Tiêu điểm: Bằng mọi giá phải làm
Theo thống kê của các Sở GD – ĐT, năm nay lượng hồ sơ đăng ký thi đại học tăng, nhưng thí sinh thi khối C giảm hẳn. Có nhiều trường PTTH ở TPHCM, Hà Nội, không có một hồ sơ nào nộp thi khối C.
Không chỉ riêng năm nay, các kỳ thi đại học những năm gần đây, số lượng học sinh đăng ký vào các ngành khoa học xã hội rất thấp. Đặc biệt, các ngành lịch sử, địa lý lại càng vắng bóng sinh viên. Đơn giản vì các ngành này ra trường khó xin được việc, xã hội không ưa chuộng, lương thấp và không có cơ hội làm thêm để tăng thu nhập. PGS.TS Đoàn Lê Giang – trưởng khoa văn học và ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) – cho rằng cần báo động đỏ về thực trạng đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn khi nhóm ngành này bị coi như hạng hai, rất ít sinh viên giỏi chọn theo học. Điều cần quan tâm nhất hiện nay là làm sao thu hút những thanh niên giỏi, có tâm huyết vào học ngành này và sử dụng họ một cách hiệu quả nhất.
Để có được các nhà khoa học có bản lĩnh thực sự, nhà nước nên có chủ trương cấp học bổng cho sinh viên ngay từ cấp đại học, với cam kết đầu tư nghiên cứu các vấn đề về biển Đông, phục vụ cho lợi ích quốc gia. (ảnh: Việt Hưng)
Sinh viên học lịch sử, địa lý đã ít, người lựa chọn đề tài biển đảo để theo đuổi lại càng hiếm hoi. Nói ra không khỏi giật mình lo lắng, trong các trường đại học, chưa thấy có nhiều sinh viên nghiên cứu sâu các lĩnh vực, ngành khoa học liên quan biển Đông. Tại Hội thảo quốc gia về biển Đông tổ chức tại Hà Nội vừa qua, các chuyên gia nhận định, trong mấy năm gần đây, các quốc gia khác có nhiều luận án tiến sĩ về biển Đông, nhưng Việt Nam chưa có luận án nào. Lực lượng các nhà khoa học nghiên cứu về các vấn đề biển Đông rất mỏng, các bài nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc trao đổi trong nước, chưa có những công trình xuất sắc được côngbố ở các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có uy tín. Hằng năm, các công trình nghiên cứu mới, thực sự có giá trị vẫn chưa nhiều. Các bài viết, công trình vẫn dẫn đi dẫn lại những chứng cứ, tư liệu đã công bố trước.
Những hạn chế đó thật đáng suy nghĩ và bắt tay giải quyết. Các vấn đề về biển Đông rất phức tạp và tranh chấp liên quan đến nhiều nước. Để bảo vệ được lợi ích quốc gia, phù hợp với luật pháp quốc tế thì cần phải có đội ngũ các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, công pháp quốc tế, địa chính trị và các ngành liên quan đến biển đảo. Các nước nhìn thấy vấn đề hệ trọng này đều có sự đầu tư cho việc đào tạo các nhà khoa học chuyên ngành, chuẩn bị lực lượng cho các cuộc tranh chấp có thể xảy ra. Đối với Việt Nam, chưa thấy có sự xuất hiện một lực lượng các nhà khoa học hùng hậu đáp ứng yêu cầu hiện nay và trong tương lai.
Có nhiều ý kiến cho rằng cần có học bổng đầu tư cho nghiên cứu sinh làm luận án về lĩnh vực biển Đông. Ý kiến này rất đúng nhưng chưa đủ. Để có được các nhà khoa học có bản lĩnh thực sự, nhà nước nên có chủ trương cấp học bổng cho sinh viên ngay từ cấp đại học, với cam kết đầu tư nghiên cứu các vấn đề về biển Đông, phục vụ cho lợi ích quốc gia. Người có khả năng học tập và nghiên cứu sau đại học trong và ngoài nước thì nhà nước tiếp tục đầu tư toàn bộ. Đào tạo và xây dựng lực lượng khoa học để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc là việc cần thiết và bằng mọi giá phải làm.
Theo Dân Trí
Nhiều thí sinh 'nói không' với ngành sư phạm
"Tệ hại nhất là các trường sư phạm, nếu như mấy năm trước, sư phạm lựa chọn đầu tiên thì năm nay số hồ sơ nộp vào Trường ĐH sư phạm Hà Nội chỉ vài chục bộ".
Thí sinh thi vào ĐH. Ảnh: Lê Anh Dũng
Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Yên Bái) Nguyễn Văn Du thốt lên trong buổi bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ của các địa phương tới các trường ở miền Bắc diễn ra sáng nay.
