Tìm động lực khi học nghề
Phần lớn học sinh cho rằng cùng đường mới phải học nghề. Mấy ai biết rằng không ít học viên tốt nghiệp các trường nghề có thu nhập rất cao và thành công trong cuộc sống.
Phải gọi điện mời đi thi
Học sinh (HS) trường nghề thường có tâm lý chán nản, không chịu học, không có động lực phấn đấu. Vì thế tình trạng bỏ học, rơi rụng từ đầu năm học cho tới lúc ra trường nhiều đến mức ngạc nhiên.
Vào năm 2007, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng bắt đầu tuyển khóa nghề đầu tiên. Trong 800 HS vào học thì hết năm đầu chỉ còn lại 200 em. Tại Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, có thời điểm lên tới 60% HS bỏ ngang. Số lượng HS bỏ học hằng năm của Trường TC Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh cũng hơn 50%.
Ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, chia sẻ: “Tại trường, có khoảng 30% HS rơi rụng. Tỷ lệ HS bỏ học cao vì các em chưa có động cơ học tập. Khi khảo sát thì có 15% trong số đó nói muốn thi lại ĐH, một số thì chúng tôi biết đi học chỉ vì được hoãn nghĩa vụ quân sự, còn đa số là học vì gia đình, chứ chưa xác định học đàng hoàng để sau này ra trường sẽ có một nghề để kiếm sống”. Ông Hạnh buồn bã, rất nhiều trường hợp đến ngày thi mà các em bỏ ngang, giáo viên chủ nhiệm phải gọi điện mời, thuyết phục đi thi nhưng chưa chắc các em đã chịu đi”.
Video đang HOT
Thợ giỏi không lo thất nghiệp
Nguyễn Tấn Lộc tốt nghiệp nghề điện lạnh của Trường TC nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương. Hiện thu nhập của Lộc hơn 20 triệu đồng/tháng, lo được lương tháng cho thêm 5 nhân viên. Trước khi quyết định học nghề, Lộc đã thi đậu Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhưng do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể theo học. Sau 2 năm kết thúc trung cấp nghề, Lộc đi làm thuê một thời gian để học hỏi kinh nghiệm, vững vàng tay nghề và tạo lập mối quan hệ. Do nhanh nhẹn, lại xác định gắn bó với nghề này lâu dài nên Lộc lăn xả vào công việc, không ngần ngại vất vả, nặng nhọc, gạt bỏ hết tự tin, mặc cảm. Khi được trả mức lương 5,5 triệu đồng/tháng, Lộc bắt đầu dừng lại công việc làm thuê đứng ra thành lập doanh nghiệp nhỏ về lắp đặt, bảo trì điện lạnh với số vốn vài trăm triệu đồng và quản lý 5 nhân viên. Lúc cao điểm, nhiều khách hàng cùng lúc thì Lộc lại thuê thêm nhân viên từ các đơn vị khác.
Lộc tâm sự: “Lúc đi học, trong lớp em có tới 2/3 các bạn chán nản, coi việc học là tạm bợ, rất ít người xác định được học nghề thì cũng có thể kiếm sống và thành công. Lúc đó em đã nghĩ rằng nếu mình không học thì không có tương lai. Dù đây là một xuất phát điểm thấp, nhưng em đã có một công việc ổn định và lo được cuộc sống của mình, giúp đỡ cha mẹ. Hiện em đang tiếp tục học chương trình ĐH từ xa của ĐH Đà Nẵng và học thêm một lớp kế toán tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM để có thêm kiến thức phát triển doanh nghiệp”.
Không chỉ Lộc, rất nhiều HS học các nghề rất cần nhân lực hiện nay như hàn, cơ khí, điện – điện tử… đều có thu nhập khá. Phước Nghĩa – bạn học của Lộc mặc dù không mở doanh nghiệp nhưng cũng có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Nghĩa làm nhân viên lắp đặt một công ty nhưng do nhanh nhẹn nên cậu được khách hàng ký hợp đồng bảo trì riêng…
Theo thanh niên
Sang Nhật du học nghề
Du học sinh có thể được cấp học bổng để trang trải đến 1/3 học phí, được đi làm thêm để bù đắp chi phí sinh hoạt và ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp
"Hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực chuẩn bị môi trường tiếp nhận người nước ngoài để kêu gọi, thu hút nhân tài, bắt đầu từ du học sinh" - ông Fukuda Masahiro, Chủ tịch Ủy ban Điều hành phát triển chiến lược quốc tế hóa Osaka (Nhật), thông tin về sự hấp dẫn trong việc du học và xin việc tại đây. Cùng với chủ trương này, nhiều trường nghề và trường đại học của Osaka đã đưa ra các loại học bổng cũng như hỗ trợ tối đa cho du học sinh để tìm việc tại Nhật sau khi ra trường.
