Tim Cook: ‘Thị trường smartphone rất khủng khiếp’
CEO Apple dự kiến trình bày về tình hình cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường smartphone trước Hạ viện Mỹ tối nay (giờ Hà Nội).
Theo Tim Cook, “thị trường smartphone đang cạnh tranh rất khủng khiếp. Các công ty, như Samsung, LG, Huawei hay Google, đã tạo ra những thương hiệu smartphone thành công với phương pháp tiếp tận khách hàng khác nhau. Apple không thống trị bất kỳ thị phần của một thị trường nào mà hãng có mặt”.
Tim Cook là một trong bốn CEO quyền lực nhất làng công nghệ sẽ tham gia phiên điều trần tối nay (giờ Hà Nội), cùng CEO Sundar Pichai của Alphabet và Google, CEO Jeff Bezos của Amazon và CEO Mark Zuckerberg của Facebook.
Tim Cook, CEO Apple.
CEO Apple sẽ kháng án dựa vào bằng chứng Apple không hề chiếm phần lớn thị phần smartphone thế giới. Chỉ 46% lượng smartphone nhập vào Mỹ trong quý đầu tiên năm nay là sản phẩm của Apple, theo thống kê từ Counterpoint Research.
Apple đang hứng chịu không ít chỉ trích liên quan đến kho ứng dụng App Store. Theo các lập trình viên, kho ứng dụng của Apple có những điều luật thiếu nhất quán và khó chịu. Bản thân con số 30% mà Apple thu trong mỗi giao dịch điện tử từ các ứng dụng bán trên App Store cũng được cho là quá cao.
Video đang HOT
Cook dự định đề cập đến nguồn gốc của kho ứng dụng và lý do tại sao hãng này phải kiểm soát liên tục những ứng dụng có mặt trong kho này. Phương pháp phân phối ứng dụng của Apple thường bị so sánh chẳng khác nào một khu vườn kín cổng cao tường mà Apple chính là người gác cổng.
“Nếu thực sự là người gác cổng, rõ ràng những gì chúng tôi đang làm là mở rộng cánh cổng đó ra. Chúng tôi luôn mong muốn giữ mọi ứng dụng, chứ không phải đuổi chúng đi”, Cook nói.
Ông cũng phủ nhận việc thu 30% phí mỗi giao dịch trên App Store. “Phí hoa hồng của Apple là vừa phải, thậm chí thấp hơn so với các đối thủ. Mức này cũng thấp hơn từ 50 đến 70% so với số tiền các lập trình viên phải bỏ ra để phân phối sản phẩm của mình trước khi App Store ra mắt”.
Thị trường smartphone Ấn Độ ảm đạm vì Covid-19
Theo công ty nghiên cứu Canalys, các đơn hàng điện thoại thông minh tại Ấn Độ đã chứng kiến mức giảm 48% trong quý 2/2020 - mức giảm mạnh nhất trong suốt một thập kỷ tại nước này.
Thị trường smartphone Ấn Độ chứng kiến bước thụt lùi lớn nhất trong suốt một thập kỷ
Theo TechCrunch, ngay cả thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới cũng không có khả năng miễn dịch với Covid-19. Khoảng 17,3 triệu đơn vị smartphone đã xuất xưởng trong quý 2/2020, giảm từ 33 triệu trong quý 2/2019 và 33,5 triệu trong quý 1/2020.
Ấn Độ đã ra lệnh cách ly toàn quốc vào cuối tháng 3 để ngăn chặn sự lây lan của virus, kéo theo đó là đóng cửa các cửa hàng trên toàn quốc, chỉ để lại một số cửa hàng bán các mặt hàng tạp hóa, nhu yếu phẩm và hiệu thuốc. Ngay cả những gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon và Flipkart cũng bị chính phủ cấm bán điện thoại thông minh và các mặt hàng khác.
So sánh với Trung Quốc, thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới chỉ ghi nhận mức giảm 18% vào cuối quý 1/2020 - cũng chính là thời kỳ mà quốc gia này bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi virus. Trong khi đó, do phần lớn Ấn Độ không bị ảnh hưởng bởi virus vào quý 1 nên lượng điện thoại thông minh xuất xưởng vẫn đạt mức tăng 4% vào thời điểm này.
