Tiết lộ mới về hành vi tìm kiếm thức ăn của cá heo
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology đã tiết lộ cách cá heo học các hành vi tìm kiếm thức ăn mới từ các cá heo cùng lứa.
Cá heo có thể sử dụng vỏ rỗng để bắt cá, nhưng chúng học được hành vi này như thế nào?
Nghiên cứu tập trung vào hành vi “bắt cá bằng vỏ rỗng” và là nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra rằng cá heo không chỉ học những phương thức tìm kiếm thức ăn như vậy từ mẹ của chúng mà còn từ những con cá heo khác trong bầy.
Sonja Wild, người thực hiện nghiên cứu này trong quá trình làm tiến sĩ tại Đại học Leeds, đã chia sẻ trong một tuyên bố, “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hành vi tìm kiếm thức ăn ‘bằng vỏ rỗng’ – cá heo bẫy cá trong các vỏ rỗng -phát huy tác dụng lây lan trong bầy đàn giữa các con cùng bầy. Điều này thật đáng ngạc nhiên, vì cá heo và những loài cá voi có răng khác có xu hướng tuân theo hành vi bắt chước ‘thực hiện giống con mẹ’ để học hành vi tìm kiếm thức ăn.”
Bắt cá bằng vỏ rỗng là một trong hai ví dụ về việc sử dụng công cụ để bắt mồi từng được chứng kiến ở cá heo. Nhóm còn lại là một nhóm cá heo ở Vịnh Shark, Tây Úc, chúng sử dụng bọt biển để bắt mồi. Họ đã phát hiện ra hành vi bắt cá bằng vỏ rỗng trong khi thực hiện các cuộc khảo sát bằng thuyền ở Vịnh Shark và trong số 5.300 lần chạm trán cá heo từ năm 2007 đến 2018, 42 lần trong số đó có bắt gặp hành vi bắt cá bằng vỏ rỗng
“Trong quá trình bắt cá bằng vỏ rỗng, cá heo dồn con mồi – thường là cá – vào những cái vỏ rỗng của những động vật chân bụng khổng lồ, nhét mỏ của chúng vào vỏ, nâng vỏ lên trên bề mặt nước và sau đó lắc để dốc hết nước ra khỏi vỏ và cá rơi vào miệng.”, Wild giải thích.
Họ đã phát hiện được 19 cá thể cá heo thực hiện hành vi tìm kiếm thức ăn này nhưng cho rằng có khả năng vẫn còn nhiều cá thể đang thực hành kỹ thuật này nữa bởi vì nó diễn ra rất nhanh, các nhà khoa học không thể phát hiện ra hết được. Nhưng làm thế nào mà cá heo học được kỹ thuật này? Để tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích mạng lưới xã hội của loài và kết luận rằng hành vi bắt cá bằng vỏ rỗng lan truyền chủ yếu qua các nhóm bầy đàn của loài chứ không phải thế hệ, cho thấy cá heo đang học hỏi từ các con đồng lứa, chứ không chỉ từ mẹ chúng.
Michael Krtzen, Đại học Zurich, người khởi xướng nghiên cứu nói: “Thực tế rằng hành vi bắt cá bằng vỏ rỗng được truyền trong các nhóm xã hội của loài, giữa các con cùng bầy, thay vì giữa mẹ và con, đã làm nổi bật những điểm tương đồng giữa Bộ Cá voi [nhóm bao gồm cá heo, cá voi và cá heo chuột] và loài vượn lớn trong cách lan truyền các hành vi sáng tạo. Thật vậy, mặc dù có lịch sử tiến hóa khác nhau và môi trường sống khác nhau nhưng vẫn tồn tại những điểm tương đồng đáng kinh ngạc giữa Bộ Cá voi và loài vượn lớn: cả hai đều là động vật có vú có bộ não lớn, sống lâu với khả năng đổi mới và lan truyền các hành vi văn hóa cao.”
