Tiết học ngoài nhà trường: Sở GD-ĐT TP.HCM “ôm sô” địa điểm tổ chức?
Sở GD-ĐT TPHCM giới thiệu đến các trường 3 địa điểm thực hiện tiết học ngoài nhà trường, còn các trường và đơn vị muốn thực hiện riêng phải gửi toàn bộ kế hoạch về Sở trước 30 ngày để chờ “duyệt”.
“Bắt cua bỏ giỏ?”
Trong hướng dẫn “Tiết học ngoài nhà trường” năm học 2018 – 2019 gửi các đơn vị giáo dục của Sở GD-ĐT TPHCM chỉ đích danh 3 địa điểm để tổ chức tiết học ngoài nhà trường gồm: Thảo Cầm Viên, khu Sinh thái Về Quê – Củ Chi, khu Nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi. Tại các địa điểm, Sở cũng hướng dẫn, gợi ý các chủ đề cụ thể.
Học sinh Trường THPT Đào Duy Anh, TPHCM trong giờ học trải nghiệm tại một cơ sở gốm sứ
Trong đoạn lưu ý, văn bản này ghi: “Các trường THCS – THPT và các đơn vị lữ hành muốn thực hiện riêng các chương trình Tiết học ngoài nhà trường, các hoạt động trải nghiệm có nội dung liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và có xây dựng phương án kiểm tra đánh giá phải gửi toàn bộ chương trình, kế hoạch thực hiện, nội dung hoạt động và lực lượng tham gia và bài kiểm tra đánh giá về phòng Trung học trước 30 ngày làm việc”.
Theo ý kiến của quản lý nhiều trường, việc tổ chức tiết học ngoài giờ không quá phức tạp, Sở chỉ nên ra hướng dẫn chung và để các trường chủ động thực hiện, chọn địa điểm tổ chức. Trong quá trình dạy học, giáo viên, các tổ bộ môn sẽ nắm rõ nhất việc cần thực hiện giờ học ngoài nhà trường như thế nào cho phù hợp với tiếp nhận của học sinh, điều kiện của trường mình.
Việc Sở “chốt” 3 địa điểm, các trường muốn thực hiện riêng phải chờ 30 ngày để duyệt giống, theo quản lý một số trường không khác nào “bắt cua bỏ giỏ”, Sở muốn nắm độc quyền trong việc tổ chức hoạt động này, các trường mất quyền chủ động. Nhất là ở TPHCM, không thiếu những nơi hữu ích để học sinh học trải nghiệm với việc thuận tiện đi lại, giảm được chi phí, công sức… để nhiều trường ngược đường không phải “bơi” về tận Củ Chi hay Q.1.
Đại diện Trường THPT Nguyễn Văn Linh cho hay, việc Sở chỉ giới thiệu 3 địa điểm để tổ chức tiết học ngoài nhà trường ít nhiều gây khó khăn cho các trường. Cần có nhiều địa điểm hơn giúp các trường có nhiều lựa chọn, thuận lợi trong việc tổ chức.
Video đang HOT
Tham gia tự nguyện
Trước phản ánh của các quản lý về vấn đề này, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, việc dạy học trải nghiệm khác với tổ chức chuyên đề giáo dục, ngoại khóa. Đây là hoạt động chuyên môn, phải tuân thủ theo trình tự cụ thể, có kiểm tra, lấy điểm đánh giá kết quả học. Đây không phải là một hoạt động tự phát, thế nên các trường cần xây dựng, tổ chức và gửi về Sở trước 30 ngày.
TPHCM đang tăng cường việc học gắn liền với trải nghiệm, thực tế
Về thắc mắc, tại sao Sở chỉ giới thiệu 3 địa điểm, có phải Sở độc quyền trong hoạt động này, ông Đỗ Minh Hoàng cho biết đến thời điểm này, chương trình của ba đơn vị nói trên đã được Sở thẩm định phù hợp, có kinh nghiệm và Sở giới thiệu để các trường lựa chọn.
