Tiết lộ vật thể khủng khiếp có thể “cuốn bay” Trái Đất
Một loại vật thể ma quái đến từ nơi khởi đầu của vũ trụ đã lao qua vùng lân cận chúng ta ít nhất 1 lần, mỗi thập kỷ.
Một nghiên cứu mới từ Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Vật lý hạt nhân Santa Cruz và Trường Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) cho thấy các lỗ đen nguyên thủy (PBH), vật thể vô hình từ bình minh vũ trụ, có thể đã khiến nhiều hành tinh và mặt trăng quanh chúng ta chao đảo.
Ảnh đồ họa mô tả “vật thể từ giây đầu tiên của vũ trụ” tiếp cận một hành tinh giống địa cầu. Tuy nhiên, sự thật có thể ôn hòa hơn – Ảnh: PHYSIC WORLD
PBH là một dạng vật thể giả thuyết đã từng được đề cập đến trong khoa học vũ trụ.
Những vùng hấp dẫn cực lớn này có thể đã ra đời trong giây ngay sau Vụ nổ Big Bang, do sự sụp đổ của các vùng không gian nóng và dày đặc.
Tùy vào thời điểm chúng được sinh ra trong khoảng thời gian 1 giây đầu tiên này, PBH có thể có khối lượng từ 1/100.000 chiếc kẹp giấy đến 100.000 lần Mặt Trời.
Tuy nhiên, đa số các nhà khoa học tin rằng phần lớn PBH có khối lượng nằm đâu đó khoảng giữa các tiểu hành tinh Juno hay Eros.
Quan trọng hơn, vật thể ma quái, cổ xưa này chủ yếu làm bằng vật chất tối nên rất khó để nắm bắt.
Theo nghiên cứu mới, tuy chưa ai thu được một bằng chứng trực tiếp về PBH nhưng chúng đã để lộ hành tung khi nhiều lần làm chao đảo các hành tinh và mặt trăng lân cận chúng ta ít nhất 1 lần trong mỗi thập kỷ.
Video đang HOT
Nếu không may một vật thể như thế đi ngang qua Trái Đất, nó sẽ không phá hủy thế giới của chúng ta. Thế nhưng, nó có thể gây ra sự lắc lư, chao đảo khi nó bay ngang qua.
Trong kịch bản xấu nhất, một PBH có thể đủ mạnh và tiếp cận đủ gần trên đường đi để cuốn bay một hành tinh nào đó theo sau nó. Có thể không đủ để hành tinh đó văng mất, nhưng đủ làm thay đổi khoảng cách của nó đối với sao mẹ.
Đối với một hành tinh có sự sống như địa cầu, đó sẽ là tin rất xấu bởi sự thay đổi khoảng cách chắc chắn dẫn đến thay đổi lớn về môi trường, khí hậu.
Rất may, theo tính toàn của các nhà khoa học, xác suất “cuốn bay” là thấp. PBH thường chỉ gây ra một số sự chao đảo tinh tế đối với các hành tinh mà nó tác động.
Sử dụng dữ liệu về vị trí của các hành tinh và mặt trăng nhất định từ cơ sở dữ liệu JPL Horizon của NASA, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng tác động của JPL đối với Thái Dương hệ.
Họ nhận thấy nếu một PBH có khối lượng tiểu hành tinh đi qua khu vực cách Mặt Trời 2 đơn vị thiên văn (gấp đôi khoảng cách Mặt Trời – Trái Đất), thì sau nhiều năm quỹ đạo của các hành tinh và mặt trăng sẽ chao đảo từ 1 inch (2,54 cm) đến vài feet (1 feet = 30,48 cm).
Vì vậy, các nhà khoa học kỳ vọng các cỗ máy như thiết bị NASA đã dùng để đo khoảng cách chính xác cấp độ centimet từ Sao Hỏa đến Trái Đất sẽ cung cấp manh mối quan trọng để xác định các PBH.
Phát hiện ngôi sao nuốt chửng hành tinh, cái kết mà Trái đất cũng sẽ phải đối mặt
Các nhà khoa học cho biết hôm thứ Tư (3/5) rằng họ đã lần đầu tiên quan sát thấy một ngôi sao sắp chết nuốt chửng một hành tinh, đưa ra dự đoán về số phận tương tự của Trái đất trong khoảng 5 tỷ năm nữa.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cho biết, khi Mặt trời nuốt chửng Trái đất, nó sẽ chỉ gây ra một "sự nhiễu loạn nhỏ" so với vụ nổ trong vũ trụ mà họ vừa quan sát thấy.
Mô phỏng một hành tinh lướt qua bề mặt của một ngôi sao. Ảnh: IPAC
Phát hiện "đáng sợ"
Hầu hết các hành tinh được cho là sẽ kết thúc khi ngôi sao chủ của chúng cạn kiệt năng lượng. Khi đó, ngôi sao trong hệ mặt trời đó sẽ biến thành một ngôi sao khổng lồ đỏ và không ngừng mở rộng, nuốt chửng bất cứ thứ gì không may mắn nằm trên đường đi của nó.
Các nhà thiên văn học trước đây đã nhìn thấy các tác động trước và sau của quá trình này, nhưng chưa bao giờ bắt gặp một hành tinh đang bị nuốt chửng.