Những ví dụ cho thấy tiến hóa đôi khi cũng 'hà tiện', tận dụng cùng một đặc điểm cho hai loài khác nhau
Đủ tốt rồi thì sao cần phải thay đổi nữa?
Thỉnh thoảng, chọn lọc tự nhiên lại kém "sáng tạo", sử dụng những chiêu trò cũ đã từng xuất hiện trên chặng đường tiến hóa. Quá trình này có tên tiến hóa hội tụ - convergent evolution, nhưng cũng chẳng có gì xấu khi mà những đặc điểm cơ thể, các cấu trúc sinh học đó đủ tốt để được Mẹ Thiên Nhiên vận dụng lại.
Trong tiến hóa, việc đột biến diễn ra ngẫu nhiên nhưng gần như chắc chắn việc chọn lọc tự nhiên không tuân theo quy luật đó. Mỗi một yếu tố mới xuất hiện ở một loài sẽ đi kèm với một loạt những sai lầm tiến hóa của tổ tiên chúng. Việc loài đó có sống sót nổi cuộc sống khắc nghiệt không chính là bài đánh giá xem việc đột biến có lợi hay hại; lợi thì sống mà hại thì cả dòng giống ra đi vĩnh viễn.
Có khi những yếu tố đột biến diễn ra trên hai loài khác nhau về cả không gian và thời gian sống; điều này thường diễn ra khi hai loài bỗng gặp chung hoàn cảnh sống và phải thay đổi để mà thích nghi. Khi điều này xảy ra, lịch sử sinh học sẽ chứng kiến sự hiện diện của hai loài khác nhau nhiều phần nhưng lại giống nhau vài phần.
Dưới đây là những ví dụ cho thấy điều đó:
Cá heo và loài bò sát nước Ichthyosaur
Ichthyosaur
Có hai loài động vật sống dưới nước trông rất đỗi giống nhau là cá heo hiện đại và Ichthyosaur: chúng chính là ví dụ điển hình cho thấy quá trình tiến hóa đưa ra cùng một giải pháp giải quyết khó khăn cuộc sống trên hai loài khác nhau, với một bên là thú có vú còn một bên là bò sát. Chúng đều có các đặc điểm như sinh con, có máu nóng và thậm chí cách thức đánh lừa thiên địch của hai loài cũng giống nhau.
Cá heo hiện đại.
Cá mập và cá heo cũng sẻ chia vài đặc tính của tiến hóa hội tụ, ví dụ như hình tháng thuôn của thân cùng vây hình tam giác.
Đà điểu đầu mào và Corythoraptor
Năm 2017, các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra hóa thạch của một con khủng long kỳ lạ tại miền Nam Trung Quốc, họ đặt tên nó là Corythoraptor jacobsi. Sinh vật tồn tại ở cuối Kỷ Phấn trắng có vẻ ngoài đặc biệt giống loài chim không biết bay sống tại Úc.
Chung có hình dáng cơ thể giống nhau, đều có mào trên đầu - thứ được cho là trợ giúp chúng kiếm bạn tình trong mùa giao phối.
Động vật họ Chó và hổ Tasmania
Hổ Tasmania.
Hổ Tasmania trông giống chó hiện đại một cách đáng ngạc nhiên, trong khi chúng là một loài săn mồi có túi (để con trong túi ngực tương tự như chuột túi và gấu koala), còn động vật họ chó bao gồm những loài thú săn mồi như sói, cáo và các giống chó được thuần hóa.
Đáng ngạc nhiên thay, tổ tiên chung của hai loài trên dạo chơi trên mặt đất từ 160 triệu năm trước, sánh bước cùng khủng long. Dù khoảng cách xa đến vậy, cả hổ Tasmania và họ Chó đều có khung sọ và hình dáng cơ thể na ná nhau.
Một báo cáo khoa học xuất bản năm 2017 chỉ ra rằng vẻ ngoài của chúng " được cho là ví dụ đáng chú ý nhất của tiến hóa hội tụ trên động vật có vú".
Cá Piranha và Piranhamesodon
Hóa thạch gần hoàn thiện của Piranhamesodon pinnatomus.
