Tiêu chuẩn khắt khe trong thiết kế căn hộ Penthouse không phải ai cũng biết
Penthouse có thiết kế không gian mở, thông nhau trừ không gian riêng tư, tầm nhìn rộng, view đẹp, mái hiên thường thiết kế vòm lớn, ban công rộng bao quanh.
Đặc điểm thiết kế của Penthouse
Ưu điểm vượt trội của căn Penthouse đó là nó sở hữu một thiết kế đặc biệt bởi phía trên không bị giới hạn bởi tầng nào khác, không khí thoáng mát. Đồ họa: Phương Duy
Căn hộ Penthouse nằm ở vị trí tầng mái, tùy thiết kế sẽ có một căn hoặc nhiều căn nhưng đều có không gian bên trong rộng và thoáng.
Thiết kế trần nhà cao, có ban công dọc theo căn nhà, tường thường thiết kế bằng kính cường lực tạo độ mở cho không gian. Một số còn được thiết kế lối vào nhà bằng thang máy riêng chứ không chung với cư dân trong tòa nhà. Bố cục căn hộ Penthouses thông thoáng, cửa sổ thường là những tấm kính lớn, tạo tầm nhìn đẹp mắt ra không gian xung quanh.
Các căn hộ Penthouse được thiết kế mở, các phòng thường thông với nhau, hạn chế tối đa vách ngăn, tạo sự thông thoáng. Về nội thất, căn hộ Penthouse thường được trang bị từ trước, được thiết kế và lắp đặt riêng với nội thất cao cấp, xa xỉ dành cho tầng lớp thượng lưu.
Các tiêu chuẩn của một căn hộ Penthouse
Video đang HOT
Với mức giá cao, một căn hộ Penthouses đạt chuẩn phải có những yêu cầu sau:
Nằm ở vị trí cao nhất của tòa nhà, Penthouse có tầm nhìn đẹp, không bị che khuất không nhất thiết phải là căn hộ thông tầng nhưng thường có ít nhất 2 tầng trở lên, có thang di chuyển nằm bên trong căn hộ.
Căn hộ Penthouse phải có trần cao, cửa sổ kính giúp mở rộng không gian và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, có mái hiên rộng, ban công bao quanh căn hộ, có không gian thư giãn ngoài trời.
Bên trong căn hộ hạn chế tối đa vách ngăn để tạo không gian thoáng đãng, rộng rãi. Phòng ngủ chính rộng với tầm nhìn đẹp, kết nối với các phòng như phòng trang điểm, phòng tắm, phòng thay đồ… Nội thất được trang bị hiện đại, cao cấp.
7 ý tưởng đơn giản thiết kế không gian mở cho ngôi nhà của bạn
Tham khảo một vài cách đơn giản để tối ưu hóa những không gian mở, kết hợp nhiều mục đích, nhiều tính năng của phòng làm việc, phòng khách, phòng ăn, bếp...
Không chỉ ở các siêu đô thị, không gian sống hiện đại ngày nay của rất nhiều gia đình về cơ bản là không rộng rãi. Gia chủ sẽ phải chấp nhận có những không gian mở - không gian tích hợp nhiều chức năng trong cùng một sàn mà không có vách ngăn tiêu chuẩn, ví dụ như kết hợp phòng bếp với phòng ăn và phòng khách hay kết hợp phòng khách với phòng làm việc, phòng đọc sách...
Kết hợp nhiều mục đích, nhiều tính năng trong khi vẫn cần đạt được những đặc trưng của từng không gian luôn là một thách thức cho những người thiết kế. Sau đây là một vài gợi ý những cách thức đơn giản để tối ưu hóa những không gian mở như thế trong ngôi nhà của bạn.
1/ Sử dụng thảm
Bạn có thể tạo ra không gian của phòng khách chỉ đơn giản với việc sử dụng thảm. Một tấm thảm lớn sẽ giúp xác định không gian của khu vực tiếp khách. Không nhất thiết toàn bộ bộ bàn ghế/sofa phải đặt gọn trên thảm; Thậm chí bạn có thể chỉ cần đặt hai chân trước của ghế sofa lên thảm. Bạn có thể tự quan sát và xác định kích cỡ và cách thức đặt thảm cho phù hợp với độ lớn không gian tiếp khách và thảm.