Kishalay De, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts và là tác giả chính của nghiên cứu mới, cho biết khám phá tình cờ diễn ra giống như một "câu chuyện trinh thám".
Ông nói mình tình cờ bắt gặp một ngôi sao đột nhiên tăng độ sáng hơn 100 lần trong khoảng thời gian 10 ngày trong một nghiên cứu diễn ra cách đây 3 năm. Ngôi sao nằm trong chính Dải Ngân hà của chúng ta, cách Trái đất khoảng 12.000 năm ánh sáng, gần chòm sao Aquila.
Ông De thường tìm kiếm các hệ thống sao đôi, trong đó ngôi sao lớn hơn thường sẽ nuốt chửng bạn đồng hành của nó. Nhưng dữ liệu cho thấy vụ nổ này được bao quanh bởi khí lạnh, cho thấy nó không phải là một hệ thống sao đôi.
Kính viễn vọng không gian hồng ngoại NEOWISE của NASA cũng cho thấy bụi đã bắt đầu bắn ra khỏi khu vực vài tháng trước khi vụ nổ xảy ra. Vụ nổ lần này tạo ra năng lượng ít hơn khoảng 1.000 lần so với sự hợp nhất được quan sát trước đó giữa các ngôi sao.
"Vậy bạn tự hỏi: Cái gì nhỏ hơn 1.000 khối lượng so với một ngôi sao?", ông De vừa hỏi và vừa trả lời. "Nó giống như Sao Mộc".
Nhóm các nhà nghiên cứu từ MIT, Đại học Harvard và Viện Công nghệ California cũng đã xác định rằng hành tinh bị nuốt chửng là một hành tinh khí khổng lồ có khối lượng tương tự Sao Mộc, nhưng ở rất gần ngôi sao của nó.
Trong khi đó kẻ nuốt chửng, khá giống với Mặt trời, đã "ngấu nghiến" hành tinh này trong khoảng thời gian khoảng 100 ngày, bắt đầu bằng cách gặm nhấm các cạnh của nó, khiến bụi bay ra.
Cuối cùng là một vụ nổ ánh sáng xảy ra trong 10 ngày cuối khi hành tinh bị phá hủy hoàn toàn và lao vào bên trong ngôi sao.
Miguel Montarges, một nhà thiên văn học tại Đài quan sát Paris, người không tham gia nghiên cứu, lưu ý rằng ngôi sao nóng hơn hàng nghìn độ so với hành tinh. "Nó giống như bỏ một cục nước đá vào nồi nước đang sôi", ông giải thích.
Một kết cục tương tự cho Trái đất?
Morgan MacLeod, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Harvard và là đồng tác giả của nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, cho biết hầu hết trong số hàng nghìn hành tinh được phát hiện bên ngoài Hệ Mặt trời cho đến nay "cuối cùng sẽ chịu số phận này".
Mô phỏng kết cục một hành tinh giống Trái đất khi bị mặt trời nuốt chửng. Ảnh: IPAC
Tuy nhiên, theo ông, Trái đất rất có thể sẽ kết thúc không phải bằng một tiếng nổ mà là một tiếng thút thít vì nhỏ bé và ít năng lượng hơn.
MacLeod cho biết, khi Mặt trời cạn kiệt năng lượng và phình ra như một quả bóng bay chạm vào Sao Thủy, Sao Kim và Trái đất trong khoảng 5 tỷ năm nữa, chúng sẽ tạo ra "những xáo trộn ít nghiêm trọng hơn", vì các hành tinh đá nhỏ hơn rất nhiều so với các hành tinh khí khổng lồ.
Tuy nhiên, rất có thể loài người hoặc một nền văn minh nào đang thống trị Trái đất khi đó sẽ không phải chứng kiến cảnh tưởng đáng sợ này. Bởi vì, trước khi bị nuốt chửng, "hành tinh xanh" đã "không thể ở được". Bởi vì hàng nghìn năm thậm chí lâu hơn trước khi chết, Mặt trời sẽ làm bốc hơi toàn bộ nước trên hành tinh.
Ryan Lau, một nhà thiên văn học và đồng tác giả nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố: "Sau hàng tỷ năm kéo dài thời gian tồn tại của Hệ Mặt trời của chúng ta, các giai đoạn kết thúc của nó có thể sẽ kết thúc trong một khoảnh khắc cuối cùng chỉ kéo dài vài tháng".
Giờ đây, các nhà thiên văn học đã biết phải tìm kiếm điều gì, họ hy vọng rằng họ sẽ sớm có thể quan sát nhiều hành tinh nữa bị các ngôi sao của chúng nuốt chửng. "Chỉ riêng trong Dải Ngân hà, một hành tinh có thể bị nuốt chửng mỗi năm một lần", ông De cho biết thêm.
Những điều bạn đã bị nói dối về khủng long! Khi bạn nghĩ về khủng long, bạn có thể nghĩ rằng chúng đều rất to lớn. Nhưng đó không phải là trường hợp của tất cả các loài khủng long. Bạn có thể đã nghe nói rằng tất cả khủng long đã bị xóa sổ cách đây 65 triệu năm khi một tiểu hành tinh rộng 15 km đâm vào Trái Đất và...