Ông lo lắng, nhà nước cần có chính sách thu hút thí sinh học sư phạm nếu không tương lai sẽ không có giáo viên.
Ông Du nói, dù tổng số hồ sơ năm nay tăng 11% nhưng hồ sơ thi khối C giảm quá nhanh.
Ghi nhận từ các Sở GD-ĐT Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Hà Giang , Điện Biên...ho thấy lượt hồ sơ đầu quân thi khối C giảm.
Phó Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Hà Nội) Tạ Song Hà cho biết, lượt hồ sơ ĐKDT khối C nhận được ít nhất so với các khối: A trên 50% B là 13,54% C là 4,44% và khối D là 24,13%.
Trong đó, lượt hồ sơ thi khối C giảm gần 1% so với năm 2010 (5,2%).
Tốp giữa vẫn tăng
Các trường được thí sinh "đầu quân" nhiều là các trường "top giữa" và ĐH vùng gồm: ĐH Thái Nguyên, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH nông nghiệp Hà Nội, ĐH Hồng Đức, ĐH Hàng Hải, ĐH Tây Bắc, ĐH Hùng Vương (Phú Thọ)...
Nhận định ban đầu của Bộ GD-ĐT, lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các trường ĐH, CĐ phía Bắc tương đương năm trước. Thống kê sơ bộ, trong khi các trường "tốp trên" giảm lượng hồ sơ đăng ký thì các trường "tốp giữa" lại tăng.
Thống kê từ các Sở GD-ĐT cho thấy, nhiều sở có lượt hồ sơ ĐKDT tăng. Cụ thể, Vĩnh Phúc tăng khoảng 200 bộ hồ sơ so với năm 2010, Quảng Ninh tăng 1.000, Hà Nội tăng gần 5.900, Yên Bái tăng 11%, Nam Định tăng 2000, Phú Thọ tăng gần 2.000, Cao Bằng tăng 1.500, Tuyên Quang tăng gần 1.200...
Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên - Giáo dục hướng nghiệp (Sở GD-ĐT Đà Nẵng) cho biết: trong hơn 23.000 hồ sơ thí sinh ĐKDT tuyển sinh ĐH, CĐ 2011, có hơn 18.000 hồ sơ (gần 80%) chọn các trường tại địa phương.
Đặc biệt, riêng Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, thí sinh người Đà Nẵng đăng ký dự thi tăng hơn 1.000 bộ.
Theo nhận định của Sở GD-ĐT, mức tăng đột biến này do năm nay, trường mở rộng thêm các khối thi D1, D2.
Theo phân tích của các chuyên gia tuyển sinh, lý do thí sinh đầu quân vào trường này vì điểm đầu vào tương đối dễ thở, dao động trong khoảng từ 13-17 điểm.
Video đang HOT
Các Sở GD-ĐT phía Nam sẽ bàn giao hồ sơ cho các trường phía Nam vào ngày 7/5.
Sở GD-ĐT
Số lượng hồ sơ
So với năm 2010
Hà Nội
165.502
tăng 5.842
Hưng Yên
31.762
giảm 2.100
Vĩnh Phúc
28.300
tăng 200
Quảng Ninh
27.000
tăng 1.000
Yên Bái
11.000
tăng 1.200
Bắc Kạn
4.662
tăng 131
Hà Giang
6.652
giảm 400
Nam Định
59.317
tăng 2.000
Hải Phòng
44.690
không tăng
Thanh Hoá
90.342
Sơn La
12.386
tăng 2.000
Lai Châu
2.925
tăng 2.700
Lào Cai
9.000
giảm 1.000
Điện Biên
7445
giảm 90
Phú Thọ
24.429
tăng 2.000
Bắc Ninh
30.000
không tăng
Cao Bằng
10.611
tăng 1.500
Thái Nguyên
28.000
không tăng
Tuyên Quang
10.945
tăng 1190
Bắc Giang
36.822
giảm 8-10%
Hải Dương
42.000
không tăng
Lạng Sơn
15.000
không tăng
Ninh Bình
22.395
tăng 461
Hà Nam
22.111
không tăng
Theo VietNamNet
Khối C ngày càng thưa vắng Theo thống kê của các sở GD-ĐT, hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH-CĐ năm nay hầu hết đều tăng so với năm 2010. Tuy nhiên hồ sơ khối C lại giảm đáng kể. Thậm chí nhiều trường THPT không có hồ sơ nào ĐKDT khối C. Lượng học sinh chọn khối ngành khoa học xã hội giảm đều đặn sau mỗi...