Tiểu thư lấy chàng nhặt đồng nát, số vượng phu giúp chồng thành tỷ phú nhờ bán đậu phụ
Từ bỏ cuộc sống thiên kim, về làm vợ anh chàng bán đậu phụ, buôn đồng nát, thế nhưng người phụ nữ này lại trở thành hậu phương vững chắc, phò tá cho chồng trở thành tỷ phú sau này.
Làm thế nào mà một phụ nữ có thể lãnh đạo được 8.000 con người? Chỉ một tháng sau khi chồng qua đời, bà trở thành người nắm giữ vận mệnh của 8.000 nhân viên. Ngày hôm đó, bà đã đứng lên thề trước 8.000 con người: “Các bạn có muốn theo tôi và làm cho Rongcheng lớn mạnh hơn không?”. Các nhân viên đã rất vui mừng khi nghe thấy điều này và hét lên: “Vâng!”.
Người phụ nữ ấy chính là Trương Vinh Hoa, nữ tỷ phú giàu nhất và là “ Nữ hoàng thép” nổi tiếng Thiên Tân, Trung Quốc.
Tiểu thư nhà giàu lấy anh chàng nhặt đồng nát
Bà Trương Vinh Hoa sinh ra trong một gia đình khá giả có bố là đội trưởng đội sản xuất. Ngược lại, Trương Tường Thanh là một chàng trai mồ côi nghèo sau khi bố mẹ ra đi trong trận động đất kinh hoàng ở Đường Sơn, từ nhỏ đã phải đi nhặt đồng nát, sau đó vào nhà máy thép làm việc kiếm tiền nuôi thân. Chính hoàn cảnh khó khăn khiến chàng trai trẻ này luôn chăm chỉ và rất tu chí làm ăn. Do đó, bố Trương Vinh Hoa sinh lòng yêu mến và muốn gả con gái cưng cho Trương Tường Thanh.
Sau khi làm việc được 2 năm, nhà máy thép đóng cửa và nhiều người thất nghiệp. Tuy nhiên, Trương Tường Thanh đã tìm ra lối thoát. Anh thường nghe người anh em của mình trong quân đội nói rằng món đậu phụ ở Thạch Gia Trang, tỉn Hà Bắc rất nổi tiếng. Vì vậy, Trương Tường Thanh đã quyết đi học nghề làm đậu phụ, sau đó quay lại Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, bắt đầu công việc kinh doanh. Màn thể hiện của chàng trai trẻ càng khiến bố của Trương Vinh Hoa tin rằng mình đã không nhìn lầm người.
Đến năm 1988, khi 2 con đến tuổi kết hôn, bố Trương Vinh Hoa đã giới thiệu chàng trai này với con gái mình. Dưới sự vun vén của bố, bản thân cũng cảm động trước nghị lực của Trương Tường Thanh, cô tiểu thư Trương Vinh Hoa đã đồng ý làm vợ anh chàng bán đậu phụ.
Trước khi Trương Vinh Hoa kết hôn, mọi người xung quanh đều bàn tán xôn xao. Có người bảo bà phải suy nghĩ thật kỹ khi kết hôn với một người đàn ông nghèo. Nhưng Trương Vinh Hoa quả quyết: “Tôi không sợ anh ấy nghèo, tôi sẽ giúp anh ấy sống tốt hơn”.
Sau khi kết hôn, gia đình nhỏ của họ thậm chí còn không có cả dao làm bếp, nhà chỉ có mỗi bức vách. Nàng tiểu thư Trương Vinh Hoa không hề phàn nàn mà chỉ theo chồng đi bán đậu phụ không quản ngày đêm. Kể từ đó, Đường Sơn có thêm món “Đậu phụ Tây Thi” do chính Trương Vinh Hoa làm. Dù thế nào, bà cũng chỉ muốn cùng “chàng trai tội nghiệp” của mình tiến lên. “Anh ấy nghèo, tôi sẽ cùng anh ấy làm lại cuộc đời”, bà nói.
