Tim Cook và thời khắc quyết định đưa Apple trở thành công ty 2 nghìn tỷ USD
Ngày 24/08/2011 là khoảnh khắc Tim Cook chính thức trở thành ông chủ của ‘ Táo khuyết’ và cũng bắt đầu từ đây, ông đã đưa Apple trở thành công ty 2 nghìn tỷ USD.
Với những người ngoài cuộc, việc cố CEO Steve Jobs trao quyền lại cho Tim Cook diễn ra một cách chóng vánh và không thể ngờ tới.
Sáng ngày hôm đó (20/08/2011), Steve Jobs vẫn còn nắm quyền kiểm soát công ty và các sản phẩm của Apple bao gồm iPhone 4 và iPad 2. Thế nhưng, vào cuối ngày, vị trí đó đã được nhường lại cho Tim Cook.
Tuy nhiên, thực tế là sự thay đổi nhân sự không diễn ra đột ngột đến thế. Trước đây, khi Steve Jobs phải vắng mặt vì các lý do liên quan đến sức khỏe, người thay thế ông lại không ai khác ngoài Tim Cook.
Và cùng ngày đó, giới công nghệ đã biết được rằng Apple cũng đã có hẳn một kế hoạch chuẩn bị lâu dài.
“Về vấn đề ai sẽ là người thay thế tôi thì chúng ta nên thực hiện theo đúng kế hoạch và để Tim Cook đảm nhận vị trí CEO của Apple.” – Steve Jobs cũng đã đề cập đến điều này trong thư từ chức gửi cho hội đồng quản trị.
Tuy nhiên, thông báo này chỉ được lưu hành nội bộ tại Apple, một thông báo khác đã được công bố đến các cổ đông.
“Hội đồng quản trị tin rằng không ai khác phù hợp với vị trí CEO hơn Tim Cook. Suốt 13 năm tại Apple, Tim đã thể hiện một tinh thần làm việc xuất sắc, một tài năng vượt trội cũng như khả năng phán đoán vững chắc trong tất cả những gì mình làm”, Chủ tịch Hội đồng quản trị Arthur D. Levinson nhận xét về Tim Cook.
Tim Cook – Người kế vị hoàn hảo cho Steve Jobs
Video đang HOT
Với quyết định thay thế người nắm giữ ngôi vị ‘thuyền trưởng’ của Apple, dĩ nhiên hội đồng cũng sẽ phải thuyết phục các cổ đông rằng vị CEO mới này sẽ chèo lái Apple một cách thành công. May mắn thay, các cổ đông của Apple đã bị thuyết phục hoàn toàn bởi họ đã nhìn thấy những gì Tim làm được dưới vai trò COO trước đó.
Mối quan hệ giữa Tim Cook và Apple đều bắt nguồn từ khi Tim còn hoạt động tại Compaq. Khi nhận được lời mời đề nghị từ Apple vào năm 1998, Tim đã có hai lựa chọn hoặc là ở lại Compaq hoặc là gia nhập Apple.
Lý do cho sự lựa chọn này nằm ở việc Apple vẫn đang cố gắng thoát khỏi giai đoạn ảm đạm trong thời điểm đó. Theo như Tim Cook thì “bất cứ một con người lý trí nào” cũng đều sẽ từ chối lời đề nghị của Apple.
“Tuy nhiên, môi trường làm việc của tôi không thực sự có một mục đích rõ ràng, điều đó khiến tôi cảm thấy mình cũng chẳng có lý do để làm việc. Tôi đã thử nhiều cách như ngồi thiền hay tìm tới các tín ngưỡng. Tôi cũng đọc nhiều sách về những triết học gia hay những tác giả nổi tiếng khác. Thậm chí, tôi đã định thử dùng Windows PC và rõ ràng, nó chẳng giúp được gì”, Tim Cook phát biểu tại MIT.
Ông nói rằng mình chỉ cần vài phút để biết rằng bản thân mình muốn gia nhập Apple. Sau khi nhận việc, dường như nó cũng chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để đóng cửa hàng loạt nhà máy và nhà kho.
Sự chuyển mình của Apple đã bắt đầu chỉ với những quyết định đơn giản ấy. Thời gian tồn kho của Apple giảm từ vài tháng xuống chỉ còn vài ngày sau khi Tim Cook bắt đầu đầu quân cho công ty.
Một Apple đa dạng
Tuy được xem là một người không chú trọng về đa dạng hóa sản phẩm như Steve Jobs, nhưng Tim Cook đã chèo lái Apple trong con đường phát triển về mảng dịch vụ.
Dưới thời Tim Cook, Apple đã đa dạng hóa được loại sản phẩm của minh, từ iPod touch cho đến dịch vụ Apple TV . Ông cũng tích cực gặp gỡ các quan chức hơn Steve Jobs, dù điều này đã phần nào đem về nhiều lời chỉ trích cho cả bản thân ông và Apple.
Ngoài ra, Tim cũng không mấy được lòng FBI. Ngay cả khi Apple đã đứng lên chống lại Cục Dự trữ Liên bang cho đến khi họ ngừng việc ép công ty mở khóa iPhone để điều tra các cuộc tấn công ở San Bernardino, Tim Cook lại là người bày tỏ sự hối tiếc nhất về mâu thuẫn này.
