Tiểu Jack Ma giải thích lý do chi nửa triệu USD mua bức ảnh tảng đá
Doanh nhân 9x cho rằng tảng đá kỹ thuật số EtherRock có giá trị giống như bức tranh của Picasso vào năm 1932.
Tháng trước, Justin Sun, nhân vật được ví như phiên bản trẻ của Jack Ma, đã mua một EtherRock với giá 500.000 USD. Nhà sáng lập blockchain TRON tin rằng tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số này giống như tranh của Picasso vào năm 1932.
Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn từ xa với Bloomberg Quicktake hôm 4/9, Sun giải thích lý do chi 500.000 USD để mua một bức tranh về tảng đá.
“ Tiểu Jack Ma” trả lời phỏng vấn từ xa, nói về lý do bỏ 500.000 USD ra mua bức ảnh tảng đá.
Theo ông, số tiền bỏ ra bây giờ “không quan trọng chút nào” vì nghệ thuật kỹ thuật số sẽ trở nên có giá trị theo thời gian, giống như các bức tranh của Picasso.
Video đang HOT
“Giống như Picasso năm 1932, nó đại diện cho thời điểm bắt đầu của rất nhiều tác phẩm. Tôi nghĩ rằng tất cả bộ sưu tập nghệ thuật kỹ thuật số trong năm 2017 đại diện cho sự khởi đầu của NFT”, Justin Sun nhận định.
Cũng theo Sun, đối với những người bên ngoài ngành công nghiệp tiền mã hóa, hầu hết chúng rất khó hiểu, nhưng ông tin rằng các NFT sẽ trở nên quý giá hơn trong tương lai, khi lĩnh vực này tiếp tục phát triển.
Justin Sun cho rằng phần lớn NFT được tạo ra một cách minh bạch, điều này khiến những người sáng lập và cá voi khó có lợi thế trước nhà giao dịch nhỏ. Vào thời điểm ra mắt, các bộ sưu tập như EtherRock khởi điểm ở mức khoảng 100 USD.
Ông trùm blockchain trẻ tuổi này đánh giá có rất nhiều cơ hội đầu tư tốt trong ngành công nghiệp tiền mã hóa, ngay cả đối với các nhà giao dịch trung bình. Do đó, điều quan trọng là phải luôn đi đầu.
Theo Cryptopotato , EtherRock là một trong những bộ sưu tập NFT (chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép) lâu đời nhất. Nó bắt đầu gây ra sức hút vào đầu năm nay.
NFT này ra mắt vào tháng 12/2017, bao gồm 100 hình ảnh định dạng jpeg, chứa một tảng đá vẽ theo phong cách clipart, được mã hóa trên blockchain Ethereum.
Ngay sau khi xuất hiện, EtherRock đã được bán với giá 0,0999 ETH, tương đương khoảng 300 USD vào thời điểm đó. Tuy nhiên, 4 năm sau, những tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số này được định giá từ 134.240 USD đến 3 triệu USD.
Ông trùm đồng TRX nhảy vào sân chơi NFT, bỏ 20 triệu USD mua tranh Picasso để token hóa
Các tác phẩm nghệ thuật truyền thống này sẽ được quỹ của ông Sun token hóa và chia nhỏ ra thành nhiều phần bán cho các nhà đầu tư.
NFT đang trở thành cứu cánh cho các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số khi nó xác thực tính độc bản mà người mua sở hữu. Nhưng giới công nghệ còn muốn nó đi xa hơn thế nữa khi xác thực cả tính độc bản cho phiên bản kỹ thuật số của các tác phẩm nghệ thuật truyền thống.
Trong tháng Ba vừa qua, Justin Sun, CEO của nền tảng tiền mã hóa Tron, tiết lộ rằng ông muốn thiết lập một quỹ đầu tư NFT dành cho việc mua lại các tác phẩm nghệ thuật cao cấp. Một trong những khoản đầu tư đầu tiên của quỹ này là mua lại các tác phẩm của Picasso và Warhol với mức giá 22 triệu USD để số hóa và sau đó đăng ký số hóa trên chuỗi blockchain thông qua quỹ mới được gọi là JUST NFT - một quá trình được gọi là token hóa.