Trong một con hẻm nhỏ ở Đường Sơn, trước quầy đậu phụ giờ không chỉ có một thanh niên mà còn có thêm cô gái xinh đẹp bên cạnh. Hai vợ chồng tần tảo dậy từ 4h sáng để làm đậu. Ban đầu, Trương Tường Thanh thấy vợ là tiểu thư nhà giàu nên không muốn để bà phải vất vả. Nhưng thấy Trương Vinh Hoa việc gì cũng xắn tay vào làm hăng hái, ông cũng không cản vợ nữa. Để tăng thêm thu nhập, khi rảnh rỗi Trương Vinh Hoa còn nhận đồ về may vá thuê.
Sau 3 năm 2 vợ chồng đồng lòng, họ đã có được khối tài sản hơn 10.000 nhân dân tệ đầu tiên ở Đường Sơn. Thời bấy giờ, số gia đình giàu cỡ đó còn ít hơn số triệu phú ngày nay.
Nhận thấy việc bán đậu phụ vừa vất vả mà không lời lãi là bao, Trương Tường Thanh bàn với vợ chuyển sang làm nghề buôn sắt vụn. Vậy là Trương Vinh Hoa lại tận lực ủng hộ chồng. Bà rút toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình, vay mượn thêm 8.000 nhân dân tệ để Trương Tường Thanh lên Bắc Kinh buôn phế liệu, còn mình vẫn ở quê làm đậu.
Sau nhiều lần thất bại, đến năm 1993, hai vợ chồng Trương Vinh Hoa đã kiếm được 3 triệu nhân dân tệ đầu tiên trong đời nhờ mua bán phế liệu, lãi gấp 300 lần so với bán đậu phụ.
Đúng lúc công việc kinh doanh của họ đang phất lên thì ngành thép trong nước bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái, nhiều nhà máy đóng cửa, không còn thu mua phế liệu nữa. Mất 10.000 tệ không có gì sai, nhưng mất 3 triệu tệ thì sao? Gia đình Trương Tường Thanh lại gần như phá sản lần nữa. Thế nhưng, Trương Vinh Hoa vẫn đứng dậy cùng chồng bước tiếp.
Lần này, họ đã thay đổi cách tiếp cận. Nếu người khác không thu mua thép phế liệu, thì họ sẽ xây hẳn một nhà máy chế biến thép của riêng mình. Trương Vinh Hoa vẫn là chỗ dựa vững chắc cho chồng như mọi khi. “Cứ làm đi, không được thì ta lại quay về bán đậu phụ”, bà động viên chồng.
Hai vợ chồng thành lập nhà máy luyện kim Shunda, chuyển đổi từ thương mại sang thực thể. Họ đã cùng cả gia đình và hàng vạn hộ gia đình khác đánh đổi tất cả để mở xưởng sản xuất sắt. Trương Vinh Hoa không ngờ rằng khối tài sản tương lai của mình sẽ tăng lên đến hàng tỷ nhân dân tệ.
Giúp chồng cai quản sự nghiệp
Để hỗ trợ chồng tốt hơn, Trương Vinh Hoa đã đến Bắc Kinh học một khóa MBA vào năm 2003. Sau khi trở về, bà mua cổ phần các nhà máy thép lớn nhỏ và chuẩn hóa việc quản lý. Cùng năm đó, Tập đoàn sắt thép Tianjin Rongcheng United được thành lập, sau đó đổi tên thành Rongcheng Xiangtai theo tên 2 vợ chồng.
Năm đầu tiên thành lập tập đoàn, doanh thu của họ đã vượt 10 tỷ nhân dân tệ, chi phí mua lại các nhà máy thép gần như đã phục hồi. Năm 2008, trong bữa tiệc gây quỹ động đất tại Vấn Xuyên, một người đàn ông cao 1,8m đã khiến khán giả bật khóc. Trương Tường Thanh khi đó nói rằng là một trẻ mồ côi sau trận động đất Đường Sơn, ông biết cảm giác tuyệt vọng trong đống đổ nát là như thế nào. Hai vợ chồng ông quyết định ủng hộ các nạn nhân trận động đất 100 triệu tệ, một khoản tiền không hề nhỏ. Bà Trương Vinh Hoa một lần nữa vẫn ủng hộ chồng vô điều kiện.