Trên toàn cầu, các đơn hàng điện thoại thông minh đã giảm 13% trong quý 1 - con số này được dự kiến sẽ chỉ cải thiện không đáng kể trong phần còn này của năm 2020 để đạt mốc giảm 12% trong năm nay.
Madhumita Chaudhary, nhà phân tích tại Canalys cho biết, sẽ là một chặng đường đầy khó khăn để phục hồi thị trường điện thoại thông minh ở Ấn Độ. Mặc cho quốc gia Nam Á này đã dần mở cửa trở lại, các cơ sở sản xuất vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân sự do các quy định mới xung quanh sản xuất, dẫn đến sản lượng chắc chắn sẽ thấp hơn.
Lượng smartphone xuất xưởng tại Ấn Độ từ quý 2/2019 đến quý 2/2020
Bên cạnh đó, Xiaomi tuy cũng bị giới hạn bởi lệnh đóng cửa nhưng vẫn duy trì sự thống trị của mình ở Ấn Độ sau tâm dịch. Xiaomi đã giữ vững vị trí của mình kể từ cuối năm 2018.
Canalys ước tính, công ty đã xuất xưởng 5,3 triệu chiếc điện thoại thông minh trong quý 2 năm nay, chiếm 30,9% thị phần. Theo sau đó với 3,7 triệu điện thoại được xuất xưởng và 21,3% thị phần tại Ấn Độ, vivo vẫn giữ vị trí thứ hai. Samsung, công ty từng thống trị thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ giữ vị trí thứ ba với 16,8% thị phần. Gần như mọi nhà sản xuất đều đã ra mắt thiết bị mới ở Ấn Độ trong những tuần gần đây để tìm cách phục hồi sau thời gian ngừng hoạt động. Dự báo trong tháng tới, sẽ tiếp tục có một số điện thoại thông minh được ra mắt tại nước này.
Nhưng theo đánh giá, virus Corona chủng mới không phải là trở ngại duy nhất. Tư tưởng hạn chế đồ dùng Trung Quốc của người dân Ấn cũng là một phần nguyên nhân cho vấn đề này. Kể từ khi hơn 20 binh sĩ Ấn Độ bị diệt trong một cuộc đụng độ ở biên giới vào tháng 6 với Trung Quốc, làn sóng đòi tẩy chay đồ dùng Trung Quốc vẫn đang lan rộng trên Twitter ở Ấn Độ khi một số người đã đăng video phá hủy điện thoại thông minh, TV và các sản phẩm khác của Trung Quốc. Cuối tháng trước, Ấn Độ cũng đã cấm 59 ứng dụng và dịch vụ được phát triển bởi các công ty Trung Quốc.
Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng bởi làn sóng tẩy chay từ nhiều người Ấn Độ
Các nhà cung cấp điện thoại thông minh của Trung Quốc hiện chiếm gần 80% thị trường điện thoại thông minh ở Ấn Độ. Tuy nhiên, Canalys cho rằng việc này khó có thể đi đến ngõ cụt khi mà các lựa chọn thay thế đến từ Samsung, Nokia hay thậm chí là Apple đều khó cạnh tranh về giá so với các hãng Trung Quốc.
Apple hiện chỉ chiếm 1% thị phần điện thoại thông minh tại Ấn Độ, đây cũng là công ty ít bị ảnh hưởng nhất trong số 10 nhà cung cấp hàng đầu tại đây, các đơn hàng iPhone giảm 20% so với cùng kỳ xuống còn hơn 250.000 máy trong quý 2/2020.
Thị trường smartphone tân trang suy giảm lần đầu tiên sau 4 năm Dữ liệu mới nhất từ Counterpoint cho thấy mọi người đã mua smartphone tân trang ít hơn trong năm 2019 so với năm trước, với mức giảm nhẹ 1% và là mức giảm lần đầu tiên sau 4 năm. Smartphone tân trang có giá rẻ hơn nhiều so với giá sản phẩm mới Theo GizChina, tổng cộng trong năm 2019, 137 triệu smartphone...