Tiểu học tư tăng học phí 6%/năm: Cần giải trình rõ
Khi nhìn vào lộ trình này cần thiết phải đặt câu hỏi: ‘lộ trình này là lộ trình nào? 6% học phí là của học phí nào?’
Cứ vào đầu năm học câu chuyện học phí lại gây nhiều tranh cãi. Mới đây, nhiều phụ huynh có con học Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (đường Trần Quốc Hoàn, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bức xúc vì các khoản thu học phí ‘chưa minh bạch’ của nhà trường.
Học phí lớp 1 ở Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Dân Việt
Theo phản ánh trên tờ Dân Việt, phụ huynh bức xúc vì trong bối cảnh dịch Covid-19, học sinh học online nhưng vẫn phải đóng học phí tới 80% so với học trực tiếp.
Đáng chú ý, trong bảng ‘bóc tách’ chi tiết các khoản đóng góp nhà trường gửi phụ huynh, có quy định học phí tăng theo lộ trình 6% một năm. Theo chuyên gia, đây mới điểm mờ khiến phụ huynh mất tiền mà không biết.
Cụ thể, với học phí lớp 1 song ngữ có học phí là 7 triệu đồng/tháng. Học phí lớp 1 Hệ chất lượng cao có học phí là 6 triệu đồng/tháng.
‘Lộ trình tăng học phí mỗi năm một lần và không quá 6% học phí’ , bảng kê của trường ghi rõ.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, sự bức xúc của phụ huynh liên tới câu chuyện tiền học không đi cùng chất lượng, lời hứa không theo sự cam kết và đặc biệt là có việc nhập nhèm, thiếu minh bạch trong các khoản đóng góp gây mất lòng tin giữa phụ huynh với nhà trường.
Video đang HOT
Trước hết về việc thu 80% học phí online trong mùa dịch, vị PGS cho rằng mức học phí này có thể giúp nhà trường giảm được những khó khăn trong mùa dịch nhưng chưa mang tính chia sẻ với phụ huynh và học sinh.
‘Chúng ta biết có những cây ATM, siêu thị 0 đồng trong mùa dịch; có những hội đoàn, cơ quan, doanh nghiệp sẵn sàng vận chuyển hàng hóa miễn phí hỗ trợ người dân. Đến chủ nhà trọ cũng giảm tiền trọ cho người dân. Đó là những câu chuyện, hình ảnh thiết thực nhất cho thấy sự chia sẻ, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau trong mùa dịch.
Vậy lý do gì nhà trường không hỗ trợ học sinh, học sinh không được miễn giảm học phí? Cả xã hội thực hiện giãn cách, khó khăn là như nhau, trong khi học sinh lại học online, chất lượng không bảo đảm, hiệu quả chỉ bằng một phần học trực tiếp thì không có lý do gì được thu học phí cao.
Đồng ý vẫn phải thu học phí nhưng tinh thần chung là phải tính toán cho hợp lý. Mức học phí 80% là quá cao, cần phải xem xét lại’, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận định.
Từ câu chuyện thu học phí online bằng 80% học phí học trực tiếp, vị chuyên gia nói thẳng các trường học tư đang dựa vào thế ‘không thể lùi’ mà hành xử kiểu một mình một luật.
Ông phân tích, có nhiều trường tư đã sử dụng các chiêu trò truyền thông đề cao hình ảnh, chất lượng của trường bằng cách tích hợp những ứng dụng thông minh, hay chương trình quốc tế, qua đó tự xây dựng một mức học phí trên trời.
Bên cạnh đó, cũng không có tiêu chí đánh giá, đo lường cụ thể về chất lượng, phương pháp giáo dục mới dẫn tới những bức xúc, lùm xùm giữa phụ huynh và nhà trường.
Trong khi các phụ huynh do tâm lý theo phong trào, sính ngoại đã không cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng. Khi theo học mới thấy chất lượng giáo dục không tương xứng với mức tiền đóng góp thì bức xúc cũng đã muộn. Vì học sinh theo học trường tư gần như không có cửa quay lại trường công, do đó, dù bất cập, bức xúc nhưng nhiều phụ huynh vẫn phải chấp nhận cho con theo học. Vì điều này mà năm nào cũng có chuyện tranh cãi liên quan tới vấn đề đóng học phí.
Một điểm quan trọng hơn chính là lộ trình tăng học phí mà trường đề ra, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, khi nhìn vào lộ trình này cần thiết phải đặt câu hỏi: ‘lộ trình này là lộ trình nào? 6% học phí này là của học phí nào?’
Đặt câu hỏi trên, ông cho biết, nếu với lộ trình của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra cũng có thể hiểu là: năm đầu tiền học sinh đóng học phí 6 triệu/năm và các năm tiếp theo sẽ là 6 triệu/tháng x 6%.
