món ăn khoái khẩu của các loại vi khuẩn có trong ruột. Chúng sẽ ăn lactose và gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụngCác loại nước có ga
Nước có ga ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi uống nước có ga, bạn đã vô tình "bơm" khí từ bên ngoài vào và gây ra tình trạng chướng bụng. Bên cạnh đó, nước có ga còn gây ra tình trạng ợ nóng, khó tiêu...
Phải làm gì để mẹ bầu tránh đầy hơi chướng bụng?
Ngoài việc hạn chế ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa, dễ gây đầy hơi chướng bụng mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:
Không nên ăn quá no, nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏĂn chậm nhai kỹ, không nên uống nước hay nói chuyện khi ănTránh uống nước có ga, nước lên menNgồi thẳng lưng, không nên nằm sau khi ăn noMặc quần áo rộng rãi, co giãn, thoải máiDành thời gian để vận động nhẹ nhàng giúp dễ tiêu, hạn chế chướng bụng đầy hơiĂn nhiều rau xanh, trái cây để hạn chế tình trạng táo bón
Nếu tình trạng đầy hơi chướng bụng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng bạn có thể tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Nếu tình trạng đầy hơi chướng bụng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng bạn có thể tìm đến các bác sĩ chuyên khoa
Với những thông tin trên đây chúng tôi tin chắc bạn đã biết được bà bầu bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao rồi đúng không nào? Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về thai kỳ và sinh nở hãy truy cập website của chúng tôi để có được câu trả lời chính xác nhé!
Theo Viknews
Giải đáp thắc mắc: Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết Tụ màng dịch nuôi là hiện tượng khá thường gặp ở những mẹ mang thai những tháng đầu. Nếu không chú ý và làm theo chỉ định của bác sĩ thì có thể dẫn đến sảy thai. Vậy tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thêm về vấn đề trên. Vậy tụ dịch màng nuôi...