Tiểu đường khiến bạn hay mệt mỏi, làm sao để duy trì tập luyện?
Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thiếu ngủ, căng thẳng đến hoạt động thể chất.
Với người tiểu đường, mệt mỏi còn là do đường huyết tăng. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn để duy trì thói quen tập luyện.
Khi đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để xử lý lượng đường dư thừa này. Hệ quả là dẫn đến cảm giác mệt mỏi, kiệt sức và không thuyên giảm dù có nghỉ ngơi, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Khi cảm thấy mệt mỏi, người bệnh tiểu đường hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ, sau đó tăng dần cường độ tập. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tình trạng này khiến bệnh nhân tiêu tiểu đường không đủ năng lượng để tập luyện thể thao. Trong khi đó, tập luyện thường xuyên rất quan trọng để họ duy trì sức khỏe và cải thiện bệnh.
May mắn là một số cách có thể giúp đối phó với tình trạng này và duy trì việc tập luyện. Điều đầu tiên cần làm là hãy bắt đầu với các bài tập nhỏ, sau đó nâng dần cường độ lên. Vì nếu cố gắng tập nhiều ngay từ đầu, cơ thể sẽ càng cảm thấy mệt mỏi hơn.
Hãy bắt đầu với một số động tác kéo giãn hoặc đi bộ nhẹ nhàng, sau đó tăng dần cường độ lên. Cách tốt là người bệnh hãy chọn một khung giờ nhất định trong ngày để tập và tuân thủ theo nó.
Video đang HOT
Với người hay bị mệt mỏi do tiểu đường thì hãy tranh thủ tập vào buổi sáng. Đây là khoảng thời gian mà mọi người thường sẽ cảm thấy khỏe khoắn và có nhiều năng lượng nhất trong ngày.
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Người bị tiểu đường có thể tập ở phòng gym hay ở nhà đều tốt. Họ có thể tập chung với bạn bè, người thân hay huấn luyện viên cá nhân để có thêm động lực và được hướng dẫn tập đúng hướng.
Điều quan trọng khi tập là bệnh nhân tiểu đường cần lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết, tránh thúc ép bản thân tập quá mức. Trong trường hợp cảm thấy chóng mặt, choáng váng, khó thở thì hãy nghỉ ngơi đến khi cơ thể cảm thấy tốt hơn.
Tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên kết hợp với điều trị đúng cách, người mắc hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh, theo Healthline.
3 loại thực phẩm cần tránh nếu bạn đang bị thiếu máu
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi dễ khiến người mắc nghĩ là do thiếu ngủ và cần ngủ nhiều hơn.
Thế nhưng, mặc dù đã ngủ đủ giấc nhưng cảm giác mệt mỏi vẫn còn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này có thể là do thiếu sắt.
Sắt là loại khoáng chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm. Khi vào cơ thể, sắt sẽ liên kết với hemoglobin, loại protein tạo màu đỏ cho máu và là thành phần chính của hồng cầu, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Chất polyphenolic trong trà có khả năng ức chế hấp thụ chất sắt trong ruột.Ảnh SHUTTERSTOCK
Hemoglobin có chức năng vận chuyển ô xy từ phổi đến các mô trong khắp cơ thể. Khi bị thiếu sắt, hemoglobin sẽ không thực hiện đủ chức năng vận chuyển ô xy này. Nếu không có ô xy, cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường. Hệ quả là dễ gây cảm giác mệt mỏi, uể oải thường xuyên. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do thiếu sắt.
Ngoài mệt mỏi, thiếu máu do thiếu sắt còn đặc trưng với các triệu chứng như khó thở, nhịp tim không đều, da xanh, đau ngực, chóng mặt, choáng váng, đau lưỡi, móng tay giòn, chán ăn, tay chân lạnh và thèm ăn nước đá.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ người thiếu máu thèm ăn nước đá là do bệnh thiếu máu sẽ làm giảm lưu lượng máu lên não. Hành động nhai nước đá có thể là phản ứng tự nhiên giúp tạm thời tăng lưu thông máu lên não.
Người bị thiếu máu do thiếu sắt hãy ưu tiên ăn các món giàu chất sắt như thịt đỏ, gan và các loại nội tạng động vật khác, trai, sò, ốc, rau bina và các loại đậu. Đồng thời, họ cần tránh các loại thực phẩm sau:
Trà
Trà là loại thức uống rất có lợi cho sức khỏe vì có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, trong đó có chất polyphenol. Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố năm 2020 trên tạp chí Journal of Nutrition and Metabolism cho thấy chất polyphenolic có khả năng ức chế hấp thụ chất sắt trong ruột.
Lượng polyphenol càng cao thì càng ngăn cản ruột hấp thụ sắt. Do đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo những người thiếu sắt nên hạn chế uống trà xanh, trà đen, trà ô long và các loại thức uống làm từ cây trà.
Những người thiếu máu do thiếu sắt cần hạn chế ăn lòng đỏ trứng vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cà phê và ca cao
Những người cảm thấy mệt mỏi, uể oải do thiếu máu không nên tìm sự tỉnh táo hơn từ cà phê. Vì cà phê và ca cao chứa các chất làm suy giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Một trong những tác nhân chính gây ra hiện tượng này là chất polyphenol trong cà phê và ca cao.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phải bỏ cà phê. Người bị thiếu máu do thiếu sắt chỉ cần tránh uống cà phê vào khoảng thời gian 1 giờ trước và sau bữa ăn.
Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng rất giàu dinh dưỡng với chất béo lành mạnh, vitamin, protein và một số loại khoáng chất. Tuy nhiên, lòng đỏ trứng có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Nguyên nhân là do chất phosvitin trong lòng đỏ. Trong khi đó, lòng trắng trứng thì hoàn toàn ổn với người thiếu máu do thiếu sắt, theo Healthline.
Thiếu ngủ ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Thiếu ngủ thường không trực tiếp nhưng có thể gián tiếp gây chết người. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, người thiếu ngủ sẽ khó tỉnh táo và dễ gặp tai nạn khi lái xe, làm việc. Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng dù chỉ mới thiếu ngủ một đêm. Ngủ không...