Trường nghề mời gọi
Đại diện tuyển sinh của trường dạy nghề kỹ thuật xây dựng Syusei cho biết: Các ngành đào tạo của trường như kiến trúc, thiết kế không gian, thiết kế vườn, kỹ thuật xây dựng... đào tạo trong 2 năm, tổng học phí năm đầu là 853.500 yen (1 yen khoảng 260 đồng) và năm sau là 743.500 yen. Tuy mức học phí khá cao so với nhiều du học sinh Việt Nam nhưng bù lại, trường cấp học bổng cho học sinh có thành tích học tập tốt, học sinh ưu tú trong các cuộc thi và phần thưởng chuyên cần từ 3.000 yen đến 200.000 yen.
Học sinh tìm chương trình, học phí tại các trường của Nhật
Rất nhiều trường nghề, ngoại ngữ, đại học khác đều có các học bổng hỗ trợ học phí như vậy. Trường thiết kế Osaka Sogo với các ngành hấp dẫn như nghệ thuật truyện tranh, truyện tranh Manga, chế tạo hàng hiệu..., dù học phí 1,25 triệu yen/năm nhưng có học bổng cho du học sinh tự túc là 48.000 yen/tháng và nhiều hỗ trợ khác như miễn giảm 50% phí nhập học, chương trình ưu đãi học viên qua kỳ thi từ 50.000 yen đến 500.000 yen.
Tương tự, Trường Thiết kế thời trang UEDA với các ngành: tạo mẫu thời trang, quản lý kinh doanh thời trang..., dù học phí 1,19 triệu yen/năm nhưng có học bổng khuyến học cho du học sinh tự túc là 48.000 yen/tháng. Ngoài ra, còn có nhiều chương trình ưu đãi, miễn giảm học phí khác. Còn Trường Quốc tế Osaka YMCA, với các ngành đào tạo: kinh doanh, khách sạn... có học phí 880.000 yen/năm nhưng cấp các loại học bổng từ 100.000-400.000 yen và miễn lệ phí nhập học...
Nhiều việc làm thêm
Ngoài việc hỗ trợ học phí, nhiều trường còn hướng dẫn, định hướng và trang bị kỹ năng xin việc tại Nhật cho du học sinh như các bí quyết làm trong công ty Nhật, chuẩn mực cư xử trong kinh doanh...
Anh Duy Ngọc, ngụ quận Bình Thạnh - TPHCM, người từng sang Nhật làm việc về xây dựng, cho biết anh đang có kế hoạch quay lại nước này học nghề tại trường Syusei. Theo tính toán của anh, nếu đạt được học bổng thì học phí sẽ không quá nặng. Hơn nữa, trong thời gian học, học viên có thể sắp xếp đi làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt. Khi có được một nghề được đào tạo bài bản, chất lượng thì kiếm việc làm tại Nhật là không khó. Nếu về Việt Nam làm cho công ty Nhật thì thu nhập cũng rất cao.
Bạn Cẩm Nhung, cựu du học sinh Nhật, cũng cho biết việc làm thêm ở Nhật rất nhiều. Du học sinh có thể chọn làm thêm những việc đơn giản như thu ngân ở siêu thị, bán hàng... để bù đắp 2/3 chi phí sinh hoạt. Nếu tiết kiệm hơn, mua thực phẩm ở siêu thị hoặc qua mạng để tự nấu ăn... thì du học sinh có thể trang trải được toàn bộ sinh hoạt phí. Việc làm sau khi tốt nghiệp ở Nhật rất dễ kiếm.
Theo người lao động
Trường nghề lay lắt Bỏ chi phí lớn để đầu tư trang thiết bị dạy học nhưng khan hiếm người học khiến bức tranh về các trường nghề càng ngày càng ảm đạm Trong khi một số trường nghề đã bị "thâu tóm" vào các trường ĐH thì cũng còn không ít trường vì không tuyển sinh được nên cầm cự bằng nhiều cách như cho thuê...