Hoàn thành di nguyện của chồng
Nếu không có chuyện gì xảy ra, Trương Vinh Hoa vẫn sẽ là người hỗ trợ và là thần hộ mệnh cho chồng, tuy nhiên, cuộc sống là vô thường. Năm 2014, ông Trương Tường Thanh bị nhồi máu cơ tim và qua đời. Ngày hôm ấy, bầu trời của bà Trương Vinh Hoa bỗng chốc sụp đổ.
Sau khi tiếp quản công ty, Trương Vinh Hoa đã chi rất nhiều tiền để nâng cấp thiết bị và mở rộng hoạt động của tập đoàn Rongcheng. Ngoài ra, thị trường thép năm 2015 chịu rất nhiều sức ép. Một mặt, dây chuyền vốn tập đoàn eo hẹp, tiền điện hàng tháng tới 100 triệu tệ, lương nhân viên 50 triệu tệ mà công ty không thể vay ngân hàng. Những người khác thuyết phục bà giảm lương công nhân rồi sẽ bù lại cho họ sau. Tuy nhiên, Trương Vinh Hoa đã không cần suy nghĩ mà trả lương đúng hạn cho nhân viên. Bà ấy không thể phá vỡ những nguyên tắc mà 2 vợ chồng thiết lập cả đời chỉ vì chút khó khăn nhất thời. Hai vợ chồng bà coi Rongchen như gia đình, không thể để người nhà mất cảm giác an toàn.
Không những vậy, Rongcheng đến nay đã chi 650 triệu tệ cho phúc lợi xã hội nhưng không phải ai cũng biết đến. Tiếp quản công ty trong 6 năm, Trương Vinh Hoa đã làm tất cả những gì có thể để hoàn thành di nguyện của chồng.
Năm 2019, Trương Vinh Hoa trở thành người phụ nữ giàu nhất Thiên Tân với tài sản ròng 10,5 tỷ USD. Rongcheng cũng trở thành doanh nghiệp tư nhân số 1 tại Thiên Thân. Người phụ nữ này không chỉ gánh vác cơ đồ chồng để lại mà còn giúp ông mở rộng địa bàn, nâng doanh thu công ty lên hơn 70 tỷ tệ.
Ở tuổi 50, Trương Vinh Hoa đã tìm được người kế vị. Đầu năm 2014, khi chồng qua đời, bà để con gái Trương Tích Quân về công ty trợ giúp cho mình. Đến năm 2020, Trương Tích Quân được thăng chức chủ tịch tập đoàn và trở thành người thừa kế công việc kinh doanh của gia đình. Là con gái Trương Vinh Hoa và Trương Tường Thanh, Trương Tích Quân cũng có sự dũng cảm, không sợ hãi, chăm chỉ và thông thái của bố mẹ.
Trương Vinh Hoa dần lọt vào tầm ngắm của công chúng trong những năm qua. Bà luôn xuất hiện với phong thái lịch thiệp, gương mặt hiền lành. Là “nữ hoàng sắt thép” nhưng bà lại được ca tụng là “Tây Thi đậu phụ”.
Đã hơn 30 năm trôi qua, ngôi nhà cũ của bà ở Đường Sơn lẽ ra đã bị phá bỏ từ lâu. Nhưng Trương Vinh Hoa vẫn giữ lại và thường xuyên tới lui để tưởng nhớ người xưa.
Bên trong chuyên cơ 170 triệu USD của tỷ phú Roman Abramovich
The Bandit thuộc sở hữu của tỷ phú người Nga Roman Abramovich. Chuyên cơ là một chiếc Boeing 767 với thiết kế và nội thất đắt tiền.
Giới siêu giàu làm gì để mua vui? Chi hàng triệu USD cho các cuộc tìm kiếm mảnh tên lửa của NASA, khám phá độ sâu đại dương, du lịch không gian hay mua cả hòn đảo... là sở thích của nhiều tỷ phú nổi tiếng thế giới.