Ông Justin Sun, CEO của nền tảng tiền mã hóa TRON
Trong bức thư mở gửi đến các cổ đông của công ty, Tron Foundation cho biết mục đích của quỹ này nhằm token hóa các tác phẩm của những nghệ sĩ NFT quốc tế cũng như các tác phẩm nghệ thuật truyền thống bằng công nghệ blockchain. " Quỹ JUST NFT được sinh ra nhằm xây dựng một cầu nối giữa các nghệ sĩ hàng đầu và blockchain cũng như để hỗ trợ sự tăng trưởng của các nghệ sĩ NFT mã hóa ."
Việc token hóa các tác phẩm nghệ thuật truyền thống là quá trình phát hành một token kỹ thuật số đăng ký trên chuỗi blockchain đại diện cho tác phẩm thật ngoài đời. Quá trình chuyển đổi này cho phép các nhà đầu tư có thêm nhiều công cụ giao dịch linh hoạt hơn - khi các tài sản kỹ thuật số có thể được chia thành các phần nhỏ cho nhiều người cùng nắm giữ và sở hữu. Trong khi đó việc sở hữu cũng như giao dịch các phần chia này vẫn được nhúng trong blockchain, giúp chúng không thể thay đổi cũng như trở nên bảo mật hơn.
Hiện tại quỹ này đang nắm giữ số tác phẩm trị giá khoảng 30 triệu USD, và đang hướng tới mua thêm các tác phẩm có giá trong khoảng từ 1 triệu USD cho đến 10 triệu USD. Giới hạn này nhằm đảm bảo rằng quỹ sẽ tập trung vào các nghệ sĩ được thị trường đánh giá cao và có giá trị lâu dài. " Chúng tôi tin rằng lĩnh vực nghệ thuật cũng tuân theo tỷ lệ 80-20, rằng chỉ giá trị của những nghệ sĩ ở trên đỉnh chop của kim tự tháp mới có thể bền vững theo thời gian ." Tuyên bố của ông Sun cho biết.
Tác phẩm Femme Nue Couchée au Collier của Picasso
Trong thông báo về quỹ của mình, ông Sun xác nhận rằng quỹ JUST NFT đã mua một bức vẽ của Picasso có tên Femme Nue Couchée au Collier (đức mẹ Marie-Thérèse) được hoàn thành vào năm 1932 với giá 20 triệu USD và một bức vẽ của Warhol có tên Three Self Portraits, hoàn thành năm 1986 với giá 2 triệu USD.
Các thương vụ này được công bố sau khi Sun cũng tiết lộ rằng mình chính là người đã mua hụt tác phẩm NFT của nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple, vốn sau đó được bán với mức giá 69 triệu USD vào tháng Ba vừa qua.
Trong tháng Tư, ông Sun cũng thông báo trên mạng xã hội rằng mình đã mua lại một bộ sưu tập các tác phẩm NFT của Pak trong một buổi đấu giá trực tuyến của Sotheby và Nifty Gateway với tổng số tiền 17 triệu USD. Ngoài ra ông Sun cũng mua lại tác phẩm Ocean Front, một tác phẩm NFT khác của Beeple với mức giá 6 triệu USD vào ngày 23 tháng Ba và đây là một trong những tác phẩm đầu tiên được quỹ JUST NFT token hóa.
Giải ngố về metaverse - siêu vũ trụ số đang khiến cả Mark Zuckerberg và CEO Binance ráo riết theo đuổi Theo CEO Facebook, metaverse - hay siêu vũ trụ số - sẽ là cuộc cách mạng tiếp theo của internet trên toàn cầu. Trong buổi báo cáo thu nhập gần đây vào cuối tháng Bảy, CEO Facebook, Mark Zuckerberg cho biết, tương lai của công ty không còn nằm ở mạng xã hội nữa mà là xây dựng một metaverse - cái được...