Hình minh hoạc Piranhamesodon pinnatomus.
Cuối kỷ Jurra (khoảng 150 triệu năm trước), một loài cá rất giống cá Piranha hiện đại xưng bá vùng biển mà ngày nay là miền Nam nước Đức. Có tên Piranhamesodon pinnatomus, chúng là loài cá ăn thịt vây xương cổ xưa nhất, họ hàng hiện đại của chúng bao gồm cá hồi, cá tuyết, ... nhưng lại không có cá Piranha.
P. pinnatomus có hàm răng giống cá Piranha, chúng dùng hàm sắc nhọn chủ yếu để ăn vây của các con cá khác - một bước đi rất khôn ngoan. Ăn thịt các con cá khác, chúng sẽ ngay lập tức tiêu diệt con mồi, nhưng nếu tập trung ăn vây - thứ có thể mọc lại được, Piranhamesodon pinnatomus sẽ có nguồn thức ăn cho cả đời.
Giống linh trưởng cỡ nhỏ
Các bằng chứng khảo cổ cho thấy con người cũng chịu ảnh hưởng của tiến hóa hội tụ. Homo sapien là loài linh trưởng thống trị Trái Đất, nhưng thuở xưa, bề mặt Trái Đất rải rác những giống linh trưởng khác, bao gồm Neanderthal, Denosovan, Homo erectus, Homo naledi và nhiều hơn nữa.
Năm 2004, các nhà khảo cổ làm việc tại vùng đảo Flores phát hiện ra dấu tích của một giống người nhỏ, chỉ cao khoảng hơn 100 centimet, được đặt tên là Homo floresiensis. Năm ngoái, khoa học lại phát hiện ra một giống người nhỏ nữa ở vùng đảo Philippines; họ đặt tên cho những sinh vật này là Homo luzonensis.
Homo floresiensis
Hai giống người "tí hon" này sinh sống trong cùng khoảng thời gian - khoảng 50.000 năm trước, nhưng họ cách xa về mặt địa lý. Vẻ ngoài giống nhau của Homo floresiensis và Homo luzonensis được cho là bằng chứng của quá trình tiến hóa có tên "lùn hóa tại đảo", xuất hiện khi kích cỡ một loài tiêu biến khi lượng tài nguyên hạn hẹp.
Dơi và Ambopteryx
Ambopteryx longibrachium
Những loài như dơi, sóc bay và thằn lằn bay pterosaur đều có cánh màng được căng ra bởi loại xương đặc biệt có tên styliform. Với việc phát hiện ra loài khủng long tí hon Ambopteryx longibrachium hồi năm ngoái, các nhà khoa học có bằng chứng cho thấy khủng long cũng ứng dụng chiến thuật tiến hóa hội tụ để thích nghi với môi trường.
Con khủng long "mỏ vịt"
Khi khoa học phát hiện ra loài khủng long chân thú (chân ba ngón và có xương rỗng) có tên Chilesaurus diegosuarezi, họ gọi nó là loài "thú mỏ vịt" của giới khủng long vì trên cơ thể nó là một loạt các nét đặc trưng của loài khác, y như con thú mỏ vịt mang đặc tính của nhiều loài trên một cơ thể.
C. diegosuarezi là ví dụ điển hình của tiến hóa hội tụ, khi nó ... hội tụ rất nhiều đặc điểm của các loài khác nhau; chúng có chi trước khỏe như Allosaurus, xương chậu giống khủng long hông chim (như Stegosaurus và Ceratopsian), rồi lại có răng, hộp sọ và đặc điểm khuôn mặt giống nhiều loài khủng long khắc.
Nó quả thật là tạo vật kỳ lạ của tiến hóa, chẳng khác thú mỏ vịt của nước Úc.
Cá mập trắng xé xác cá heo ngay trước mũi thuyền Thiết bị bay không người lái hôm 14/6 ghi lại hành vi ăn xác thối của cá mập trắng lớn gần một bãi tắm ở phía nam bang California.