TikTok vừa ‘thoát hiểm’ ngoạn mục vào phút chót nhờ quyết định của thẩm phán Mỹ
Mặc dù vậy, đây chỉ là thắng lợi tạm thời của TikTok, trong bối cảnh tòa án vẫn từ chối ra lệnh chặn các hạn chế bổ sung được đưa ra bởi Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 18/9
Sáng 28-9, Carl Nichols – thẩm phán tại tòa án quận Columbia, Washington đã tạm thời chặn lệnh cấm của chính phủ Mỹ liên quan ứng dụng TikTok, ngay trước thời điểm lệnh cấm trên có hiệu lực vào 23 giờ 59 phút ngày 27-9 (giờ Mỹ).
Điều này có nghĩa, TikTok vẫn được phép có mặt trên các kho ứng dụng Play Store và App Store tại Mỹ thời điểm hiện tại. Trước đó, chính phủ Mỹ đã ban hành quyết định yêu cầu Apple và Google phải gỡ bỏ TikTok ra khỏi các kho ứng dụng trên iOS và Android vào ngày 20/9. Tuy nhiên, lệnh cấm này đã được gia hạn thêm một tuần để TikTok có thể hoàn thiện các thỏa thuận với Oracle và Walmart.
Được biết, ByteDance – công ty mẹ của TikTok đã đệ đơn yêu cầu tạm hoãn lệnh cấm lên tòa án quận Columbia, Washington. Trong tài liệu được gửi lên tòa án, ByteDance cho biết họ đã “rất nỗ lực để thỏa mãn yêu cầu thay đổi liên tục và các lo ngại về an ninh của chính phủ Mỹ”. Trong khi đó, Bộ Tư Pháp Mỹ cũng đã gửi các tài liệu ủng hộ quyết định chặn TikTok. Sau khi xem xét tài liệu của cả 2 bên, tòa án quận Columbia đã đưa ra phán quyết có lợi cho TikTok.
Mặc dù vậy, đây chỉ là thắng lợi tạm thời của ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng này, trong bối cảnh thẩm phán Carl Nichols vẫn từ chối ra lệnh chặn các hạn chế bổ sung được đưa ra bởi Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 18/9. Cụ thể, quyết định dự kiến có hiệu lực vào ngày 12/11 này sẽ chặn tất cả giao dịch với TikTok, và không cho phép ứng dụng này được lưu trữ trên các máy chủ tại Mỹ.
Video đang HOT
ByteDance, công ty mẹ của TikTok lo ngại quyết định nói trên sẽ khiến ứng dụng này không thể sử dụng tại Mỹ. Bản thân công ty này cũng khẳng định, các lệnh cấm đưa ra bởi chính phủ Mỹ là không cần thiết, do các cuộc đàm phán để cơ cấu lại quyền sở hữu TikTok vẫn đang được tiến hành.
Theo các chi tiết về thỏa thuận được công bố, Oracle và Walmart sẽ mua lại TikTok tại Mỹ và lập ra một công ty mới là TikTok Global. Trong đó, Oracle nắm 12,5% cổ phần, Walmart chiếm 7,5%. Với ByteDance, công ty này vẫn đang chiếm khoảng 80% cổ phần của TikTok Global.
Việc ByteDance vẫn nắm đa số cổ phần đi ngược lại hoàn toàn với ý muốn của tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn yêu cầu các công ty Mỹ phải nắm ‘toàn quyền kiểm soát’ TikTok Global. Đây cũng là lý do chính vì sao thỏa thuận cơ cấu tại TikTok tại Mỹ chưa chưa đi đến sự đồng thuận cuối cùng.
Canada thông báo tiến trình ra phán quyết dẫn độ CFO của Huawei
Luật sư bảo vệ bà Mạnh Vãn Châu biện hộ rằng hành vi phạm tội mà Mỹ cáo buộc - nói dối các tổ chức tài chính để "lách" lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran - là không vi phạm pháp luật tại Canada.
Bà Mạnh Vãn Châu rời tòa án British Columbia ở Vancouver, Canada. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bà Heather Holmes, Thẩm phán Tòa án Tối cao của British Columbia, Canada, chủ tọa phiên tòa xem xét dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei, ngày 27/4 đã thông báo về tiến trình ra phán quyết của tòa.
Sau khi nghe ý kiến trình tòa của các luật sư, Thẩm phán Heather Holmes đã đồng ý thông báo trước khoảng 3 ngày về thời điểm tòa tuyên án.
Vào ngày Thẩm phán ra phán quyết, các luật sư, các công tố viên và bà Mạnh sẽ nhận được bản sao phán quyết điện tử vào lúc 9 giờ sáng.
Vào lúc 10 giờ sáng, các công tố viên sẽ được phép thông báo với Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada và Bộ Tư pháp Mỹ về phán quyết này.
Bà Mạnh sẽ trình diện tại tòa vào lúc 11 giờ của ngày ra phán quyết, trừ khi bà Mạnh và công tố viên quyết định rằng việc trình diện này có thể được thực hiện dưới hình thức trực tuyến.
Đội ngũ luật sư bảo vệ bà Mạnh biện hộ rằng hành vi phạm tội mà Mỹ cáo buộc bà Mạnh - nói dối các tổ chức tài chính để "lách" lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran - là không vi phạm pháp luật tại Canada vì Canada đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran từ nhiều năm trước.
Trong khi đó, các công tố viên của Canada bảo vệ đề nghị dẫn độ của Mỹ với lý lẽ cáo buộc "lừa gạt ngân hàng," một hành vi vi phạm pháp luật tại cả Canada và Mỹ, mới là lý do mấu chốt của việc bắt giữ bà Mạnh. Mỹ cáo buộc bà Mạnh đã lừa dối HSBC Holdings Plc về hoạt động kinh doanh của Huawei Technologies Co Ltd tại Iran.
Thẩm phán Tòa án Tối cao British Columbia sẽ đưa ra phán quyết về việc liệu hành vi của bà Mạnh theo cáo buộc của Mỹ có vi phạm luật pháp tại Canada hay không.
Thẩm phán Heather Holmes ngày 27/4 không đề cập đến thời điểm bà ra phán quyết. Phiên tòa ngày 27/4 được thực hiện trực tuyến với sự tham dự của công tố viên, các luật sư của bà Mạnh, bà Mạnh và một phiên dịch. Phiên tòa tiếp theo được lên kế hoạch vào ngày 15/6 tới.
Việc Ottawa bắt giữ bà Mạnh hồi tháng 12/2018 theo đề nghị của Mỹ đã đẩy Canada vào "thế kẹt" trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
Trong một động thái được giới quan sát cho là để trả đũa Ottawa, Trung Quốc đã tiến hành giam giữ hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor với cáo buộc hoạt động gián điệp, đồng thời hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với một loạt nông sản Canada./.
Hương Giang
Hãy là đứa trẻ bản lĩnh LTS: Lá thư dưới đây là của một người mẹ gửi con mình, nhưng cũng là lời cảnh báo về những nguy cơ khi con trẻ tương tác quá nhiều với mạng xã hội và các thiết bị thông minh, để rồi dễ sa vào những "ma trận" khiến con trẻ đánh mất chính mình. Con yêu của mẹ! Chủ nhật rồi đi...