Tìm giải pháp khắc phục thiếu cơ sở vật chất để các học sinh nam nữ ngủ riêng
Do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế nên nhiều trường chưa có phòng ngủ riêng cho học sinh bán trú, thậm chí có trường còn tình trạng học sinh nam và nữ phải ngủ xen kẽ.
Từ thực tế trên, một số giải pháp đã được các chuyên gia, nhà quản lý và chính phụ huynh đưa ra.
Nhiều trường phải thực hiện mô hình “3 trong 1″
Thời gian gần đây, vấn đề giấc ngủ trưa bán trú của con rộ lên trên nhiều diễn đàn làm cha mẹ. Chị Trương Mỹ Hương, có con học ở một trường tiểu học tư thục tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), cho biết, sau khi đọc thông tin chia sẻ về “hành động lạ” của một bé trai trong giờ ngủ trưa bán trú, chị về hỏi con thì con trả lời là cô giáo có tách riêng khu vực trong lớp, nam, nữ ngủ riêng. “Lúc đó tôi mới thở phào. Thú thật lâu nay tôi không để ý lắm đến vấn đề này, chỉ biết là các con có túi ngủ và ngủ tại lớp học”, chị Hương nói.
Theo ghi nhận, tại một số trường tiểu học “điểm” ở Hà Nội có số lượng học sinh đông, học sinh vẫn ăn trưa và ngủ ngay trên bàn học, học sinh nằm sát nhau do không đủ không gian để tách bàn. Nhiều phụ huynh có ý kiến về điều này, song đành chấp nhận điều kiện thực tế chật chội của trường do không thể sắp xếp khu vực hoặc phòng ngủ riêng ở trường cho học sinh. “Do điều kiện công việc không thể đón con về buổi trưa được nên tôi đành chịu. Về nhà, bố mẹ chủ động chia sẻ với con về vấn đề vệ sinh, giấc ngủ, giới tính… để con có ý thức hơn chứ không thể phụ thuộc hoàn toàn vào cô giáo”, chị Lê Hoa, một phụ huynh, cho biết.
Tại TPHCM, theo thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2020 – 2021, TP.HCM dự kiến tăng khoảng 55.000 học sinh, trong đó bậc THCS tăng nhiều nhất với khoảng 28.000 học sinh, tập trung ở một số quận, huyện như: 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Hiện nay cơ sở vật chất của hầu hết các trường chỉ đáp ứng được cho việc học tập mà không đáp ứng được sinh hoạt bán trú. Nhiều trường phải thực hiện mô hình “3 trong 1″, phòng học phải “biến” thành phòng ăn, phòng ngủ trưa cho học sinh. Việc xây dựng phòng ngủ trưa riêng biệt cho học sinh nam và nữ là một vấn đề khó khăn. Các trường có lớp bán trú hiện nay đa số triển khai phương án chia mỗi lớp thành 2 khu vực riêng biệt cho nam và nữ.
“Hiến kế” tổ chức giờ ngủ trưa bán trú
Bà Cao Thanh Tuyền, Phó Trưởng phòng Giáo dục quận Bình Tân, TP.HCM, cho biết: “Quận Bình Tân đã hướng dẫn cho các trường tổ chức cho các em học sinh bán trú ngủ riêng, kể cả bậc mầm non. Ngay cả phòng vệ sinh cũng chia ra rõ ràng. Còn việc tạo phòng ngủ riêng cho học sinh nam và nữ thì hiện nay số lượng phòng không đủ để đáp ứng. Một số ít trường có điều kiện tổ chức phòng ăn, phòng ngủ riêng. Có những trường tận dụng hội trường, phòng đa chức năng nhưng cũng chỉ được một phần, rất khó để có phòng ngủ riêng cho các cháu. Trường nào không có thì tổ chức ngủ tại phòng học luôn. Về cách sắp xếp thì các bé sẽ ngủ trong 1 lớp nhưng chia ra một bên nam và một bên nữ”.
