Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIII của Đảng làm việc với các địa phương phía bắc
Ngày 24-7, tại TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái), Tiểu ban Kinh tế – Xã hội (KT-XH) Đại hội lần thứ XIII của Đảng dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Tiểu ban, có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt một số tỉnh miền núi phía bắc, TP Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An.
Cùng dự, có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan T.Ư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu.Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các địa phương đã báo cáo vắn tắt tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn thời gian qua, đóng góp nhiều ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn cho Tiểu ban. Đồng thời kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới, trong đó tập trung vào thúc đẩy liên kết vùng; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; phát huy thế mạnh từng địa phương;…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các ý kiến đóng góp. Điều này có ý nghĩa quan trọng góp phần cho chính các địa phương hoàn thiện văn kiện Đại hội Đảng các cấp. Tiểu ban sẽ lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nghiên cứu tài liệu, các mô hình phát triển của các địa phương, từ đó hình thành thể chế phát triển cho các địa phương khác. Thủ tướng nêu rõ, 10 năm qua, nhất là 5 năm gần đây, các địa phương đã phát huy thành quả đổi mới, ổn định xã hội, tạo dựng được niềm tin của người dân, phát triển kinh tế bền vững và cao hơn mục tiêu đề ra.
Video đang HOT
Về quan điểm phát triển, Thủ tướng nêu rõ, các địa phương cần phát triển toàn diện, bền vững, đi đôi với phát triển quốc phòng – an ninh, trong đó phát triển KT-XH là nhiệm vụ quan trọng, ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời, giữ gìn đoàn kết dân tộc, giữ và khôi phục rừng, phát triển lâm nghiệp; giữ đất, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, giữ gìn nguồn nước; coi trọng an sinh xã hội; duy trì quan hệ tốt với các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc và Lào. Tìm cách khai thác hiệu quả các lợi thế của từng địa phương, biến khó khăn thành cơ hội, biến điểm yếu thành thế mạnh phát triển… Chính phủ sẽ trình Bộ Chính trị thay thế Nghị quyết số 37-NQ/TW về phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng-an ninh các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 bằng một Nghị quyết mới bao gồm cả vùng tây Nghệ An, tây Thanh Hóa.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa, nguồn nước, phát triển kinh tế cửa khẩu, công nghiệp chế biến gỗ, phát triển đô thị vùng. Đẩy mạnh liên kết với Hà Nội, cũng như các tỉnh biên giới của Trung Quốc; tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, khuyến khích các dự án đầu tư lớn trong nước và ngoài nước; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hội nhập sâu rộng.
Cho ý kiến đối với kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng nêu rõ, tiếp tục chú trọng làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực. Về phát triển hạ tầng, Thủ tướng giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư tập hợp ý kiến, báo cáo Chính phủ. Các địa phương cần tiếp tục có ý chí, khát vọng, quyết tâm vươn lên, phát huy trí tuệ từng cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
* Sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ trung tâm tỉnh Yên Bái; dâng hương tưởng niệm và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích lịch sử quốc gia mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (năm 1930).
* Trước đó, chiều 23-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm các gia đình chính sách, người có công tại TP Yên Bái: bà Đoàn Thị Ngân, sinh năm 1940, vợ liệt sĩ; ông Phạm Văn Tín, sinh năm 1950, thương binh hạng 1/4.
Theo NDĐT
Người chết, mất tích, nhà cửa bị cuốn trôi do mưa lũ các tỉnh phía Bắc
Mưa lũ dông sét tại các tỉnh miền núi phía Bắc tính đến 18h ngày 25/6 đã làm 5 người chết và mất tích, nhiều nhà cửa bị cuốn trôi. Thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Thông tin mới nhất tình hình thiệt hại do mưa lũtại một số tỉnh vùng núi phía Bắc, báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lai Châu và Lào Cai, Điện Biên tình hình thiệt hại do mưa lũ, dông sét tính đến 18h ngày 25/6 cho biết, mưa lũ đã làm 5 người chết và mất tích (Lai Châu 4 người do lũ cuốn, Điện Biên 1 người do sét đánh).
