Tiêu cực trong nhà trường, vì sao dễ gây phẫn nộ?
Những nhức nhối xung quanh các vụ bạo lực học đường còn chưa dứt, dư luận lại tiếp tục rung chuyển bởi một vụ việc khác, liên quan đến nghi vấn thầy giáo lạm dụng tình dục 7 học sinh nam ngay tại Hà Nội. Giáo dục lại một lần nữa trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận…
Với sứ mệnh của mình, nhà trường mặc nhiên được kỳ vọng là “căn cứ địa văn hóa” (Ảnh minh họa)
Báo Giáo dục và Thời đại xin giới thiệu tới bạn đọc quan điểm của TS. Giáp Văn Dương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vietschool quanh vấn đề: Vì sao tiêu cực trong nhà trường dễ gây phẫn nộ?.
Bởi sứ mệnh sinh ra con người thêm lần nữa
Liệu như vậy có quá khắt khe với giáo dục, khi tiêu cực ở đâu, ngành nào cũng có, mà có thể còn nghiêm trọng hơn như thế rất nhiều?
Vây, tại sao những vụ việc của ngành giáo dục, đặc biệt liên quan đến đạo đức nhà giáo, lại thu hút sự quan tâm lớn đến như vậy của xã hội?
Theo TS. Giáp Văn Dương, muốn trả lời được câu hỏi này, cần thiết phải nhìn lại vai trò và sứ mệnh của giáo dục và của người thầy.
Từ xưa đến nay, ở khắp mọi nơi trên trái đất này, nhà trường luôn là nơi bồi đắp và nuôi dưỡng nhân cách con người. Thất học, hay không được đến trường, vì thế trở thành một ám ảnh đáng sợ, vì đồng nghĩa với việc đánh mất nhiều cơ hội được dạy dỗ trở thành người.
Đó là sứ mệnh cao quý của nhà trường. Và hiện thân của sứ mệnh đó, người bảo vệ và vun đắp sứ mệnh đó, không ai khác, chính là người thầy.
Với Tiếng Việt, nếu người sinh ra ta được gọi là thầy, thì người dạy học cũng được gọi là thầy. Vì thế, người Việt chúng ta đã quan niệm, người thầy, hay rộng hơn là nhà trường, là người sinh ra ta một lần nữa. Nếu ngày chào đời, mẹ sinh ra ta như một con người sinh học – cá nhân, thì ngày đầu đến trường, các thầy cô sẽ sinh ra ta một lần nữa như một con người văn hóa – xã hội.
Trở lại với câu hỏi chính: Vì sao khi các vụ việc tiêu cực, bạo lực, lạm dụng, gian dối… diễn ra trong nhà trường, đặc biệt khi nguyên nhân là do giáo viên gây ra lại gây phản ứng lớn như vậy từ xã hội?
Suy cho cùng, thầy cô cũng chỉ là một công dân, có tốt có xấu, bình đẳng như mọi công dân khác trước pháp luật. Hà cớ gì phải bắt thầy cô sống như thánh nhân, hoàn hảo không tì vết, không được phạm lỗi?
Theo TS. Dương, câu trả lời rất đỗi giản dị: Vì sứ mệnh của nhà trường, của người thầy làm cho xã hội kỳ vọng như thế, và phản ứng như thế cũng hoàn toàn dễ hiểu nếu mọi việc diễn ra trái với kỳ vọng.
Vậy sứ mệnh của nhà trường và người thầy là gì?
“Sứ mệnh đó không là gì khác ngoài nâng đỡ và phát triển con người. Đây là lẽ sống, là lý do tồn tại của nhà trường và của người thầy.
Vì thế, mỗi khi có vụ việc gì diễn ra trái ngược với sứ mệnh này, với kỳ vọng này của xã hội về nhà trường và về người thầy, dư luận lại bùng nổ, không khoan nhượng.”, TS.Dương nhấn mạnh.
Video đang HOT
TS. Giáp Văn Dương
Bởi nhà trường là “căn cứ địa văn hóa”
Từ những phân tích trên, TS. Giáp Văn Dương nhận định: Theo thời gian, nhà trường và người thầy trở thành sự tin tưởng của cha mẹ, trở thành nơi trú ngụ của tâm hồn trẻ nhỏ. Cha mẹ trao con cho thầy cô, cho nhà trường, với sự tin tưởng chân thành. Còn trẻ nhỏ đến trường, đến với thầy cô với với sự hồn nhiên và sự tin tưởng gần như tuyệt đối.
Khi đã được tin tưởng gần như tuyệt đối như thế, thì sự tin tưởng đó không còn đơn thuần là sự tin tưởng, mà chuyển thành trách nhiệm, sứ mệnh và kỳ vọng.