Ảnh minh họa
Đại diện một số trường cho rằng, hầu hết trường học tổ chức bán trú xây dựng từ lâu, cơ sở chật hẹp nên không thể tách riêng 3 hoạt động: ăn, ngủ và học của học sinh bán trú. Để tách riêng các hoạt động trên, cần đầu tư xây dựng cơ sở trường mới. Điều này bản thân nhà trường không thể làm được mà phải có sự đầu tư từ ngân sách. Vì thế, biện pháp trước mắt là cho học sinh nam-nữ ngủ bán trú tách ra 2 khu vực riêng.
Từ góc nhìn phụ huynh, anh Đỗ Hùng, có con học trường mần non Nụ Cười (Nhà Bè, TPHCM), đề xuất: “Tôi nghĩ khi tổ chức giờ ngủ trưa nên phân lớp ra làm 2 khu vực riêng, kéo tấm màn chắn ở giữa để phân biệt chỗ ngủ bên nam và nữ. Khi có sự phân biệt như thế các em sẽ chấp hành”.
Từ góc độ của chuyên gia, chị Trần Thị Kim Hoa, chuyên giao giáo dục kỷ luật tích cực dành cho cha mẹ tại Hà Nội, cho rằng, cha mẹ nên nói với con về giới tính càng sớm càng tốt, không thể phó mặc việc giáo dục giới tính cho nhà trường. Việc giáo dục giới tính cho con cần theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. “Nếu con chưa sẵn sàng tiếp nhận khái niệm này, bạn nên dừng lại, tránh trường hợp lợi bất cập hại. Việc giáo dục giới tính cho con cần rõ ràng, không tránh né. Đồng thời tùy thuộc độ tuổi mà cha mẹ có thể lựa chọn nội dung phù hợp cho con đọc”, chị Trần Thị Kim Hoa cho hay.
Video đang HOT
Thiết nghĩ, những đề xuất nêu trên mới chỉ là giải pháp trước mắt, cần có những giải pháp mang tính lâu dài hơn để cho các con một không gian an toàn, không chỉ là tránh những “hành động nhạy cảm” mà còn để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh lây lan dịch bệnh trong thời Covid-19.
Theo các chuyên gia giáo dục, trẻ nam và nữ ngủ chung có thể gây ra sự mơ hồ về giới tính của trẻ. Theo thời gian, nó có thể làm sai lệch nhận thức về giới tính của trẻ, gây ra hậu quả xấu. Bên cạnh đó, ngủ lẫn lộn giữa học sinh nam và nữ cũng có thể khiến trẻ tò mò về người khác giới sớm. Một bất cập nữa từ việc để trẻ nam và nữ ngủ chung, đó là khiến trẻ nhạy cảm và bị “thu hút” bởi đối phương. Vì bản thân đứa trẻ đã có nhận thức về giới tính từ khi lên 2 lên 3 tuổi. Bé biết rằng, có sự khác biệt giữa nam và nữ. Theo thời gian, việc ngủ chung rất dễ gây ra sự mất ổn định của việc tiết hormone ở trẻ và kích hoạt dậy thì sớm.
Ngôi trường có học phí đắt nhất Hà Nội: Lên đến 730 triệu đồng/năm nhưng cơ sở vật chất và chương trình học đúng tầm đẳng cấp!
Nhiều phụ huynh sau khi xem xong mức học phí của trường BIS Hà Nội đã không khỏi choáng váng và thắc mắc: Cơ sở vật chất, chương trình học của trường ra sao mà mức phí khủng đến thế?
Trường Quốc tế Đa cấp Anh - Hà Nội (British International School Hanoi - BIS Hà Nội) tọa lạc tại khu đô thị Vinhomes Riverside Hà Nội. Trường thuộc tập đoàn Nord Anglia Education và là một trong bốn trường Quốc tế Anh tại Việt Nam. BIS Hà Nội cung cấp mô hình giáo dục kiểu Anh cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi, mức học phí thuộc top khủng nhất hiện nay.