2/ Sắp xếp lại đồ đạc
Bằng việc đặt một bộ bàn ăn dài, song song với bộ sofa và khu vực bàn bếp, bạn có thể phân tách rõ nét khu vực bếp với khu vực ăn và phòng khách, tạo cho mỗi khu vực các không gian riêng với những đặc trưng riêng.
3/ Bổ sung một số loại vách ngăn tự nhiên
Bạn có thể bổ sung một số loại vách ngăn tự nhiên để giúp phân chia không gian. Mặc dù cần bảo đảm tính đa dụng cho không gian mở, bạn vẫn luôn có thể tạo dựng không gian riêng tư cho các thành viên gia đình với các vách ngăn bổ sung như vậy.
Ví dụ, nếu bạn có một không gian phòng làm việc trong không gian phòng khách, bạn có thể sử dụng một giá sách lớn, có thể di chuyển được để làm vách ngăn tự nhiên. Các loại bồn cây cao cũng có thể sử dụng như những bước tường xanh để giúp các thành viên gia đình vẫn luôn có không gian riêng dành cho mình. Nếu phân tách không gian làm việc, 'bức tường xanh bằng cây' có một lợi thế là làm giảm tiếng ồn cho không gian mở của ngôi nhà bạn.
4/ Sử dụng các chi tiết trang trí bổ sung
Việc sử dụng các chi tiết trang trí bổ sung có thể nhấn mạnh một thành phần trung tâm của một không gian riêng, qua đó làm nổi bật hơn sự tồn tại của không gian đó trong toàn bộ không gian mở của ngôi nhà. Ví dụ, bàn ăn thường là vật thể trung tâm của phòng ăn. Nếu bạn đặt một chiếc gương lớn trên tường, đối diện với bàn ăn, chiếc gương sẽ vừa làm nổi bật thêm chiếc bàn ăn như một nhân tố trung tâm của không gian này, vừa có tác dụng làm cho khu vực phòng ăn như rộng hơn.
5/ Bổ sung thêm ánh sáng
Các không gian đã nhỏ sẽ càng trở nên nhỏ hơn trong ánh sáng yếu và ảm đạm. Vì vậy, bạn có thể bổ sung những nguồn sáng như bố trí đèn treo trên bàn quầy bếp hoặc lắp các bóng đèn có công tắc vô cực điều chỉnh độ sáng để vừa có thể làm không gian trông rộng hơn, vừa có thể điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp mục đích sử dụng khi cần.
6/ Tạo một bàn quầy ăn
Nếu không gian nhà bạn quá nhỏ để có thể có phòng khách và phòng ăn riêng, bạn có thể cải tạo bàn quầy bếp trở thành một bàn ăn tiện dụng nhưng không kém phần mỹ thuật.
7/ Tạo ra một hành lang cho lối đi vào
Bạn có thể đặt một tấm thảm dài thẳng cửa ra vào với chiều rộng của thảm rộng hơn cửa; điều này sẽ giúp xác lập một khu vực ra vào riêng trong không gian mở. Ngoài ra, bạn hãy đặt thêm một chiếc ghế đơn hay ghế băng với chiều dài vừa phải làm nơi tháo/cởi vầ đi giầy. Bạn cũng có thể đóng thêm một vài chiếc móc ở tường để khách có thể treo áo, mũ của mình. Một không gian khác biệt sẽ được định hình với các trang trí chi tiết như trên./.
5 sai lầm khi thiết kế không gian mở Thiết kế nhà không gian mở đang được ưa chuộng tuy nhiên nhiều chủ sở hữu vẫn mắc một số sai lầm phổ biến khiến không gian bị thu hẹp, lộn xộn. Không có điểm nhấn Thiết kế không gian mở thường mắc sai lầm là không có điểm nhấn, nghĩa là không có gì mà mắt có thể tiếp cận hoặc tập...