Hiện cũng có nhiều đơn vị đã xây dựng chương trình tương tự, đang được các hội đồng bộ môn liên quan thẩm định như: Vietopia, Đầm Sen, khu du lịch sinh thái Hồ Mây, một đơn vị chuyên tổ chức hoạt động trải nghiệm của Singapore… Sau khi thẩm định, Sở sẽ tiếp tục giới thiệu cho các trường.
Ông Đỗ Minh Hoàng cũng khẳng định, việc tổ chức tiết học ngoài nhà trường không phải là hoạt động bắt buộc. Các trường có thể không tổ chức hoặc học sinh có quyền chọn không tham gia. Trong trường hợp đó, trường sẽ tổ chức dạy tại lớp, kiểm tra tính điểm như bình thường.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, Sở ủng hộ và hoan nghênh các trường tự chủ trong xây dựng tiết học ngoài nhà trường. Khi tổ chức, các tường cần chủ động tìm hiểu, đủ điều kiện, an toàn, hiệu quả, không thể khoán trắng cho đơn vị phối hợp thực hiện. Sở khuyến khích các trường, các giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy thì không có lý do gì mà Sở độc quyền.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Băn khoăn chương trình ngoại khóa do Sở GD-ĐT chỉ định
Nhiều lãnh đạo phòng giáo dục và các trường phản ứng với văn bản của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc thực hiện chương trình tiết học ngoài nhà trường vì cho rằng Sở không nhất thiết phải triển khai các chương trình mang tính 'định hướng' như vậy.
Học sinh một trường THCS tại Q.1 (TP.HCM) tham gia tiết học ngoại khóa do nhà trường tự tổ chức - BẢO CHÂU
Toàn TP phải cùng tham gia 3 chương trình ?
Theo văn bản này, trong năm học 2018 - 2019, Sở GD-ĐT triển khai 3 chương trình học tập trải nghiệm tiết học ngoài nhà trường.
Đó là chương trình tại Thảo Cầm Viên với 20 chủ đề từ lớp 6 đến lớp 12 của bộ môn sinh học, nông nghiệp. Chương trình thứ 2 là học trải nghiệm và ngoại khóa tại khu sinh thái Về quê - Củ Chi cũng dành cho môn sinh học, nghề nông nghiệp. Ở chương trình này, sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập, học sinh sẽ tham gia trải nghiệm với hoạt động cấy lúa bậc thang, thu hoạch nông sản, rèn kỹ năng... Chương trình thứ 3 mang tên Nông nghiệp 4.0 tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi xây dựng trên cơ sở nội dung học tập trải nghiệm bộ môn sinh học và nông nghiệp với định hướng giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán). Khi tham gia, học sinh sẽ được trải nghiệm, nghiên cứu về công nghệ nuôi cấy mô thực vật, công nghệ nông nghiệp tự động, kỹ thuật trồng nông sản trên các giá thể...
Trong văn bản Sở gửi đến phòng giáo dục 24 quận, huyện và khoảng 100 trường THPT có ghi đây là chương trình được xây dựng trong kế hoạch năm học của nhà trường, khuyến khích các trường thực hiện và đề nghị các đơn vị đăng ký chương trình trên cổng thông tin của Sở.
Trước quy định này, hiệu trưởng một trường THCS tại Q.Tân Phú nói: "Những địa điểm này, học sinh trường chúng tôi đã đến tham quan và tìm hiểu nên không có gì mới để phải tổ chức thêm một lần nữa. Đây là hoạt động cần phương tiện di chuyển, vé vào cổng... nên phụ huynh phải đóng góp kinh phí. Như vậy chương trình phải tạo sự hứng thú, có khám phá mới thì phụ huynh mới đồng ý cho con em tham gia".