Được biết năm học 2019-2020, học phí ở mức 258,3 triệu đồng/năm cho lớp mầm non và 730,8 triệu đồng/năm cho lớp 13. Bên cạnh đó, phụ huynh còn phải đóng một số khoản phí khác như: phí giữ chỗ 70,8 triệu đồng. Khi nhập học, mỗi học sinh phải nộp thêm 23,6 triệu đồng tiền phí an ninh. Khoản tiền này sẽ được trả lại nếu phụ huynh báo với trường 90 ngày trước khi chuyển trường cho con.
Học phí khủng của trường BIS Hà Nội.
Nhiều phụ huynh sau khi xem xong mức học phí của trường BIS Hà Nội đã không khỏi choáng váng và thắc mắc: Cơ sở vật chất, chương trình học của trường ra sao mà mức phí khủng đến thế?
Cơ sở vật chất cực kỳ hiện đại
BIS Hà Nội được xây dựng theo phong cách hiện đại với đầy đủ tiện nghi phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường sở hữu những cơ sở vật chất bao gồm thư viện, hội trường lớn, phòng chiếu phim, bể bơi trong nhà dài 25m, nhà thể chất và các sân bóng cỏ nhân tạo. Tất cả các lớp học đều được trang bị máy chiếu và bảng trắng tương tác.
Đặc biệt, trường có những khu phòng học chuyên biệt phục vụ riêng cho các bộ môn STEAM, Khoa học, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Kịch và Khiêu vũ. Trong các phòng học của khối Tiểu học còn có những phòng nhỏ hỗ trợ việc học theo nhóm.
Học sinh Mầm non được học tại một tòa nhà riêng với cơ sở vật chất hiện đại bao gồm một bể bơi ngoài trời nhỏ, khu vui chơi cát và sân chơi ngoài trời với cụm thiết bị trò chơi liên hoàn. Tòa nhà Mầm non còn có các phòng đa năng với diện tích lớn, thư viện, hội trường nhỏ và một phòng chơi an toàn trong nhà cho trẻ. Tất cả các khu vực trong tòa nhà đều được phủ sóng mạng không dây với sân chơi ngoài trời đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về sự an toàn và linh hoạt.
Một số hình ảnh về cơ sở vật chất của trường BIS Hà Nội.
Chương trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy của BIS Hà Nội được thiết kế kỹ lưỡng để tối đa hóa khả năng của mỗi học sinh và khơi dậy niềm yêu thích học tập trong các em. Với khối mầm non, trường có ba cấp độ lớp bao gồm Pre-Nursery (F1), Nursery (F2) và Reception (F3). Chương trình giáo dục Mầm non bao gồm 7 lĩnh vực học tập: Khả năng giao tiếp và khả năng ngôn ngữ, phát triển thể chất, phát triển nhân cách, quan hệ xã hội và cảm xúc, đọc viết, toán học, hiểu biết về thế giới và nghệ thuật và thiết kế mang tính biểu cảm.
Ở khối tiểu học: Học sinh được học theo Giáo trình quốc gia chuẩn Anh Quốc đã được điều chỉnh. Văn, Toán và Khoa học là ba môn học chính, chiếm phần lớn thời gian trong thời khóa biểu. Bên cạnh Giáo trình Quốc gia của Anh, BIS Hà Nội còn kết hợp với Chương trình Tiểu học Quốc tế (IPC).
Đây là chương trình giảng dạy theo các chủ điểm sáng tạo dành riêng cho trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi. Các môn học chính được dạy theo chương trình bao gồm Lịch Sử, Địa lý, Mỹ thuật và Công nghệ thiết kế, kết hợp với các 3 môn chính Khoa học, Văn và Toán.
Ở khối trung học: Chương trình học được chia theo ba giai đoạn tương tự với giáo trình quốc gia của Anh Quốc, bao gồm: Khối Key Stage 3: Lớp 7, 8 và 9 (tương đương với Lớp 6 - 8 theo chương trình Việt Nam); Khối Key Stage 4: Lớp 10 và 11 (tương đương với Lớp 9 - 10 theo chương trình Việt Nam) và khối Key Stage 5: Lớp 12 và 13 (tương đương với Lớp 11 - 12 theo chương trình Việt Nam).