Cụ thể, 1 người chết tại xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè Lai Châu do lũ cuốn trôi là Lường Văn Kiên sinh năm 1986 quê quán: xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Ba người mất tích ở Lai Châu do lũ cuốn trôi gồm Bùi Văn Tâm (sinh năm 1973 quê quán: xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên); Nguyễn Văn Thuyên (sinh năm 1981 quê quán: xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội ) và Chìn Mé Út (2 tuổi trú tại bản Pa Cheo, xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn).
Cầu treo duy nhất vào xã Bản Hồ bị lũ quét đánh sập hoàn toàn. Ảnh: Nhân dân
Mưa lũ đã khiến 7 nhà cuốn trôi, 27 nhà di dời khẩn cấp, 24 nhà bị ngập; thiệt hại 66 ha lúa và hoa màu, 500 con gia súc, gia cầm, 3,2ha ao cá. Đồng thời, khiến 1 cầu treo đứt cáp huyện Sa Pa Lào Cai; 2 cầu bê tông bị cuốn trôi Lai Châu, một số tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng; 4 công trình thủy lợi bị cuốn trôi, vùi lấp; 5 máy xúc, 2 ô tô tải bị cuốn trôi tại Lai Châu. Tổng thiệt hại ước tính hơn 26,3 tỷ đồng.
Để khắc phục hậu quả do mưa lũ, ngày 25/6, huyện Mường Tè tiếp tục huy động hơn 100 người gồm công an, bộ đội, dân quân, biên phòng tổ chức tìm kiếm 2 công nhân hiện còn mất tích và hỗ trợ bà con di chuyển tài sản đến nơi an toàn. Đối với những hộ dân đang cô lập vì cầu sập, trục đường vào bản đang bị cắt thành 3 đoạn, giải pháp được đưa ra lúc này là phải nhanh chóng tiếp cận để vận chuyển lương thực, thực phẩm cho bà con.
Để chủ động ứng phó với diễn biến mưa lũ bất thường, cực đoan có thể xảy ra trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ƯPSC,TT và TKCN đã có công điện số 04/CĐ-TW hồi 13h00 ngày 24/6/2019 chỉ đạo các tỉnh miền núi phía Bắc và các Bộ, ngành triển khai các biện pháp ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất và các tình huống bất thường.
Khẩn trương chỉ đạo ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ; tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, mai táng người bị thiệt mạng; hỗ trợ chỗ ở, lương thực, thực phẩm, không để người dân bị đói, khát.
Tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ trượt lở đất, lũ quét để chủ động sơ tán, di dời dân cư đảm bảo an toàn. Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa; bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu, nước chảy xiết, các ngầm, tràn, hạn chế thiệt hại do mưa lũ, nhất là đảm bảo an toàn cho học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019.
Rà soát, kiểm tra, vận hành đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập; khắc phục nhanh các sự cố sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ, trục giao thông chính; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.
Theo nhận định của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong những ngày tới hiện tượng thời tiết nắng nóng vào ban ngày và mưa kèm dông, lốc, sét vào ban đêm có thể diễn ra tại các khu vực trên cả nước. Để chủ động ứng phó có hiệu quả, các tỉnh, thành phố cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng ngừa và kỹ năng ứng phó với dông lốc, sét, mưa đá để giảm thiểu thiệt hại.
Hải Ninh
Theo Kienthuc
Thi THPT quốc gia: Các tỉnh miền núi sẵn sàng ứng phó với mưa lũ Trước nguy cơ xảy ra lũ quét, sạc lở đất, các tỉnh miền núi phía Bắc đã có nhiều phương án để hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh như bố trí phương tiện đưa đón, khu ăn ở tập trung... Thí sinh Hà Giang lội nước đến điểm thi trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2018. (Ảnh: TTXVN) Theo...