Vì thế, mỗi khi có vụ việc tiêu cực xảy ra trong nhà trường, thì cảm xúc của xã hội, của các phụ huynh dễ dâng lên cao trào, trở thành bức xúc lớn và khủng hoảng đối với nhà trường. Tương tự như người được ta tin yêu, nếu gây ra lỗi lầm nào đó, thì ta sẽ thất vọng vô cùng.
Không chỉ nâng đỡ và phát triển con người, những hoạt động và truyền thống lâu đời của nhà trường trong mọi thời đại, mọi xã hội đã dần biến trường học trở thành “ căn cứ địa văn hóa” và là nơi bảo vệ nhân tính, hoặc ít nhất cũng được xã hội mặc định vai trò của nhà trường là nhân văn và tốt đẹp.
Vì lẽ đó, mỗi khi có vụ việc nào đó phản văn hóa, phản nhân văn diễn ra trong nhà trường, thì dư luận lại sôi sục phản đối.
Cũng bởi vậy, việc coi người thầy là công dân bình đẳng trước pháp luật với mọi công dân khác tuy đúng về lý, nhưng không thấu về tình, về kỳ vọng của xã hội, và về cái hiểu mặc định của xã hội đối với nhà trường và với người thầy.
Đó là lý do vì sao những tiêu cực trong trường học lại gây chú ý và chịu sự phán xét lớn như vậy của xã hội.
Đó cũng là lý do vì sao nghề dạy học không đơn thuần chỉ là một công việc để kiếm sống như bao công việc khác. Và gánh nặng, trách nhiệm trên vai các nhà giáo thường lớn hơn rất nhiều so với những ngành nghề khác.
“Nếu nhà trường và nhà giáo không có nền tảng tinh thần vững vàng, không có các giá trị sống lành mạnh và rõ ràng để định chuẩn, không có triết lý giáo dục và triết lý sống đúng đắn để định hướng, thì rất dễ đánh mất mình, hoặc phạm phải những lỗi đạo đức, gây ra những cơn cuồng nộ cho dự luận.
Đã chọn làm nghề giáo, bạn đừng quên vai trò, trách nhiệm của mình trước vận mệnh tương lai của đất nước. Bởi khi đã chọn nghề thì cần đảm bảo bản thân có đủ tố chất để nhân lên điều tốt đẹp, phải trau dồi thường xuyên, để xứng đáng với kỳ vọng lớn lao của xã hội.” – TS. Giáp Văn Dương
Kim Thoa ghi
Theo GDTĐ
Giáo viên phải đặt việc giáo dục đạo đức cho học sinh lên hàng đầu
Mối quan hệ thầy trò là cốt lõi của môi trường giáo dục, do đó, giáo viên dạy học sinh phải đặt đạo đức lên hàng đầu, phải gương mẫu để học sinh noi theo.
Đó là một trong những chỉ đạo của ông Lê Trung Kiên, Bí thư Quận ủy Lê Chân (Hải Phòng) tại hội nghị quán triệt việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo quận trong tình hình hiện nay vào ngày 8/4.
Ông Lê Trung Kiên thông tin tới các lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của quận, các phường và lãnh đạo các trường trên địa bàn, Lê Chân là địa phương duy trì được kết quả 20 năm đứng đầu thành phố Hải Phòng về công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi bậc Trung học cơ sở.
Chất lượng giáo dục học sinh của quận Lê Chân hàng năm đều tăng, luôn nằm trong tốp đầu của Hải Phòng.
Điều này cho thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là các lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục và các thầy cô giáo.
Ông Lê Trung Kiên, Bí thư Quận ủy Lê Chân quán triệt việc thực hiện nhiệm vụ của ngành giáo dục quận trong tình hình hiện nay (Ảnh: Lã Tiến)
Tuy nhiên, gần đây trên cả nước có nhiều vụ việc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong ngành giáo dục giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh và giữa phụ huynh với giáo viên...
Những vụ việc đau lòng đó đã gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo dục của nước ta, làm giảm lòng tin của người dân đối với công tác giáo dục và đào tạo.
Bí thư Quận ủy Lê Chân cho rằng, những tiêu cực trong giáo dục có thể xảy ra tại bất cứ nơi đâu, ngay cả Hải Phòng.
Trong khi đó, việc lãnh đạo quận luôn trăn trở là làm thế nào để giữ vững thành tích 20 năm liên tục đứng đầu thành phố về công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi; xây dựng quận Lê Chân thành nơi có chất lượng và môi trường giáo dục tốt nhất Hải Phòng.
"Lê Chân phải là nơi học sinh được học các thầy cô tốt nhất, có cơ sở vật chất tốt nhất và là nơi an toàn nhất cho học sinh.
Làm thế nào để làm được điều này, thành hay bại là do các thầy cô", ông Kiên nói.