Ở khối Key Stage 4, các em học sinh theo học Chương trình Trung học quốc tế (IGCSE) và tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ vào cuối năm lớp 11. Toàn bộ kì thi được giám sát và chấm điểm bởi Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge (CIE).
Được biết từ tháng 8/2016, Trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội được cấp phép chính thức giảng dạy Chương trình Tú tài Quốc tế IB (International Baccalaureate).
Được một loạt các tổ chức quốc tế công nhận
Năm 2015, trường BIS Hà Nội đã trở thành thành viên của Liên đoàn các trường Quốc tế Anh tại Châu Á (FOBISIA). Năm 2017, trường được Hội đồng các trường quốc tế (CIS) và Hiệp hội các Trường Phổ thông và Cao Đẳng Phương Tây (ACS WASC) công nhận là thành viên chính thức.
Chương trình giáo dục trung học quốc tế IGCSE tại BIS Hà Nội được công nhận bởi Hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge, trực thuộc Đại học Cambridge. Ngoài ra trường còn là trường thành viên của Liên đoàn các trường quốc tế Anh tại Châu Á (Federation of British International Schools in Asia, viết tắt FOBISIA) - một Liên đoàn gồm hơn 50 trường quốc tế Anh tốt nhất trong khu vực.
Hoạt động ngoại khóa đa dạng
Ngoài việc học, trường BIS Hà Nội cũng rất chú trọng vào các hoạt động ngoại khóa của học sinh. Thông qua các hoạt động này, học sinh có thể khám phá sở thích và năng khiếu của bản thân ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ngoài ra các em có thể chia sẻ sở thích với bạn bè cùng lớp, từ đó phát triển kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp.
Phụ huynh có thể đăng ký cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa trong thời hạn đăng ký đầu mỗi học kỳ. Hầu hết các hoạt động ngoại khoá của trường đều miễn phí, tuy nhiên có một số hoạt động yêu cầu đóng phí bằng tiền mặt.
Hiện tại trường có các hoạt động ngoại khóa tiêu biểu như: khiêu vũ, câu lạc bộ lego, câu lạc bộ origami, bóng bàn, đấu kiếm, câu lạc bộ thể dục,...
Một số thành tựu xuất sắc của trường
Trong năm 2019 - năm thứ 5 chương trình IGCSE được đưa vào giảng dạy, các học sinh trường BIS Hà Nội với tỉ lệ đỗ 92% đã vượt xa kết quả trung bình quốc gia ở Anh là 70%. Thành tích này bao gồm 46.5% điểm số các em đạt được đều là A hoặc A*. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp, học sinh của trường đã đạt điểm cao nhất thế giới với môn Toán của IGCSE.
Về chương trình Tú tài quốc tế IB, năm 2019, 95% học sinh trường BIS Hà Nội đã vượt qua kì thi lấy bằng IB với điểm trung bình là 33,4 điểm, vượt xa mức trung bình toàn cầu là 29,6 điểm.
Cũng trong năm 2019, khóa tốt nghiệp của trường đã được trúng tuyển vào 80 trường đại học hàng đầu thế giới, bao gồm các trường đại học trong khối Ivy League ở Hoa Kỳ và khối Russell Group ở Anh Quốc.
10 điều "tỉ tê" nghe là mê về ĐH Nguyễn Tất Thành Ở NTTU có rất nhiều điều nổi trội... Dù bạn có lặn lội đi tìm cũng chẳng có cơ hội tìm được nơi nào giống NTTU. Hãy cùng nghe NTTUers tỉ tê 10 review nghe là mê về ĐH Nguyễn Tất Thành nhé! 1. Trường đại học duy nhất mang tên Bác trên thành phố cũng mang tên Bác: Đại học Nguyễn Tất...