Một số giáo viên ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè cho biết muốn tổ chức tiết học trải nghiệm cho học sinh, giáo viên có thể tận dụng những khu sinh thái ở khu vực này mà vẫn đảm bảo kiến thức về sinh học, nông nghiệp chứ không phải sang Q.1 hay H.Củ Chi, bất tiện vì quá xa.
Các trường có gặp khó khăn với chương trình riêng ?
Một trưởng phòng giáo dục còn thông tin, với văn bản triển khai này, hiệu trưởng một trường THCS nói rằng: "Chúng tôi có cảm giác phải thực hiện theo các chương trình định hướng của Sở, còn nếu muốn tổ chức chương trình riêng sẽ phải hoàn tất các thủ tục rất nhiêu khê".
Có suy nghĩ này là vì khi triển khai văn bản, Sở lưu ý các trường muốn thực hiện riêng các tiết học ngoài nhà trường, phải gửi toàn bộ chương trình, kế hoạch thực hiện và nội dung hoạt động, lực lượng tham gia và phương án kiểm tra đánh giá về phòng Trung học của Sở trước 30 ngày. Từ đó, vị hiệu trưởng này nói rằng tiết học ngoài nhà trường là hoạt động nằm trong nội dung giảng dạy, Sở nên để các trường chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chứ không thể ép buộc và cấp "giấy phép con" như vậy.
Giải thích điều này, lãnh đạo Sở nói rằng 3 địa điểm mà Sở gợi ý là những đơn vị sẵn sàng phối hợp với Sở và đã có nhiều cuộc họp thống nhất về nội dung gắn với chương trình. Tuy nhiên, các trường có thể xây dựng tiết học ngoài nhà trường ở bất kỳ địa điểm nào nhưng phải gắn với chương trình giáo dục và các trường xây dựng kế hoạch gửi về Sở để xem xét.
Theo lãnh đạo Sở thì đây là một kế hoạch học tập, phải có từ đầu năm học, nhà trường phải xây dựng tiết học đó cụ thể như ai lên lớp, ai dạy, số học sinh không tham gia thì được trải nghiệm, học tập tại chỗ như thế nào, quản lý học sinh ra sao và kiểm tra đánh giá như thế nào? Nếu các trường làm quen rồi thì Sở sẽ không can thiệp nhiều nhưng nếu lần đầu tổ chức thì kế hoạch đó phải được thẩm định và các phòng chuyên môn hỗ trợ. Thời gian quy định báo cáo trước 30 ngày là để có sự chuẩn bị chu đáo do gần đây phụ huynh học sinh phản ánh việc các trường tổ chức tiết học này theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa", học sinh chưa nắm được nội dung kiến thức bài học...
Sau 10 ngày nhận được kế hoạch Sở sẽ góp ý và trả lời ngay để các trường có sự chuẩn bị hoặc bổ sung để đảm bảo mục tiêu là tiết học gắn với nội dung chương trình, có kiểm tra đánh giá và báo cáo kết quả với Sở, với Phòng GD và phụ huynh học sinh.
Tuy nhiên, hiệu trưởng các trường vẫn cho rằng giáo viên, nhà trường sẽ là người hiểu rõ nhất học sinh mình cần gì, khả năng tiếp nhận ra sao mà có tiết học phù hợp nhất. Còn Sở chỉ cần đưa ra chủ trương và yêu cầu các trường thực hiện đúng quy định, mục đích chứ không nên "định hướng hay gợi ý" như vậy.
Theo thanhnien
TPHCM: Hơn 84% phụ huynh đồng ý đề án Sữa học đường Theo thông tin của Sở GD-ĐT TPHCM, Sở đã lấy ý kiến khảo sát về đề án Sữa học đường với tỷ lệ phụ huynh đồng tình cho con uống sữa tại trường 5 ngày/tuần là 84,4%. Ảnh minh họa Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, để đánh giá tính khách quan và mức độ đồng thuận của cha mẹ học sinh, từ...