Tiêu chí mới xác định doanh nghiệp công nghệ cao áp dụng từ 30/4/2021
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao.
Ngày 27/11/2020, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội Tự động hóa năm 2020 với chủ đề Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đó, doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 18 của Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và khoản 3, Điều 76 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau: đoanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (bao gồm khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, chi thường xuyên hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; chi hoạt động đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho lao động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo tại Việt Nam; phí bản quyền, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển; phí đăng ký công nhận hoặc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam) trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào (bao gồm giá trị nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất nhập khẩu và mua nội địa) hàng năm như sau: đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 0,5%; doanh nghiệp không thuộc diện được quy định tại điểm a, khoản 2, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên thì phải đạt ít nhất 1%; doanh nghiệp không thuộc trường hợp được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 2 thì phải đạt ít nhất 2%.
Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg cũng quy định, tỷ lệ lao động trực tiếp nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của doanh nghiệp (là số lao động đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn, trong đó lao động có trình độ cao đẳng không vượt quá 30%) trên tổng số lao động: đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 1%; doanh nghiệp không thuộc trường hợp được quy định tại điểm a, khoản 3 có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 2,5%; doanh nghiệp không thuộc trường hợp được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 3 phải đạt ít nhất 5%.
Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg quy định doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao trước thời điểm 30/4/2021 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp thì thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg.
Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/4/2021 và thay thế Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg ngày 15/6/2015.
Chính phủ đặt mục tiêu có 500 doanh nghiệp công nghệ cao
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước sẽ có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao và 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chương trình là hướng tới Việt Nam phát triển và làm chủ được 20 công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chương trình cũng hướng tới gia tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu trong công nghiệp chế biến chế tạo, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao.
Chính phủ đề ra mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Ảnh: TYTVN.
Chính phủ cũng đặt mục tiêu xây dựng và phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển cùng khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 sẽ bao gồm 3 chương trình thành phần. Thứ nhất là Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao, phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.
Cùng với đó là Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương chủ trì và Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì.
Để đạt mục tiêu trên, Chính phủ xác định nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình sẽ gồm hoàn thiện thể chế, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ sử dụng kết quả nghiên cứu, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ.
Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cần có giải pháp hỗ trợ và tạo điều kiện cho ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ cao cũng như nâng cao nhận thức xã hội về vai trò và tác động của công nghệ cao.
Hướng tới xây dựng Thủ đô phát triển bền vững và định hướng đổi mới sáng tạo Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII, chiều 11-3, các đại biểu đã thảo luận tại tổ đối với 5 chương trình công tác toàn khóa số 02, 05, 06, 07 và 09. Phấn đấu đến năm 2025 GRDP đạt 7,5-8% Theo dự thảo Chương trình số 02-CTr/TU về "Đẩy mạnh đổi mới...