Nhưng cũng có thể hiểu là: 6 triệu/tháng năm đầu x 6% của năm tiếp theo và những năm tiếp theo sẽ là 6 triệu/tháng x 6% x 6%. Tức là 6% trên tổng học phí của từng năm. Nếu theo cách tính này, hết lộ trình 5 năm tiểu học số tiền phụ huynh phải đóng tăng thêm sẽ là 30% chứ không phải là 6% theo lộ trình.
‘Nếu đúng như vậy thì quả là một sự thiếu minh bạch đáng lo ngại. Số tiền phụ huynh phải đóng là rất lớn.
Rất cần phía nhà trường giải trình rõ việc tăng 6% học phí theo năm là vì sao? Và lộ trình tăng từng năm cụ thể như thế nào?’, PGS Trần Xuân Nhĩ đề nghị.
Về quan điểm cá nhân, ông cũng nói rõ việc đặt ra lộ trình tăng học phí 6%/năm là không phù hợp.
‘Điều kiện ở Việt Nam rất khác so với nhiều nước. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, lộ trình tăng lương cũng theo quy định của pháp luật, không phải muốn tăng là được.
Nếu vậy, việc tăng học phí theo lộ trình quá cao theo năm như vậy sẽ là gánh nặng rất lớn đối với phụ huynh và học sinh.
Tôi chưa từng thấy nước nào lại đặt ra lộ trình tăng học phí như vậy. Giáo dục không phải thị trường buôn bán, không thể đặt ra lộ trình tăng giá như vậy’, vị chuyên gia thẳng thắn.
Trong chuyện này, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần phải xem xét, yêu cầu giải trình cho rõ. Bên cạnh đó, ngoài việc đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của các hệ thống trường học tư làm cơ cở xây dựng mức học phí cũng như các khoản đóng góp, cũng cần phải có cơ chế kiểm soát học phí của hệ thống trường tư, không thể để tình trạng trường tư thì muốn làm gì cũng được.
Nhiều trường ĐH, CĐ miễn, giảm học phí cho tân sinh viên
Nhằm chia sẻ với những khó khăn của sinh viên do đại dịch Covid-19, nhiều trường ĐH, CĐ đã có chính sách miễn, giảm học phí để thực hiện mục tiêu không sinh viên nào phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021
TS Bùi Quang Trung, Hiệu trưởng Trường CĐ Sài Gòn Gia Định, cho biết chính sách miễm 100% học phí được áp dụng cho sinh viên đăng ký và hoàn thành lệ phí nhập học trước ngày 19- 9. Nhà trường chỉ thu các khoản lệ phí nhập học, bảo hiểm y tế theo quy định là 2.500.000/sinh viên.
Năm 2021, Trường CĐ Sài Gòn Gia Định tuyển sinh 21 ngành thuộc các nhóm ngành Sức khoẻ, Kinh tế- Tài chính, Công nghệ- kỹ thuật.
Trường xét kết quả học bạ THPT, hệ giáo dục thường xuyên bậc THPT; xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với thí sinh đã tốt nghiệp THCS, trường xét tuyển đào tạo trình độ trung cấp đồng thời tổ chức học các môn văn hoá.
Tại Trường ĐH Văn Hiến, để hỗ trơ sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trường thực hiện giảm 50% học phí học kỳ 1, gia hạn đóng học phí học kỳ 1; sinh viên là F0, có cha mẹ là F0 được miễn phí học kỳ 1.
Trường cũng cấp học bổng toàn khoá cho sinh viên học giỏi, khó khăn với tổng học bổng là 30 tỉ đồng; đồng thời quỹ trái tim Hùng Hậu sẵn sàng hỗ trợ vốn cho sinh viên học tập. ThS Trần Mạnh Thái, Trưởng Phòng Tuyển sinh và Truyền thông - Trường ĐH Văn Hiến, cho biết trường và Tập đoàn Hùng Hậu luôn cam kết không để sinh viên nào không được học vì không có tiền.
Trong khi đó, ThSLê Văn hiển, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạoTrường ĐH Luật TP HCM,cho biết ngoài chính sách miễn giảm học phí và cấp học bổng theo quy định của nhà nước, trường còn có kinh phí từ nhiều nguồn để miễn giảm học phí, cấp học bổng cho sinh viên. Trường đảm bảo không thí sinh nào đam mê ngành luật mà không được học vì rào cản học phí.
Trường THPT tự chủ: Làm sao bảo đảm công bằng cho người học? Trường THPT chất lượng cao được tự chủ đang trở thành xu hướng và thêm cơ hội lựa chọn cho người học. Nhưng, dư luận xã hội băn khoăn là làm sao để hiệu trưởng không lạm quyền, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học khi mức học phí rất cao? Nhà trường chủ động nâng cao chất...