Quận Lê Chân phải là nơi học sinh được học các thầy cô tốt nhất, có cơ sở vật chất tốt nhất và là nơi an toàn nhất cho học sinh (Ảnh: Lã Tiến)
Với những trăn trở đó, Bí thư Quận ủy Lê Chân mong muốn, trước hết mỗi thầy cô, mỗi nhà quản lý giáo dục phải thay đổi.
Các nhà quản lý phải là những giáo viên giỏi hơn, quản trị nhà trường tốt, biết xây dựng hình ảnh của nhà trường, của quận, thành phố đẹp, thân thiện trước phụ huynh và người dân.
Giáo viên phải tự nâng cao ý thức tốt hơn, phải biết yêu thương, chia sẻ với học sinh, giáo dục cho học sinh biết tình thương và trách nhiệm của mình.
"Mối quan hệ thầy trò là cốt lõi của môi trường giáo dục, do đó, giáo viên dạy học sinh phải đặt đạo đức lên hàng đầu, phải luôn gương mẫu để học sinh noi theo.Ông Lê Trung Kiên nhấn mạnh:
Cán bộ quản lý, giáo viên phải luôn tự hỏi, làm thế nào để giáo dục nhân cách cho các em học sinh, giúp các em có hoài bão, lý tưởng tốt và trách nhiệm với bản thân, với gia đình, xã hội".
Để thực hiện được những việc trên, Bí thư Quận ủy Lê Chân yêu cầu, thời gian tới, Ủy ban nhân dân quận cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo sâu sát, cụ thể đối với ngành giáo dục; tập trung cao đầu tư cho giáo dục quận nhà.
Ngành giáo dục và đào tạo quận phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của các cấp; nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, không để xảy ra một bộ phận không nắm chắc các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
"Các nhà trường không để xảy ra tình trạng thu chi không đúng mục đích, thiếu minh bạch.
Hiệu trưởng phải chủ động xây dựng chất lượng, thương hiệu trường, quan tâm tới đội ngũ giáo viên, nhân viên, xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường.
Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm tổng thể về mọi hoạt động xảy ra tại nhà trường", ông Kiên nói.
Ông Kiên cũng yêu cầu lãnh đạo các nhà trường phải rà soát, đánh giá năng lực, kỹ năng của giáo viên để giao quản lý lớp, bảo đảm giáo viên phải là cầu nối giữa học sinh với gia đình và nhà trường.
Giáo viên phải đi sâu, đi sát, nắm rõ hoàn cảnh từng gia đình từng học sinh để có thể giáo dục các em được tốt hơn.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân thông tin tại hội nghị (Ảnh: Lã Tiến)
Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân, hiện nay, toàn quận có 38 trường công lập, 21 trường ngoài công lập, 32 nhóm lớp mầm non có phép với tổng số 43.239 học sinh.
Số liệu sơ kết học kỳ 1 năm học 2018-2019 cho thấy, chất lượng chăm sóc, giáo dục ở cả 3 bậc học đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 năm cuộc thi Khoa học kỹ thuật được tổ chức, Lê Chân là đơn vị duy nhất của Hải Phòng liên tiếp có sản phẩm dự thi và đạt giải quốc gia.
Trong đó, năm học 2018-2019 có 7 dự án đạt giải thành phố, 2 dự án đạt giải quốc gia.
Với các cuộc thi quốc tế và khu vực, số lượng học sinh tham gia và đạt giải ở bậc tiểu học và trung học cơ sở đều cao.
Tại cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, quận Lê Chân có 6/13 giáo viên bậc Trung học cơ sở đạt thủ khoa, 6/16 á khoa thành phố, có 4/12 tiết dạy ấn tượng.
Năm học này, quận có 4 trường học được xây dựng theo kế hoạch đầu tư công năm 2018.
Từ tháng 6/2018 đến nay, quận Lê Chân đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học tại các nhà trường.
Bà Thủy cho biết: "Trong tháng 4 và tháng 5 tới đây, ngành giáo dục chỉ đạo các nhà trường tập trung giảng dạy và ôn tập tốt cho học sinh để chuẩn bị kiểm tra hết học kỳ 2.
Đối với các trường Trung học cơ sở tập trung tối đa cho học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10 Trung học phổ thông.
Các trường thực hiện xây dựng kế hoạch trường lớp căn cứ vào số phòng học, số giáo viên, số trẻ trên địa bàn để đề xuất kế hoạch tuyển sinh...".
LÃ TIẾN
Theo giaoducnet
Thầy giáo bị tố dâm ô nam sinh: Nỗi đau trong lòng con trẻ Trường THCS Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tạm đình chỉ thầy giáo dạy Toán bị phụ huynh tố dâm ô hàng loạt học sinh nam. Sự việc trên khiến dư luận xã hội phẫn nộ, lo lắng về những nỗi đau, sự ám ảnh trong suốt cuộc đời của học sinh. Trường THCS Trần Phú - nơi xảy ra sự...