Tuy nhiên, ông đã thẳng thắn rằng vụ mâu thuẫn này nên được giải quyết ở tòa vì động thái của Cục Dự trữ làm là vi phạm quyền riêng tư cũng như bảo mật người dùng.
Ngoài ra, bản thân ông cũng tích cực trong các công tác từ thiện. Một trong số đó là việc Apple quyên góp từ thiện để cứu trợ người dân sau vụ nổ ở Beirut.
Một Apple tuy mới nhưng cũ
Lúc Tim Cook mới được trao quyền, các dòng sản phẩm lúc bấy giờ của ‘Táo Khuyết” là iPhone 4 và iPad 2, còn ở thời điểm hiện tại, Apple đã ra mắt iPhone 11, iPad cũng đã có đến đời thứ 7. Có thể nói sự thay đổi CEO đã tạo ra một Apple hoàn toàn mới với sự đa dạng trong các mặt hàng sản phẩm hơn bao giờ hết.
Nhưng có một thứ vẫn luôn giữ nguyên.
Vào năm 2011, Apple là công ty có giá trị cao nhất nước Mỹ trên một số phương diện và vào năm 2020, Apple đã phủ sóng toàn bộ. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở mức độ giá trị của Apple. Vào năm 2011, Apple có giá trị 153.3 tỷ USD và vào năm 2020, con số này đã chạm ngưỡng 2 nghìn tỷ USD.
Có thể nói, Tim Cook không chỉ mang đến Apple những rắc rối và tranh cãi mà ông còn đưa “Táo khuyết” lên một tầm cao mới.
Tim Cook hết hợp đồng làm CEO Apple vào cuối năm 2021
Từ khi Tim Cook ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo Apple thay cố CEO Steve Jobs, cổ phiếu của "táo khuyết" đã tăng gấp 6 lần, trở thành một trong những công ty Mỹ giá trị hàng đầu thế giới.
Sau 10 năm lãnh đạo, Tim Cook đã ghi dấu ấn Apple "của riêng mình" mà không bị cái bóng của Steve Jobs làm lu mờ
Trong danh sách những CEO được chi trả hậu hĩnh nhất năm 2019 của Bloomberg, CEO Apple Tim Cook xếp thứ 2 với tổng thu nhập 133 triệu USD. Số tiền này gồm 3 triệu USD lương, 7,7 triệu USD tiền thưởng, 122,2 triệu USD thưởng cổ phiếu và hơn 884.000 USD tiền cho các đặc quyền của CEO tại công ty. Người đứng trên Tim Cook là CEO Tesla Elon Musk với thu nhập 595,3 triệu USD.
Một phần trong số 122,2 triệu USD thưởng cổ phiếu mà ông Cook nhận được năm 2019 có liên quan tới 1 triệu cổ phiếu Apple mà ông nhận được vào năm 2011. Số cổ phiếu này thuộc gói đề xuất cho CEO sau khi Tim Cook thay thế Steve Jobs lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng, trước khi Jobs qua đời. Trước đó, vào năm 2009, Cook từng thay thế Steve Jobs làm lãnh đạo Apple khi ông tạm xa rời quyền lực.
Ít tháng sau, Steve trở lại và chính thức từ chức vào tháng 8.2011. Ban giám đốc công ty muốn chứng minh Apple vẫn ổn định dù Jobs "thoái vị" nên đã trao cho Cook số cổ phiếu trị giá 383 triệu USD vào thời điểm đó. Chưa đầy 2 tháng sau, Steve Jobs - một trong hai thành viên sáng lập Apple qua đời.
Hợp đồng của Tim Cook với Apple sẽ hết hạn vào cuối năm 2021. Với vai trò CEO của Apple, Tim đã đồng hành cùng nhiều thay đổi trên iPhone như tăng kích thước màn hình, sử dụng tấm nền OLED, thiết kế lại mang Face ID và "tai thỏ" lên máy, loại bỏ nút Home truyền thống... Ông cũng điều hành công ty với hàng loạt sản phẩm công nghệ ra đời và trở nên phổ biến như đồng hồ thông minh Apple Watch, tai nghe AirPods.
Theo Phone Arena, sẽ chẳng có lý do gì để không hy vọng Cook tiếp tục làm "thuyền trưởng" con tàu Apple thêm 10 năm nữa. Ông dự kiến sẽ chịu trách nhiệm chính khi công ty ra mắt thiết bị mới là kính thông minh Apple Glass. Mẫu kính đeo hỗ trợ thực tế tăng cường (AR) này có thể ra mắt vào năm 2022 hoặc 2023.
Điều gì giúp Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới? Apple biến mình thành công ty giá trị nhất thế giới chỉ vỏn vẹn trong 2 năm. Ngày 19/8, giá cổ phiếu Apple vươn lên con số lý tưởng 466,77 USD/cổ phiếu, đưa gã khổng lồ công nghệ trong tay CEO Tim Cook trở thành công ty thứ 2 trên thế giới đạt giá trị vốn hóa 2.000 tỷ USD, đánh bại Microsoft,...